Khám từ xa cứu sản phụ sinh non ở huyện đảo Cô Tô
Nhờ hội chẩn trực tuyến khám chữa bệnh từ xa giữa Trung tâm Y tế Cô Tô với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sản phụ 26 tuổi sinh non ở tuần thai 29 đã “mẹ tròn con vuông”, cháu bé sơ sinh nặng 1kg được vận chuyển ngay về đất liền để tiếp tục theo dõi điều trị.
Ngày 14/10, Trung tâm Y tế huyện Cô Tô (Quảng Ninh) tiếp nhận sản phụ Nguyễn Thị P.(26 tuổi), trú tại Xã Thanh Lân nhập viện trong tình trạng thai lần 4, đau bụng âm ỉ, ra máu âm đạo màu đỏ thẫm. Kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng cho thấy sản phụ xuất hiện cơn co tử cung, ngôi ngược ối vỡ hoàn toàn, âm đạo có ít máu thăm lẫn nước, có hình ảnh sa dây rau…
Nhận định ca bệnh khó, kíp trực Trung tâm Y tế Cô Tô tiến hành hội chẩn trực tuyến với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh qua hệ thống Telemedicine để hội chẩn ca bệnh.
Sau hội chẩn trực tuyến với Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, sản phụ được chỉ định mổ cấp cứu, kết quả ra một nhi trai, 29 tuần, sau mổ trẻ khóc yếu, suy hô hấp nặng, non yếu, cân nặng 1000gr, phổi thông khí kém, trẻ đáp ứng chậm…
Nhận định tình trạng tăng nặng của trẻ, kíp phẫu thuật Trung tâm Y tế Cô Tô đã kết nối hội chẩn trực tuyến lần 2 với đầu cầu Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Sau hội chẩn trực tuyến, trẻ được chỉ định bóp bóng qua Mask chuyển về đất liền đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh để tiếp tục theo dõi điều trị.
Video đang HOT
Trẻ sinh non được vận chuyển về đất liền trong thời tiết mưa bão để nhập Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp tục theo dõi điều trị
Để đảm bảo an toàn cho cháu bé, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã bố trí kíp cấp cứu ngoài viện sẵn sàng phương án cấp cứu và đón bé ngay tại Cảng tàu khách Vân Đồn khi trẻ cập bến.
Lúc nhập Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, trẻ được chẩn đoán suy hô hấp, nhiễm khuẩn sơ sinh và chỉ định nhập Khoa Sơ sinh. Bé được các bác sĩ điều trị tích cực, thở máy SIMV, kháng sinh kết hợp, nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch, truyền huyết tương. Hiện tại sức khỏe của bé ổn định.
Trẻ vận chuyển an toàn đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
Bác sĩ Nguyễn Phú Nhuận, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cô Tô cho biết: Trường hợp của sản phụ Nguyễn Thị P. được chỉ định mổ đẻ cấp cứu vì sa dây rau, thai non tháng 29 tuần, mẹ chưa tiêm trưởng thành phổi, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được chỉ định cấp cứu kịp thời…
Xót xa hình ảnh bé sinh non da bị lớp sừng bao phủ, nứt toác
Sau khi sinh, trên cơ thế bé có lớp sừng dày và cứng, nứt thành các kẽ sâu. Bé được chẩn đoán mắc chứng rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis.
Bé sinh non bị chứng rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis. Ảnh: BVCC
Ngày 7/10, BV Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, vừa tiếp nhận trường hợp bé sơ sinh bị chứng rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis.
Theo các bác sĩ, bệnh nhi là con sản phụ 27 tuổi (dân tộc Dao, trú tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh). Bé sinh non khi thai mới được 32 tuần tuổi. Sau khi sinh, trên cơ thế bé có lớp sừng dày và cứng, nứt thành các kẽ sâu. Bé được chẩn đoán mắc chứng rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis.
Được biết, trong quá trình mang thai, sản phụ không khám, theo dõi thai và không làm sàng lọc dị tật trước sinh.
Các bác sĩ cho biết, bệnh lý rối loạn da di truyền Harlequin Ichthyosis hiểu một cách đơn giản là trong quá trình tiến hóa, để chuyển từ môi trường nước trong buồng tử cung của mẹ sang môi trường khô ráo sau khi sinh, thì cơ thể con người đã hình thành một cơ chế tự bảo vệ da gọi là sừng hóa, thuật ngữ chuyên môn là keratinization.
Nguyên nhân của bệnh là do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể số 2, gen ABCA12 (2595 aa) quy định tổng hợp protein ABCA12 (ATP-binding cassette transporter 12) tại da - là protein có vai trò vận chuyển lipid tới lớp thượng bì tạo hàng rào bảo vệ cho da. Sự thiếu hụt hoặc vắng mặt protein ABCA12 tại lớp da, khiến cho lipid không được vận chuyển ra ngoài mà lắng đọng trong màng tế bào làm lớp sừng ngày càng dầy, cứng.
Kiểu đột biến lặn trên nhiễm sắc thể thường, nên đứa trẻ "thừa hưởng" cả gene đột biến từ bố và mẹ.
Các đột biến gene gây nên sự vắng mặt hoặc thiếu hụt loại protein này, làm cho chất béo không được vận chuyển, dẫn đến sự biến đổi nghiêm trọng các khu vực ở da. Tại lớp sừng, lipid lắng đọng bên trong màng tế bào, làm cho lớp sừng ấy càng ngày càng dày lên và cứng, nứt thành các kẽ sâu.
'Trẻ em ở vùng sâu sẽ được chữa bệnh như tại Hà Nội' Hơn 10 năm ấp ủ và thử nghiệm hệ thống khám chữa bệnh từ xa, GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hào hứng chia sẻ về những thành quả ban đầu. - Xin cho chúng tôi xem hình ảnh siêu âm tim của bệnh nhân - Các bạn đo áp lực động mạch phổi thất phải - Ống...