Khán giả trung thành nói gì về Thư giãn cuối tuần?
Mặc dù nhu cầu có một món ăn giải trí ngon vào cuối tuần là điều không thể thiếu, nhưng phần đông ý kiến cho rằng nhà đài nên xem xét lại cách truyền tải tiếng cười đến người xem.
VTC News khảo sát ý kiến của một số khán giả tiêu biểu, những người rất mê hài và từng hoặc hiện vẫn là fan của cả Gặp nhau cuối tuần lẫn phiên bản hiện nay – Thư giãn cuối tuần.
Khán giả Tiến Cường (Phùng Hưng – Hà Nội).
Khán giả Tiến Cường (Phùng Hưng – Hà Nội): “Tôi rất hay xem chương trình Thư giãn cuối tuần, nhưng không thích cái cách tác giả kịch bản làm thái quá những chi tiết có thể gây cười.
Tôi thấy chương trình Táo quân cuối năm cũng giễu nhại những sự kiện ở nhiều lĩnh vực chúng ta làm chưa tốt, những điểm nóng khiến dư luận bất bình lên tiếng, nhằm rút ra bài học sau tiếng cười, nhưng ở “ Copy và bơm vá” này sự giễu nhại được đẩy lên hơi thái quá, nhất là ở những chi tiết tục tĩu nên hơi thô.
Khán giả bây giờ họ thông minh lắm, cứ nói ẩn dụ, úp mở họ cũng hiểu, đâu cứ phải nói toẹt ra một cách thô thiển thì họ mới hiểu và mới cười đâu.
Tôi còn nhớ ngày xưa khi đi học, bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam có câu “Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm…” đã làm khối đứa đỏ mặt rồi nghĩ bậy bạ, mà giờ những từ đó lại được dùng một cách tự nhiên hết sức, không cần che đậy, ý tứ gì nữa, nên tôi nghĩ nếu còn muốn chương trình hấp dẫn người xem thì nhà đài nên xem xét lại cách viết kịch bản cho chương trình”.
Khán giả trẻ Thanh Hoa (Hoàng Mai – Hà Nội) nói: “Mình mới lấy chồng, chồng đi làm xa cuối tuần mới về nên cả nhà hay quây quần ngồi xem tivi, đôi khi hai vợ chồng xem cùng bố mẹ chồng đến những đoạn hơi tục tĩu cũng thấy ngượng.
Lúc mới đầu mình thích xem Thư giãn cuối tuần lắm, nhất là mục Hỏi xoáy đáp xoay có anh Cù Trọng Xoay trả lời, nhìn khuôn mặt của anh đã thấy sự hài hước. Nhưng càng về sau nhất là khi người khác vào thay thì càng thấy hơi nhạt, cách trả lời cũng kiểu như không nghĩ ra cái gì logic mà hài hước nên cứ ép cho nó vần để chọc cười, nên thành ra không được hay như trước.
Tivi bây giờ ít chương trình hài, muốn xem hay phải mua đĩa, mà thực ra các nghệ sĩ hài làm đĩa bán cũng tục tĩu lắm, kể cả các nghệ sĩ tên tuổi lớn. Đĩa hài nhưng toàn đưa cái nhạy cảm cả nam nữ, vợ chồng vào để gây cười, gây tò mò, mấy lần xem mà đỏ cả mặt, có trẻ em ở đó còn không biết giải thích như thế nào để chúng nó hiểu.
Trong bối cảnh đó, mọi người ai cũng háo hức xem Thư giãn cuối tuần cho có được những khoảnh khắc giải trí vui vẻ, mong rằng nhà sản xuất viết ra nhiều kịch bản hay hơn, gây cười mà không phản cảm”.
Trên các diễn đàn, chủ đề Thư giãn cuối tuần cũng thu hút không ít ý kiến của các thành viên tham gia. Trên một diễn đàn khá lớn, nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra bất bình khi đây là chương trình được chiếu vào cuối tuần, không chỉ bố mẹ, ông bà mà các con cũng rất hay xem, nhất là mục “Hỏi xoáy đáp xoay” với những cách giải thích hài hước và lý thú. Nhưng đôi khi cách giải thích trở nên bất hợp lý đến mức nhiều người tức anh ách.
Chủ đề Thư giãn cuối tuần được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn
Video đang HOT
Một độc giả bày tỏ bức xúc
“Mình cũng rất khó chịu khi xem chương trình này, đặc biệt là “hỏi xoáy đáp xoay” – phiên bản 2, nhảm nhí hết mức. Cụ thể, thứ 7 tuần vừa rồi Xuân BẮc hỏi: tại sao lại gọi là đám ma, được giải thích đại loại là vì đi đưa tiễn 1 ma là 1 đám người mà tất cả những người này sau cũng thành ma nên gọi là đám ma(!)…
Tuần trước nữa cũng tương tự như vậy, vừa xem vừa thấy tức anh ách, tại sao đài TW lại có thể phát sóng … được chứ? Mình nghĩ Đài truyền hình nên tắt chương trình này đi, vì trẻ con nó xem rồi nó nhớ, dần dần, các suy nghĩ cách hành xử cứ theo đà này thì loạn hết”.
