Khẩn cấp tiêu úng, hạn chế xuống giống mới
Theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay ảnh hưởng của mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 gây nên đã khiến cho khoảng 11.212ha lúa và 2.614ha hoa màu bị ngập. Trước tình hình này, Bộ NNPTNT đã khuyến cáo các địa phương cần tập trung tiêu thoát nước nhanh và chăm sóc, bón thúc cho cây trồng…
Chuyển đổi các diện tích bị ngập úng
Sản xuất nông nghiệp ở một số xã của huyện Bát Xát (Lào Cai) thiệt hại nặng sau mưa lũ lịch sử. Ảnh: Trần Quang
Trao đổi với NTNN sáng 23.8, ông Trần Xuân Định – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho rằng: Đến nay diện tích lúa, hoa màu ngập úng đã giảm, các địa phương đang tiếp tục bơm tiêu úng, cập nhật diện tích còn bị ngập.
Ông Định cho biết, trong ngày 23.8 đoàn công tác của Cục Trồng trọt đã đi kiểm tra, khảo sát, thống kê thiệt hại tại tỉnh Vĩnh Phúc – địa phương được đánh giá là tỉnh thiệt hại nặng nhất về nông nghiệp, đặc biệt là các diện tích lúa cấy sớm đang làm đòng bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của cơn bão số 3 vừa qua.
Cũng theo ông Định, hiện Cục đang yêu cầu các tỉnh nhanh chóng thống kê thiệt hại sau cơn bão số 3 vừa qua khẩn trương gửi lên Bộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp nông dân các tỉnh bị thiệt hại sớm ổn định lại đời sống, sản xuất.
Về công tác triển khai khắc phục hậu quả sau bão số 3, ông Trần Văn Khởi – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết: Cùng với việc hỗ trợ hạt giống cho các tỉnh, giữa tháng 8 vừa qua theo chỉ đạo của Bộ, trung tâm phối hợp các đơn vị liên quan triển khai tổ chức 20 lớp tập huấn kỹ thuật chuyển đổi từ đất trồng lúa sang ngô tại Lào Cai, trong đó có 2 lớp đào tạo tiểu giáo viên do Viện Nghiên cứu ngô chủ trì.
Tập trung bón thúc cho lúa, màu
Video đang HOT
Về biện pháp khắc phục lúa, hoa màu sau mưa bão số 3, Bộ NNPTNT khuyến cáo: Đối với diện tích lúa, rau màu bị ngập các địa phương cần triển khai tiêu úng nhanh chóng. Đối với các diện tích lúa tiêu úng kịp thời cần khuyến cáo các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc kali cho diện tích lúa đứng cái, làm đòng, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá cho lúa, rau màu ở vùng bị ảnh hưởng nhẹ.
Theo Cục Trồng trọt, sau bão, do tác động của gió giật, mưa lớn làm tổn thương, rách lá, bệnh bạc lá có nguy cơ lây lan, bùng phát mạnh. Cần chỉ đạo các đơn vị chuyên ngành và cán bộ kỹ thuật, khuyến nông tăng cường bám sát đồng ruộng, dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh bạc lá, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân… để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra…
Ông Trần Xuân Định cho biết: “Với vùng trồng rau màu khuyến cáo nông dân nên vét sâu các rãnh, luống, đào sâu các đầu luống để thoát nước nhanh, kịp thời khi bị ngập, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối rễ, thối cây; đối với diện tích bị thiệt hại hoàn toàn do bão số 1 và 2 cần chỉ đạo bà con tạm dừng gieo trồng trong thời điểm này; đồng thời chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau”.
Ngoài ra, đối với các loại cây ăn quả bị ảnh hưởng sau bão, bà con cần phân loại các loại cây để có phương pháp khắc phục cho hợp lý. Đặc biệt, với cây chuối, vườn chuối chỉ bị rách lá, nghiêng cây và không bị gãy thân, bà con cần khai rãnh ở mặt luống để nước thoát nhanh, giúp rễ mau thông thoáng hơn. Triển khai ngay công tác cắt tỉa các lá bị gãy, vệ sinh đồng ruộng; khi đất đã se mặt bón phân với liều lượng thích hợp để kích thích cây hồi phục mọc rễ mới. Ngoài ra, bà con cần cung cấp ngay các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu)… để tăng cường khả năng hồi phục của cây.
