Khẩn cấp sơ tán dân khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm đê biển Tây
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời khẩn cấp sơ tán dân khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm đê biển Tây.
Kè rọ đá chống sạt lở tuyến đê biển Tây ở Cà Mau. Ảnh: T.A
Ngày 27/8, tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này vừa có Quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở NN&PTNT phối hợp với UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời khoanh vùng khu vực bị sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn. Đồng thời, lắp biển báo cho khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; bố trí lực lượng trực, theo dõi diễn biến sạt lở, khẩn trương xây dựng các phương án bảo vệ vị trí đê trọng điểm, xung yếu trình UBND tỉnh phê duyệt.
Video đang HOT
Tổ chức khảo sát, lựa chọn giải pháp và lập thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở theo tình huống khẩn cấp. Song song đó, tổ chức triển khai thực hiện công trình theo tình huống khẩn cấp.
Đối với UBND hai huyện U Minh và Trần Văn Thời có trách nhiệm vận động, sơ tán người và di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm (phía ngoài đê); cấm mọi tác động vào đất và rừng khu vực này, không để tình trạng sạt lở diễn ra nhanh và nguy hiểm hơn. Đồng thời, cấm biển cảnh báo, biển giới hạn tải trọng xe.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, hiện tại đê biển Tây có 6 đoạn sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng với tổng chiều dài gần 5km, cần triển khai khẩn cấp các hình thức đầu tư, kè hộ đê.
Cụ thể, đoạn từ Ba Tĩnh đến T25 (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài 1,9km; đoạn đê từ Kênh Mới 344m hướng về Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài khoảng 200m; đoạn đê từ vàm Kênh Mới hướng về Đá Bạc với chiều dài khoảng 50m; đoạn đê từ Đá Bạc 1000m hướng về Kênh Mới với chiều dài sạt lở 150m; đoạn từ Đá Bạc 2000m hướng về Sào Lưới (huyện Trần Văn Thời) với chiều dài 100; đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa (huyện U Minh) với chiều dài 925m.
Tại các vị trí nói trên, có vị trí không còn đai rừng phòng hộ, có vị trí đai rừng còn rất mỏng, nguy cơ vỡ đê là rất cao, nhất là những khi thời tiết xấu, kết hợp với triều cường dâng cao. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân đê và có thể vỡ đê trong mùa mưa bão.
Sạt lở hơn 3 km đê biển, Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp
Hơn 3,3 km đê biển ở Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến một số công trình và 26.000 hộ dân.
Sáng 27/8, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây thuộc hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với hai huyện trên khoanh vùng khu vực nguy hiểm để thiết lập hành lang an toàn, bố trí lực lượng trực, xây dựng phương án bảo vệ đê...
Ngoài ra, UBND huyện Trần Văn Thời và U Minh được giao trách nhiệm sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực đặc biệt nguy hiểm, cấm mọi tác động vào rừng ở khu vực sạt lở.
Lực lượng chức năng Cà Mau gia cố những điểm sạt lở đê biển Tây. Ảnh: Nhật Tân.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, 4 đoạn đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng có tổng chiều dài hơn 3,3 km, thuộc các xã Khánh Tiến (U Minh), Khánh Hải, Khánh Bình Tây (Trần Văn Thời). Nơi đây đai rừng rất mỏng hoặc không còn. Nhiều công trình lưới điện, trường học và trạm y tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.
Đặc biệt, trong mùa mưa bão, gió lớn uy hiếp thân đê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 26.100 hộ dân và 128.900 ha đất nông nghiệp.
Khó khăn khi triển khai các công trình khẩn cấp Hết sụt lún do khô hạn rồi đến mưa bão, nước biển dâng... là thực trạng của tỉnh Cà Mau hiện nay. Trong khi muốn triển khai các dự án tu sửa vướng trăm đường. Cà Mau gặp khó khăn trong triển khai thực hiện các công trình khẩn cấp. Ảnh: Trọng Linh. Cà Mau là là một trong những tỉnh chịu ảnh...