Hay có độc giả gay gắt cho rằng “Từ bơm vá đến hỏi xoáy, đáp xoay… toàn kiểu văn hóa lề đường. Có nhiều cách để lên án, vạch trần những thói xấu ở đời một cách thâm thúy, sao nhà Đài cứ thích copy y chang rùi ấn lên màn ảnh bắt khán giả phải chịu đựng?”.
Khán giả Nguyễn Văn Chung (Mê Linh – Hà Nội)
Bên cạnh sự chỉ trích, khán giả Nguyễn Văn Chung (Mê Linh – Hà Nội)cho rằng, cũng nên thông cảm với nhà đài: “Mình thấy việc viết kịch bản cho phim hài không đơn giản như mọi người nghĩ.
Vì có thể một câu nói hay câu chuyện ngoài đời thực thì rất buồn cười, nhưng khi chuyển qua văn phong để lên sóng quốc gia thì lại không được y chang như thế, mà phải thay đổi đi, nên có thể không còn hay như bản chất sự việc ngoài đời thực được.
Hơn nữa lịch phát sóng như vậy, thì cũng phải đến lúc cạn ý tưởng chứ, có phải cứ thích là chọc cười khán giả được đâu, đó cũng là cái khó của nhà đài, giá như làm ít thôi nhưng chất lượng hơn thì có lẽ khán giả sẽ thích hơn.
Là khán giả ai cũng thích có những phút giây giải trí bên cạnh công việc căng thẳng cả tuần, nhưng đài truyền hình cũng nên xem xét đến yếu tố văn hóa phía sau, nhất là ngôn ngữ và cách truyền tải, đừng để người xem cảm thấy mình bị thiếu tôn trọng”.
Khán giả tên Luyến (Bạch Đằng – Hà Nội) đồng quan điểm: “Giờ có nhiều kênh để xem quá, chiếu liên tục suốt ngày đêm nên chắc cũng phải có cái thế nọ có cái thế kia. Tôi già rồi, lại ở có một mình, nên ôm cái tivi suốt, cũng hay xem Thư giãn cuối tuần, tôi thấy chương trình xem cũng được. Toàn diễn viên hài nổi tiếng, đôi khi đưa những cái bất cập ngoài xã hội vào nhưng chắc lên sóng nó phải như vậy chứ không nói như ngoài đời thường được.
Nhưng tôi nghĩ những nghệ sĩ già quá thì đừng cho họ đóng những vai như hôm diễn viên Trần Hạnh đóng, thấy tội lắm mà cũng không buồn cười. Nếu chương trình hay hơn được thì là cái tốt, còn không thì cũng không nên khắt khe quá”.
Trước những ý kiến về chương trình giải trí Thư giãn cuối tuần, nhà viết kịch Chu Thơm cho rằng:
Nhà viết kịch Chu Thơm
“Nguyên nhân dẫn tới tình trạng dư luận lên án này là do kịch bản hài bây giờ quá yếu kém. Nếu như hề chèo ngày xưa mang cái thâm thúy sau tiếng cười thì hài bây giờ không được như vậy nữa. Đôi khi chỉ vì muốn gây tiếng cười mà người ta nghĩ ra đủ trò, từ dung tục đến phản văn hóa.
Lẽ ra từ cái cười tục các nhà viết kịch bản phải giảm nó xuống thành tiếng cười thanh thì ở đây các anh lại đi làm ngược lại, từ thanh mà làm thành tục, khiến cho tiếng cười mất đi yếu tố thâm thúy, người xem chỉ còn thấy sự tục tĩu khó chịu.
Nên nhớ là một câu nói đau hay tục tĩu còn hơn cả một cái chổi ném vào mặt người khác, phải làm sao dung hòa được cả hai yếu tố hài hước và văn hóa.
Việc nhà đài làm một chương trình giải trí thư giãn cho khán giả vào cuối tuần là rất đáng hoan nghênh, rất cần thiết, nhưng có lẽ nên xem xét lại cách truyền tải thông điệp và tiếng cười đến với người xem.
Nếu khắc phục được những điều này thì khán giả mới có thể mặn mà với những chương trình hài được”.
Theo VTC
Nghệ sĩ hài Tự Long: Kịch bản hài còn "ăn đong"
Khi quay tiểu phẩm số 92, anh nghĩ saoing câu từ vẻ không được hay lắm khi cứ nhắc đi nhắc lại chuyện nhạy cảm?
- Đúng là khi quay tiểu phẩm này, tất cả đều lăn tăn, đắn đo nhưng sau đó vẫn thống nhất vẫn làm theo kịch bản. Còn đứng về góc độ của người diễn viên, đôi khi tôi cũngng ý kiến,ng góp ý rằng vấn đề đó nghe vẻ không được ổn lắm. Tất nhiên bây giờ sự việc xảy ra rồi thì không nên đổ lỗi cho nhau. Diễn viên không nên đổ lỗi cho ông đạo diễn, ông đạo diễn không nên đổ cho tổ biên tập vì như thế là nói quẩn, nói quanh.
