Khám ung thư ngay nếu trong hoặc sau bữa ăn cơ thể có những dấu hiệu này
Nếu những triệu chứng này xuất hiện liên tục trong hoặc sau bữa ăn, đặc biệt là sau bữa tối thì tốt nhất bạn nên tới bệnh viện để khám vì có thể bạn đang mắc những bệnh cực kỳ nguy hiểm, thậm chí là ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Đau bụng dữ dội
Đau bụng dữ dội sau khi ăn thức ăn có dầu mỡ, ăn quá no hoặc uống rượu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, sau đó là có thể có sốt hoặc sốt nhẹ, vàng da (lòng trắng mắt chuyển sáng màu vàng, nước tiểu sẫm màu).
Hãy cảnh giác với triệu chứng của sỏi túi mật, bệnh tái phát cấp tính, viêm tụy cấp, thủng đường tiêu hóa, giãn dạ dày cấp tính…
Một số người thường bị nấc, không chỉ sau khi ăn, mà xuất hiện cả trước khi ăn. Có nhiều nguyên nhân gây ra nấc, chủ yếu là do khó tiêu.
Viêm dạ dày mãn tính, viêm thực quản trào ngược cũng có thể dẫn đến tình trạng nấc thường xuyên. Người già bị huyết áp cao thường xuyên bị nấc, và không thể dừng lại, có thể là tiền thân của đột quỵ não.
Ngoài ra, nếu bạn đột nhiên bị nấc không ngừng, kèm theo các triệu chứng như sụt cân và chán ăn, thì hết sức chú ý.
Ảnh minh họa: Internet
Đầy hơi
Khi khả năng tiêu hóa của lá lách và dạ dày bị suy yếu, khả năng vận động của dạ dày kém, thức ăn tích tụ trong dạ dày, thường xuyên xuất hiện đầy hơi. Lúc này, khuyên bạn không nên ăn thức ăn khó tiêu hóa, nên bỏ thói quen ăn quá nhanh.
Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên xem xét liệu có viêm dạ dày mãn tính, bệnh dạ dày hay không.
Không thoải mái ở bụng trên
Video đang HOT
Sau khi ăn, bụng trên có cảm giác không thoải mái, có đôi chút khó chịu nhẹ, hoặc vừa ăn đã có cảm giác no (no sớm), hoặc bạn cảm thấy no ở bụng trên, nghẹt thở, buồn nôn, kém ăn, và giảm cân.
Hãy cảnh giác bị viêm dạ dày mãn tính, sa dạ dày, loét dạ dày, viêm gan mạn tính, viêm túi mật mạn tính, khó tiêu, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy…
Thèm ăn
Ăn rất ngon miệng, càng ăn càng muốn ăn thêm, sau khi ăn thường cảm thấy khô miệng, bình thường uống rất nhiều nước, đi tiểu nhiều, nhưng cân nặng không ngừng giảm, đây là triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Ảnh minh họa: Internet
Nghẹn
Trong khi ăn có cảm giác bị nghẹn, ngừng lại và đau ở xương ức; lúc thì nặng lúc thì nhẹ. Điều này thường cho biết người mắc bệnh có thể bị viêm thực quản hoặc ung thư thực quản thời kỳ đầu.
Ợ khí, tim nóng như lửa đốt
Sau khi ăn xuất hiện chứng thiếu axit, tim nóng như lửa đốt, ợ khí, đau xương ức sau (nằm ngửa hoặc cơ thể cúi nghiêng về phía trước hoặc khi ép bụng thì lại càng rõ rệt), lúc này cần nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Buồn nôn
Sau khi ăn đau bụng trên hoặc có cảm giác buồn nôn, nôn ọe, tích tụ thức ăn. Những triệu chứng này kéo dài nhiều năm và thường bộc phát vào mùa thu, cảm giác đau nhức có thể theo nhịp, quy luật ví dụ như bị lạnh, tức giận. Đây có thể là chứng loét dạ dày.
Sau khi ăn khoảng 2 tiếng thường đau dạ dày, hoặc giữa đêm tỉnh dậy vì đau, thường có hiện tượng phản ngược axit. Điều này báo hiệu bạn bị viêm hoặc loét tá tràng.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn xong đi ngoài ngay
Sau bữa ăn lập tức đau bụng đi ngoài, ăn một bữa đau một bữa, vừa mới bị lạnh hoặc ăn uống không thích hợp thì sẽ phát tác, có lúc đau bụng đi ngoài có lúc táo bón, đi ngoài thì phân ở dạng lỏng, táo bón thì phân vón cục, có lúc chướng bụng buồn đi ngoài nhưng khi vào nhà vệ sinh thì không đi được, dấu hiệu này chứng tỏ bạn có thể mắc bệnh viêm đường ruột dị ứng mãn tính.
