Khán giả bình phim Việt: Vì sao diễn viên hay bị ‘ném đá’ vô tội vạ?
Nhiều diễn viên từ vai chính diện đến phản diện trong các phim truyền hình phát sóng gần đây thường xuyên bị khán giả ‘ném đá’ một cách vô tội vạ khiến tôi cảm thấy khá bức xúc.
Những bộ phim như Trạm cứu hộ trái tim, Mình yêu nhau, bình yên thôi, Người một nhà… phát sóng gần đây đều có những diễn viên bị “ném đá” vì diễn xuất quá đạt. Những diễn viên như Vân Dung, Lương Thu Trang, Quang Sự đã nhận về nhiều lời chỉ trích vì hóa thân xuất sắc vào các nhân vật có tính cách phức tạp.
Đặc biệt, các diễn viên đóng chính như Hồng Diễm và Việt Hoa, chỉ vì vai diễn của họ không làm “vừa lòng” khán giả, đã phải đối mặt với làn sóng tấn công dữ dội trên trang cá nhân hoặc trên các diễn đàn phim. Chưa hết, nhiều người còn “soi” vào sắc vóc của nghệ sĩ để “dìm hàng” họ chỉ vì ghét nhân vật.
Lương Thu Trang và Quang Sự bị “ném đá” chỉ vì ghét nhân vật. Chụp màn hình
Tôi còn nhớ trước đó có phim Chúng ta của 8 năm sau, có trường hợp của Cù Thị Trà và B Trần là một minh chứng rõ ràng cho hiện tượng này. Cù Thị Trà với vai tiểu tam Anh Thu và B Trần, với vai “bad boy” Tùng đã nhận những lời dọa đánh và ném đá không thương tiếc ngoài đời. Điều này cho thấy một số khán giả không thể phân biệt giữa diễn viên và nhân vật họ thể hiện.
Diễn viên là những người nghệ sĩ, họ có nhiệm vụ hóa thân vào các nhân vật và thể hiện cảm xúc, tính cách của nhân vật đó theo kịch bản và sự chỉ đạo của đạo diễn. Vai diễn không phản ánh con người thật của diễn viên, mà chỉ là một phần công việc của họ. Sự thù ghét và tấn công diễn viên vì vai diễn của họ là một hành động không công bằng và vô lý.
Hồng Diễm cũng bị “soi” nhan sắc và chỉ trích cách chọn vai diễn chỉ vì vai chính trong Trạm cứu hộ trái tim. Chụp màn hình
Biên kịch và đạo diễn là những người xây dựng nên câu chuyện, phát triển tính cách và đường dây tâm lý của nhân vật. Diễn viên chỉ là người truyền tải những gì được “vẽ” ra, họ không có quyền thay đổi kịch bản hay tính cách nhân vật. Việc của họ là làm tốt vai trò của mình, khiến khán giả cảm thấy nhân vật đó sống động và thực tế, là một điều đáng được ghi nhận và tôn vinh, chứ không phải bị lên án.
Video đang HOT
Một trong những yếu tố quan trọng của nghệ thuật diễn xuất là khả năng làm cho khán giả cảm nhận được cảm xúc và tính cách của nhân vật. Khi một diễn viên thành công trong việc này, dù có bị “ghét cay ghét đắng” thì điều đó có nghĩa là họ đã hoàn thành xuất sắc công việc của mình. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là sự xuất sắc này đôi khi lại bị hiểu nhầm và dẫn đến những phản ứng tiêu cực từ phía khán giả.
Nhiều khán giả còn “đánh hội đồng” cả diễn viên trên trang cá nhân như Quang Sự chỉ vì anh diễn đạt vai phản diện. Chụp màn hình
Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của các diễn viên, mà còn tạo ra một môi trường làm việc không lành mạnh trong ngành công nghiệp giải trí. Sự tấn công và chỉ trích vô lý có thể khiến diễn viên mất đi động lực và niềm đam mê với nghề. Hơn nữa, nó còn gây ra áp lực và căng thẳng không cần thiết, ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự thay đổi từ cả hai phía: khán giả và ngành công nghiệp giải trí. Khán giả cần phải hiểu rõ và phân biệt giữa nhân vật và diễn viên, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối với công việc của diễn viên. Ngành công nghiệp giải trí cần tạo ra những chiến dịch nâng cao nhận thức, giúp khán giả hiểu rõ hơn về quá trình làm phim và vai trò của diễn viên.