“Với những vườn chuối bị gãy thân chính, bà con cần chọn và xử lý tàn dư cây gãy đổ; chọn 1-2 chồi khỏe nhất trong khóm để chăm sóc thành cây thay thế cây chính đã bị gãy đổ. Đồng thời cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu Trâu)… để tăng cường khả năng hồi phục của cây. Khi đất se mặt có thể bón phân với liều lượng thích hợp để tạo điều kiện cây con sinh trưởng khỏe” – ông Định nhấn mạnh.
Riêng với cây nhãn, cây có múi khác, Cục Trồng trọt khuyến cáo, bà con cần làm ngay việc đào rãnh, thoát nước nhanh trong vườn, nhất là với những vườn đất thấp chuyển đổi từ đất lúa, giúp rễ mau thông thoáng. Cùng với đó là cắt bỏ những cành gãy, cành bị tổn thương nặng. Đồng thời xới mặt đất (ở vùng tán cây) bằng cuốc răng (sâu 5 – 10cm) để phá váng khi đất đã se mặt, giúp đất được thông thoáng. Và việc không thể thiếu là cần cung cấp các dưỡng chất qua lá (phân bón lá Yogen; phân bón lá Đầu trâu)… để tăng cường khả năng hồi phục của cây).
Theo Danviet
Bão lũ qua đi nhưng tình người còn đọng lại
Hà Nội và một số các tỉnh thành phía Bắc vừa qua đã phải chống chọi với cơn bão Dianmu. Nhiều khu vực bị chia cắt nặng nề. Mưa lũ không chỉ phá hủy, làm thiệt hại nhiều tài sản; đẩy cuộc sống của nhân dân vùng bão, lũ, vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, mà còn gây ra những cái chết thương tâm trong dòng nước lũ khắc nghiệt.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của 1 trong 5 "ổ" bão lớn của thế giới, nên diễn biến thời tiết rất phức tạp. Mùa bão trùng với mùa mưa, cộng thêm địa hình núi cao sườn dốc, đồng bằng hẹp, trũng là mối đe dọa thường trực đối với sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hầu như, năm nào người dân cũng phải hứng chịu những hậu quả nặng nề khi mùa mưa bão đi qua. Để đối phó với thiên tai, bên cạnh sự nỗ lực của các bộ ngành, chính quyền địa phương, lực lượng Quân đội và Công an đã huy động hàng trăm nghìn cán bộ, chiến sĩ, phương tiện, tích cực cứu nạn, cứu hộ, giúp nhân dân phòng, chống bão, lũ, kịp thời khắc phục những thiệt hại nặng nề do bão, lũ, sạt lở đất... gây ra.
Cũng trong đợt bão vừa qua, đã xuất hiện nhiều tấm gương dũng cảm quên mình cứu dân thoát khỏi hoạn nạn. Người dân vô cùng cảm động trước hình ảnh lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ, dầm mình trong mưa gió bão bão bùng để cứu dân. Các anh ngày đêm bám trụ cùng chính quyền các thôn, xã hướng dẫn người dân phòng tránh bão, giúp dân sơ tán tài sản, đưa người già và trẻ em ở những nơi thấp trũng, ngập sâu lên cao làm giảm thiểu được thiệt hại.
Chiến sĩ Công an vật lộn với mưa lũ để đưa người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
Lực lượng vũ trang các địa phương ven biển sử dụng mọi biện pháp thông báo cho chủ các phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão, chủ động thoát ra và không đi vào vùng nguy hiểm; lực lượng biên phòng tuyến biển phối hợp với ngành thủy sản và các đơn vị có liên quan kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong vùng nguy hiểm vào nơi trú tránh, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, kể cả đối với tàu vận tải. Các địa phương trong khu vực bão đổ bộ tổ chức sơ tán, di dời dân cư tại các khu vực nguy hiểm như trên tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy, hải sản, khu vực cửa sông, ven biển có nguy cơ ngập sâu, các nhà yếu có nguy cơ sập đổ đến nơi an toàn.