Khó tiêu: Dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản, cổ họng và dạ dày
Khó tiêu hay còn gọi là rối loạn tiêu hóa, là cảm giác khó chịu hoặc đau ở phần trên của đường tiêu hóa (dạ dày, thực quản hoặc tá tràng). Biểu hiện của chứng khó tiêu bao gồm đầy hơi, bị nấc, buồn nôn và ói mửa, ợ nóng, xuất hiện vị chua trong miệng, có cảm giác bỏng rát ở dạ dày, dễ cảm thấy no sau khi ăn một bữa bình thường.
Nếu tình trạng trên xảy ra sau ăn là do ăn uống chẳng hạn như ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, ăn quá no,… thì không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi người bệnh tự điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc trung hòa axit.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Ung thư Anderson thuộc Đại học Texas (Mỹ), chứng khó tiêu nếu kéo dài trên 2 tuần, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức thì rất có thể đây là dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh ung thư thực quản, vòm họng hoặc dạ dày. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao hơn khi bạn thường xuyên bị khó tiêu có kèm theo nôn mửa và đã trên 55 tuổi.
Ảnh minh họa: Internet
Mệt mỏi, buồn ngủ sau ăn
Nhiều người thường nói rằng: “Căng cơ bụng, chùng cơ mắt” nên buồn ngủ sau ăn là điều rất bình thường. Lý giải về điều này, các nghiên cứu cho biết, khi thức ăn đi vào dạ dày, máu sẽ dồn nhiều hơn về phía dạ dày, từ đó làm giảm lượng máu lên não, gây ra tình trạng thiếu oxy trong não, dẫn tới hiện tượng mệt mỏi và buồn ngủ. Ngoài ra, đường huyết trong máu tăng cao sau bữa ăn dẫn tới sự suy giảm chất orexin – chất dẫn truyền thần kinh, kiểm soát sự tỉnh táo lẫn cảm giác thèm ăn – cũng là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ sau ăn.
Đột quỵ: Theo thống kê, hơn 70% bệnh nhân đột quỵ sẽ thường xuyên ngáp từ 5-7 ngày liên tục trước khi bệnh khởi phát, đặc biệt là ở người cao tuổi. Do đó, nếu sau khi ăn mà cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và ngáp liên tục thì rất có thể người này đang mắc phải bệnh đột quỵ.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
3 cách nấu ăn thông thường có thể tạo ra chất độc trong đồ ăn
Thói quen nấu ăn của bạn có lẽ đang làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy rằng ba cách nấu ăn dưới đây rất phổ biến nhưng cần suy xét kĩ càng trước khi áp dụng chúng.
Những người hay nấu ăn có thể đang gây ra những sai lầm đắt giá trong nhà bếp mà thậm chí không biết gì về nó. Ba cách nấu ăn này - chúng ta đều đã sử dụng nhiều lần - có thể thực sự độc hại với sức khỏe của bạn. Đọc thêm để bạn có thể tránh, hoặc ít nhất bớt sử dụng, khi bạn đang chuẩn bị bữa ăn tối.
Nấu cháy
Thịt sống và thịt chưa chín có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, nhưng thịt quá chín cũng có thể độc hại. Nấu ăn ở nhiệt độ quá cao - tầm 300 độ F (~150 độ C) - có thể đốt chúng thành than. Theo các cuộc nghiên cứu, than sản sinh chất hóa học và sản phẩm phụ có thể liên quan đến bệnh ung thư.
Heterocylic amines (HCA) và poluculic aromatic hydrocarbons (PAH) là hai chất hóa học được hình thành khi nấu thịt với phương pháp nhiệt độ cao, như là nướng hoặc rán. Những chất hóa học này có thể gây ra những thay đổi trong ADN của bạn dẫn đến gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
HCAs hình thành khi amino axit và creatin (các chất hóa học tìm thấy trong thịt và cơ) phản ứng với nhiệt độ cao. HCAs không thấy nhiều trong những loại thức ăn khác ngoài thịt khi nấu ở nhiệt độ cao. PAHs được hình thành khi chất béo và nước cốt từ trong thịt chảy ra trực tiếp vào ngọn lửa hoặc bề mặt nấu và bốc thành khói. Luồng khói đó mang theo PAHs, và nó có thể bám dính hoặc thấm vào trong bề mặt thức ăn bạn đang nấu. Thêm nữa là khi rán và nướng, đồ ăn nhiễm khói có thể tạo ra PAHs.