Tóm lại, việc diễn viên bị “ném đá” vô tội vạ chỉ vì làm tốt vai diễn của mình là một hiện tượng đáng buồn và cần phải được chấm dứt. Diễn viên không phải là nhân vật họ đóng, họ chỉ là những người nghệ sĩ mang lại cuộc sống cho những câu chuyện trên màn ảnh. Chúng ta nên tôn trọng và ghi nhận công sức của họ.
"Người một nhà": Bộ phim "chữa lành" chiếm trọn tình cảm của khán giả
Sau hơn 3 tháng lên sóng, bộ phim "Người một nhà" vừa chính thức khép lại vào tối 21/6. Tập cuối với nhiều cung bậc cảm xúc từ niềm vui hạnh phúc đến những giọt nước mắt khi hiểu lầm được hóa giải.
Sau cùng, điều đọng lại sâu đậm nhất đối với khán giả chính là tình cảm anh em trước sau như một của Trí (Duy Hưng) và Tuệ (Tuấn Tú).
T ác phẩm chỉn chu về cả kịch bản lẫn diễn xuất
Lên sóng từ gần cuối tháng 3/2024, "Người một nhà" không phải là một bộ phim có sức hấp dẫn ngay từ đầu bởi không drama, không có "tiểu tam", cũng không quy tụ dàn diễn viên quá mức tên tuổi. Nhưng càng xem, khán giả càng bị cuốn vào những tình huống phim rất đời thường, chân thực.
Tác phẩm của đạo diễn Trịnh Lê Phong về đề tài gia đình, xoay quanh cuộc sống của Trí - Tuệ. Dù là anh em sinh đôi nhưng Trí và Tuệ không hề giống nhau, từ ngoại hình đến tính cách đều khác biệt hoàn toàn. Trong khi Trí có vẻ ngoài khá bặm trợn, tính tình nóng nảy nhưng bản chất lương thiện thì Tuệ lại rất hiền lành, đôi khi còn nhu nhược. Thế nên trong mọi biến cố, Trí luôn là người bảo vệ Tuệ, "dọn dẹp" thậm chí đứng ra chịu trận giúp Tuệ. Vậy nên, Tuệ đối với anh trai vừa là tình ruột thịt, vừa có sự ngưỡng mộ lẫn biết ơn.
Duy Hưng - Tuấn Tú diễn xuất ăn ý
Một biến cố trầm trọng xảy ra khiến hai anh em bị chia cắt. Sau hơn chục năm, khi Tuệ tin rằng mình đã mất anh trai thì Trí lại trở về. Tình cảm anh em giữa Trí và Tuệ được đặt vào thử thách khi hàng loạt biến cố xảy đến với Trí, với gia đình Tuệ. Đó là việc Khanh (Thanh Hương) - vợ Tuệ luôn tỏ rõ sự không hài lòng trước sự xuất hiện của Trí, những tên giang hồ trước đây Trí từng dính líu đến luôn tìm cách để hãm hại anh hay mâu thuẫn bao năm không thể xóa bỏ của Trí - Tuệ với mẹ ruột...
Trải qua nhiều nỗi khổ, nhưng bằng tình cảm anh em trong sáng, chân thành, Trí và Tuệ đã lần lượt vượt qua.
Truyền tải câu chuyện đầy chân phương về tình anh em của những con người với những vết thương lòng và thiếu sót từ thơ ấu, bộ phim "Người một nhà" của đạo diễn Trịnh Lê Phong đã chiếm trọn tình cảm của khán giả, thậm chí nhiều người yêu mến gọi "Người một nhà" là "bộ phim chữa lành".
Sức hút của "Người một nhà" đến từ những tình tiết đời thường, những xung đột gia đình tưởng chừng ai cũng gặp, nhiều tình huống hài hước đến kịch tính, đan xen những cảnh quay hành động. Bên cạnh đó, phim mang thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương, tình cảm gia đình.