Có lẽ, người dân sẽ không bao giờ quên được, hình ảnh các chiến sĩ Công an không quản mưa bão, đứng ngoài trời để điều tiết giao thông và kịp thời giúp đỡ nhiều xe chết máy giữa đường. Lực lượng quân đội xắn tay kéo bè cùng ngư dân; che chắn thuyền, hướng dẫn người dân sẵn sàng ứng phó bão; dọn bùn đất giúp dân; gia cố đoạn đê Hà Nam; vận động người dân trên các chòi canh ngao ở Tiền Hải vào bờ... Đó là một trong những hình ảnh vô cùng ấm áp, thể hiện tình người tỏa sáng trong bão lũ. Đó cũng là những hình ảnh khiến cho khoảng cách giữa quân và dân được thu hẹp lại.
Trong cơn mưa bão lớn ở Hà Nội, khi nhiều người hối hả chạy mưa bão thì có một thanh niên đạp xe đạp ngất xỉu giữa đường. Thấy tình trạng của người thanh niên như vậy, 2 chiến sĩ CSGT thuộc đội số 6 đã mua tặng cho anh một chiếc áo mưa. Bức ảnh chụp vội về khoảnh khắc tình người ấy đã được chia sẻ khắp nơi kèm theo những lời bình luận cảm kích, biết ơn.
Các cán bộ, chiến sỹ thuộc Đội CSGT TP. Yên Bái tiến hành nạo vét, san gạt bùn đất trên tuyến đường
Bày tỏ sự xúc động khi được Thiếu úy Nguyễn Mạnh Nam cứu giúp, anh Nguyễn Văn Tồn (30 tuổi, quê ở xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi đã nhịn ăn vì tiết kiệm tiền và cố gắng trở về nhà nhưng không kịp. Tôi không hề biết gì cho tới khi được Thiếu úy Nam cho ăn bánh mỳ và khoác áo ấm. Thực sự tôi rất cảm động và biết ơn các anh công an đã giúp đỡ dân nghèo như chúng tôi trong lúc hoạn nạn".
Những hình ảnh xúc động về các chiến sỹ Công an và Bộ đội giúp người dân trong bão lũ đã được chia sẻ rộng rãi. Qua những hình ảnh thân thương, giản dị ấy, qua những sự giúp đỡ xuất phát từ tấm lòng của một người lính, mỗi người chúng ta cũng thêm một cơ hội tự răn mình lẽ sống vì người khác.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang mới đây đã gửi thư khen gợi đến các lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ tham gia cứu hộ cứu nạn, giúp dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua. Lời khen tặng của Chủ tịch nước như một món quà khích lệ tinh thần các chiến sỹ giữa cơn bão, sưởi ấm những trái tim vất vả ngày đêm phục vụ nhân dân, tổ quốc.
Bão số 3 đã đi qua, dù những thiệt hại vẫn còn đó nhưng tình người ấm áp từ những người lính sẽ còn mãi. Tin rằng, các anh sẽ tiếp tục phát huy những nghĩa cử nhân văn của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, có nhiều việc làm đẹp hơn nữa để giúp dân, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.
Lữ đoàn 170 Quân chủng Hải quân khơi thông dòng chảy tại phường Hà Trung, TP Hạ Long.
Hiện nay, cùng với nỗ lực của lực lượng Công an và Quân đội để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, những người dân phải hứng chịu thiệt hại nặng nề trong cơn bão vừa qua đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước để vượt qua bao khốn khó.
Thư khen của Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lực lượng vũ trang
Thảo Nguyên
Theo NTD
Sau bão 5 ngày, người Hà Nội vẫn phải "di cư" vì ngập Nhà ngập sâu, mất điện, mất nước... khiến nhiều người dân ở Thủ đô phải khóa cửa, đi ở nhà người thân. Ngõ 124 Âu Cơ thuộc cụm 5, tổ 36 (phường Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) bị ngập nghiêm trọng từ sau cơn bão số 3 cách đây 5 ngày. Sau những cơn mưa như trút nước của bão số 3...