Nếu bạn không thể bỏ ăn thịt nướng, cố nấu bằng cách gián tiếp. Bằng cách này, thịt bò, cá, thịt lớn và thịt gia cầm được nấu với nhiều khói, nhưng có thể tránh lửa tiếp xúc trực tiếp với thịt. Nếu thức ăn có vài chỗ cháy đen, thì cắt phần đó đi trước khi ăn. Lật thịt của bạn liên tục. Việc này giúp nấu ăn được chín đều và không bị cháy đen.
Chiên ngập dầu
Cách nấu ăn nguy hiểm này không chỉ có vấn đề về calo thừa ra khi chiên ngập dầu đồ ăn. Thay vào đó, vấn đề còn về một chất được tạo ra khi một vài đồ ăn, ví dụ như khoai tây, được chiên ở nhiệt độ cao.
Acrylamide là một chất được dùng chủ yếu trong nền công nghiệp, như là xử lý nước thải và làm giấy. Nó được tìm thấy nhiều trong khói thuốc lá, đây là con đường chủ yếu mà con người tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học. Chất này cũng được sản sinh khi một vài thức ăn tinh bột được nấu ở nhiệt độ cao, như là những thứ được chiên ngập dầu. Chất này không có trong đồ ăn sống, theo như Hội Ung thư Hoa Kỳ, là kết quả của việc chiên rán.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của acrylamide đối với cơ thể có nhiều kết luận. Đối với động vật gặm nhấm, tiếp xúc với hợp chất này làm tăng nguy cơ của nhiều loại ung thư. Ở người, các nghiên cứu không tìm thấy chứng cứ thuyết phục về nguy cơ này. Một vài nghiên cứu cho rằng cách nấu ăn ở nhiệt độ cao làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư buồng trứng và ung thư dạ con. Tương tự, đồ ăn chiên ngập dầu được liên kết với rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh tim và tiểu đường.
Khi những nghiên cứu của con người vẫn chưa tìm ra mối tương quan rõ ràng giữa acrylamides và ung thư chưa rõ ràng, tốt nhất là nên cẩn thận, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư. Giảm thiểu tiếp xúc chất này bằng cách bớt ăn đồ chiên rán. Nếu bạn không thể bỏ đồ ăn chiên, hãy nướng hoặc nấu chúng trong một nồi chiên không dầu, và để riêng những thứ chìm dưới đáy nồi.
Dùng nhầm loại dầu ăn
Dầu oliu nguyên chất là nguyên liệu chính cơ bản nhất của nhà bếp. Khó làm nhiều thứ trong một cái chảo, máy chế biến thực phẩm, hoặc máy xay thực phẩm mà không liên quan đến nguyên liệu quan trọng này. Dù sao, trong những năm gần đây, có một số tin đồn xung quanh dầu oliu tinh khiết. Đun nóng dầu oliu không làm nó độc hại, nhưng việc này không áp dụng cho dầu thông thường.
Những loại dầu nhiều chất béo không no (dầu ngô, dầu hướng dương và dầu đậu nành) đứt gãy liên kết và sản sinh những hợp chất nguy hiểm tiềm ẩn ở nhiệt độ cao. Những hợp chất này vao gồm lipit peroxides, có thể hủy diệt tế bào khỏe mạnh, acrolein và aldehydes, những chất đã được cho thấy có làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Ảnh hưởng tai hại này là kết quả của việc những loại dầu này đứt gãy liên kết hóa học và ôxi hóa trong chảo rán, chảo xào, chảo áp nhiệt độ cao. Mặt khác, dầu oliu (và những loại chất béo không no đơn tương tự - như là hạt cải và cây rum), thì ổn định hơn trong nhiệt độ cao. Thêm vào đó, dầu oliu mang theo chất chống ôxi hóa tự nhiên giúp chống lại ảnh hưởng không tốt của nấu ăn ở nhiệt độ cao.
Đừng vứt dầu béo không no của bạn vào thùng rác. Chúng vẫn tốt cho sức khỏe. Dùng chúng để thêm vào salad hoặc sốt pesto; khuấy chúng trong súp. Tìm những cách ngon miệng để dùng chúng khi nấu - không phải nấu với nhiệt độ quá cao - bởi vì chúng chứa nhiều chất béo tốt cho tim mà cơ thể bạn cần.
Huy Hoang
Theo: health/vietQ
7 loại rau quả chứa chất tương tự thuốc chống ung thư, chợ Việt Nam vừa sẵn lại vừa rẻ Nhiều loại rau củ là "siêu thực phẩm", có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư quái ác mà chúng ta lại không hề hay biết. Cà rốt chứa các hợp chất tương tự trong thuốc chống ung thư - Ảnh: Minh họa Công trình dẫn đầu bởi Tiến sĩ Kirill Veselkov, thuộc khoa Phẫu thuật và Ung thư, Imperial College London...