Không chỉ gây ấn tượng bởi nội dung, diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên cũng là điểm cộng của bộ phim. Hai diễn viên Duy Hưng - Tuấn Tú kết hợp ăn ý trong từng phân cảnh, tạo ra những cảm xúc chân thật, từ hài hước cho đến cảm động. Duy Hưng mang đến cho khán giả hình ảnh một người anh cộc cằn, gai góc, trải qua rất nhiều bầm dập của cuộc sống nhưng có một tấm lòng khảng khái, trượng nghĩa. Trong khi đó, Tuấn Tú thể hiện rõ là một người em nhát cáy, bốc đồng nhưng hết lòng vì anh, luôn yêu thương và mong muốn gánh vác cùng anh.
Sau "Luyến lươn" của "Cuộc đời vẫn đẹp sao", Thanh Hương thể hiện thành công vai Khanh khi hứng nhiều "gạch đá" vì nhân vật quá ích kỷ, đối xử tệ với anh chồng. Một sự kết hợp khác cũng mang lại những bất ngờ, mới mẻ cho khán giả là giữa NSƯT Quốc Trọng và nghệ sĩ Vân Dung. Đây cũng là lần đầu tiên sau "Người phán xử" năm 2017, NSƯT Quốc Trọng có một vai diễn dài hơi trên sóng VTV. Còn Vân Dung làm mới mình sau loạt vai diễn hài vì đảm nhận một vai diễn tuyệt đối không có cảnh gây cười trong phim.
Các diễn viên trẻ đã gây được ít nhiều dấu ấn như Quỳnh Châu (Biệt dược đen), hay Phạm Tuấn Anh (Cuộc đời vẫn đẹp sao), Hoàng Du Ka... đều diễn xuất tròn vai.
Khán giả tiếc nuối vì phim kết thúc quá sớm
"Người một nhà" khép lại với kết thúc có hậu. Sau bao biến cố, các nhân vật tìm được hạnh phúc, mọi hiểu lầm được hoá giải, đem tới cho khán giả những khoảnh khắc đầy xúc động và thông điệp ý nghĩa về tình thân.
Dù được đánh giá là bộ phim có nội dung hấp dẫn, diễn xuất dàn diễn viên đồng đều, nhưng kết thúc của "Người một nhà" vẫn khiến khán giả chưa thỏa mãn. Thậm chí, không ít khán giả tiếc nuối vì phim kết thúc quá sớm: "Phim đang hay lại kết thúc có phần cụt lủn. Tôi chưa thấy được phân cảnh Trí hạnh phúc sau bao biến cố".
Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến cho rằng phim khép lại với tình tiết quá nhanh khiến cho khán giả hụt hẫng, vẫn thấy thiếu cái gì đó. Khán giả mong muốn phim kéo dài thêm vài tập hoặc xa hơn là phim sẽ có phần 2.
"Tôi nghĩ phim cần có thêm 5 tập nữa để giải quyết các tình tiết tồn đọng và cho nhân vật chính một cuộc sống tốt hơn, trọn vẹn hơn", khán giả khác bày tỏ.
"Cái kết này tuy có hậu, nhưng vẫn chưa tới được hết mong muốn của khán giả, làm khán giả tiếc nuối mãi. Phải cho cái kết tương lai, kiểu mấy năm sau ấy. Khải, Vỹ, ông Đông ra tù, Long sống thế nào, Diệp Trí lấy nhau, mẹ Bo quay về, ông hàng xóm trả tiền...", một khán giả bình luận.
Dù còn nhiều tranh cãi về cái kết, nhưng "Người một nhà" đã mang đến cho khán giả những trải nghiệm xem phim thú vị, một bộ phim "chữa lành" có tác dụng xoa dịu trái tim, vỗ về cảm xúc của người xem trước sự "bội thực" phim ảnh lấy drama, "tiểu tam", ân oán như một số phim truyền hình đang phát trên các khung giờ vàng khác của VTV. Dẫu cũng có tình huống tạo biến cố, cao trào, nhưng "Người một nhà" vẫn đem đến màu sắc tươi sáng. Tình anh em, tình cảm gia đình được khắc họa đầy ấm áp.
Dàn diễn viên Người một nhà lưu luyến chia tay bộ phim Các diễn viên Vân Dung, Tuấn Tú, Duy Hưng... đã gửi lời chia tay đến những khán giả yêu thương bộ phim Người một nhà. Tối 21/6, bộ phim Người một nhà đã chính thức lên sóng tập cuối cùng, khép lại hành trình hơn 3 tháng đồng hành cùng khán giả. Trên mạng xã hội, dàn diễn viên tham gia bộ phim...