Tự Long (trái) và bạn diễn thân thiết Công Lý.
Theo anh, khi một tiểu phẩm không hay được đưa lên, thì người chịu trách nhiệm đầu tiên và bị chỉ trích nhiều nhất phải là diễn viên?
- Đấy là điều đương nhiên rồi. Người diễn viên luôn phải hứng chịung búa rìu dư luận, bởi khán giả sẽ không cần biết đến ai làm đạo diễn, không biết ông biên tập là ai... Khán giả chỉ cần nhìn thấyng khuôn mặt như Công Lý, Tự Long, Trần Hạnh là chỉ trích rằng các ông làm như thế là không được, nói như thế là phản cảm, phản giáo dục.
Rất nhiều khán giả chê trách về chương trình đang ngàng "đói kịch bản, là người trực tiếp tham gia làm, anh nghĩ sao về điều này?
- Kịch bản đang là một vấn nạn đốiing người làm truyền hình, kể cả làm sân khấu. Còn ở chương trình n hiện nay giống như kiểu đi ăn đong. Cóng sản phẩm khi được làm nhanh thì khó thể mang lại một chất lượng tốt.
Ngày xưa khi làm Gặp nhau cuốn hay Gặp nhau cuối năm luôn một bộ phận phục vụ riêng,ng cây bút chuyên để phục vụ chong chương trìnhi đó. Nhưng bây giờ không còn được như thế, nên khâu kịch bản trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại ở chương trình n sản xuất liên tục, mỗn một số nên khâu chuẩn bị kịch bản quá gấp rút. Cóng đề tài mang tính thời sự xem rất hay khi đưa lên được khán giả đón nhận nồng nhiệt, nhưngng đề tài vì ăn đong mà không tránh khỏing thiếu sót,ng hạt sạn trong tiểu phẩm đó.
Như anh nói thì vì thời lượng phát sóng liên tục nên dẫn đến thiếu kịch bản hay. Vậy nên chăng rút bớt thời lượng phát sóng?
- Đấy cũng là điều tôi nghĩ và chính VTV cũng nhìn thấy điều đó và đang trong quá trình đổi mới format, tìm hướng đi khác cho n. Như đ nói ở trên, trước đây mỗi đạo diễn chịu trách nhiệm một mảng màu, một đề tài khác nhau. Nhưng bây giờ dồn lại cho một đến hai đạo diễn làm nênng hạn chế về mặt chương trình, kém phong phú, đa dạng về mặt nội dung.
Một điều nữa là mỗi tiểu phẩm được đưa vào quá nhiều vấn đề của x hội, khiến kịch bản trở nên nặng nề. Hoặcng sự kiện nóng, đang nổi của x hội vừa xảy ra khi đưa vào kịch bản nếu được phát sóng ngay giống như bài báo đưa lên luôn thì không gì phải bàn, nhưng đốii truyền hình han sau mới phát sóng thì sự việc thể xảy ra theo chiều hướng khác mất rồi.
Xin cảm ơn anh!
Diễn viêni Trà My: Kịch bản quá non
Kịch bản thiếu sự hấp dẫn rất nhiều nguyên nhân, đầu tiên phải nói đến là tác giả của kịch bản viết quá nhiều, một câu chuyện của tiểu phẩm này thể lại được tác giả gắp sang tiểu phẩm khác...
Bên cạnh đó, kinh nghiệm của người viết đôi khi không nhiều,ng câu chuyện cười ngoài đời kểi nhau thì cười như nắc nẻ nhưng khi vào kịch bản đôi khi nặn mi mà diễn cũng không thể cười được, vì thế mà dẫn đến sự nhàm chán và lặp lại, ví dụ như n.
Nghệ Minh Vượng: Không chạy theo tiếng cười rẻ tiền
Đây là một nghề làm dâu trăm họ, mỗi nghệ phải chịu trách nhiệm trước công chúng tác phẩm của mình đ làm mà không đơn thuần chỉ vì tiền. Bản thân tôi nếu nhận được kịch bản bao giờ tôi cũng đọc rất kỹ.
Kịch bản ngắn hay dài, vui hay buồn, tôi đều đưa tinh thần trách nhiệm của người nghệ lênng đầu để làm sao thể lấy đượcng giọt nước mắt, nụ cười phấn khởi của khán giả. Tôi quan niệm mình như một người nấu ăn, phảing món ăn tinh thần thật trong sạch, chứ tôi không thể chạy theo tiếng cười rẻ tiền.
Theo Dât
"Thư giãn cuối tuần" ngày càng tục! "Thư giãn cuối tuần" sau gần 100 số phát sóng cho thấy một điều: Kịch bản hài ngày càng dễ dãi và thiếu sức hấp dẫn. Thậm chí trong mấy số gần đây, có nhiều tiểu phẩm thể hiện sự tục tĩu đến mức phản cảm. Chọc cười kiểu "ăn xổi" Những người thường xuyên theo dõi "Thư giãn cuối tuần" có cảm...