“Khám trong” – 10 mẹ đi đẻ thì cả 10 đều ám ảnh không quên khi trải qua thủ tục này
Mẹ bầu cần biết và hiểu rõ hơn về việc thăm khám cổ tử cung hay còn gọi là khám trong để chuẩn bị tốt hơn cho cuộc chuyển dạ sinh con.
Khám cổ tử cung hay khám trong bằng cách nào?
Rất nhiều mẹ bầu truyền tai nhau và trở nên ám ảnh bởi động tác khám cổ tử cung (hay còn gọi là khám trong) của các bác sĩ trước khi chuyển dạ sinh em bé. Tuy nhiên, mẹ không nên quá hoang mang hay lo lắng, bởi đây là động tác thăm khám cần thiết, được thực hiện dựa trên các yếu tố về tình hình chuyển dạ thực tế của người mẹ.
Các giai đoạn cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ.
Trong thời kỳ mang thai cổ tử cung người mẹ đóng kín, bên trong có chứa dịch nhầy ngăn cản sự nhiễm khuẩn vào tử cung. Ở giai đoạn cuối thai kỳ hầu hết các mẹ bầu đều biết được vai trò của cổ tử cung và biết rằng em bé muốn ra đời theo cách sinh thường thì cổ tử cung cần giãn mở ở mức nhiều nhất có thể.
Cổ tử cung nằm ở phần thấp nhất của tử cung, là nơi thai nhi sẽ đi ra khỏi tử cung mẹ và đi ra ngoài. Khi mẹ bầu cảm nhận được những dấu hiệu chuyển dạ sớm cần phải được đến ngay địa chỉ y tế gần nhất. Các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra độ mở của tử cung để xác định mẹ bầu đang ở giai đoạn nào của quá trình chuyển dạ.
Cách kiểm tra như sau: Đặt hai ngón tay (ngón giữa và ngón trở) vào trong âm đạo của người mẹ, có sử dụng găng tay y tế hoặc thuốc khử trùng. Bằng cách đẩy ngón tay đi sâu bên trong, các bác sĩ sẽ biết được tình trạng của cổ tử cung, cũng như biết được kiểu ngôi thai như thế nào. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành khám cổ tử cung khi bắt đầu mang thai để thực hiện xét nghiệm Pap smear (tầm soát tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung) và các xét nghiệm cần thiết khác. Sau đó, người mẹ sẽ không cần khám cổ tử cung cho đến khi thai đạt 35-37 tuần, trừ khi phát sinh các biến chứng cần phải xét nghiệm thêm hoặc để đánh giá tình trạng cổ tử cung.
Trong thời kỳ mang thai cổ tử cung người mẹ đóng kín, đến khi chuyển dạ cổ tử cung sẽ xóa và mở tối đa để em bé chui lọt qua (Ảnh minh họa)
Khám cổ tử cung giúp nhận biết điều gì?
Video đang HOT
Cụ thể, bằng cách khám cổ tử cung, các bác sĩ sẽ đánh giá các mức độ như sau:
- Độ giãn mở: Các bác sĩ sẽ xem xét độ mở của cổ tử cung, dấu hiệu cổ tử cung mở ban đầu chỉ khoang 1cm, va tăng dân đô rông thêm 1cm sau môi tiêng. Độ giãn mở rộng nhất đạt 10cm khi đến giai đoạn chuyển dạ cuối cùng, giúp cho em bé có thể được đẩy ra ngoài.
- Độ mềm: Ban đầu cổ tử cung sẽ cứng, rồi mềm dần cảm giác như thùy tai, sau đó mềm hẳn và giãn mở toàn bộ.
- Độ xóa: Xóa cổ tử cung hay còn gọi là giai đoạn chín hoặc mỏng của cổ tử cung. Cổ tử cung bình thường sẽ dài khoảng từ 3-5cm. Tuy nhiên, khi có thai và gần cuối thai kỳ, cổ tử cung sẽ bắt đầu mỏng dần và trở nên ngắn hơn. Cổ tử cung bắt đầu thu ngắn một cách tự nhiên cho đến khi nó có vẻ như biến mất và trở thành một bộ phận bên dưới của tử cung.
- Độ lọt ngôi thai: Đây là vị trí của em bé liên quan đến khung chậu, được đo bằng điểm cộng và điểm trừ. Khi phần thấp nhất của ngôi thai ngang với hai gai chậu: ngôi thai ở vị trí 0. Ngôi thai ở vị trí 0 hay thấp hơn hai gai hông là thai đã lọt.
- Vị trí của thai nhi: Bằng cách cảm nhận đường liên đỉnh trên hộp sọ của thai nhi, bác sĩ sẽ biết được vị trí em bé đang nằm và hướng như thế nào.
- Vị trí cổ tử cung: Bác sĩ sẽ xác định cổ tử cung nằm ở vị trí trước hay sau, ngang phải hay ngang trái.
Khám trong sẽ giúp bác sĩ xác định các mức độ trong khi chuyển dạ sinh em bé (Ảnh minh họa)
Những rủi ro khi khám cổ tử cung
Mẹ bầu cần biết rằng khám cổ tử cung không hề an toàn tuyệt đối, bởi động tác khám này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo ngay cả khi được thực hiện cẩn thận và sử dụng găng tay vô trùng. Khám cổ tử cung còn có thể dẫn đến tình trạng vỡ ối sớm do cổ tử cung phải chịu áp lực trong quá trình thực hiện thăm khám.
Chính vì thế trong suốt quá trình chuyển dạ, việc hạn chế thăm khám cổ tử cung và giữ ở mức tối thiểu luôn được khuyến khích, đặc biệt nếu màng ối đã bị vỡ, nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi cũng như quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu nên tìm hiểu và làm rõ trước khi đề nghị hoặc được đề nghị thăm khám cổ tử cung sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe từng người.
Dù đeo găng tay vô trùng để tiến hành khám trong nhưng thao tác này cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây ra vỡ ối. Nếu không thực sự cần thiết thì không nên thăm khám trong (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, nhiều mẹ bầu lầm tưởng và cho rằng việc thực hiện khám cổ tử cung vào cuối thai kỳ sẽ giúp dự đoán trước ngày sinh hoặc khả năng sinh thường được hay không. Tuy nhiên, thăm khám cổ tử cung giúp bác sĩ xác định sự giãn mở và có thể là vị trí của em bé, từ đó phán đoán hoặc xác định khi nào chuyển dạ thực sự, hoặc chuyển dạ thực sự đã bắt đầu hay chưa. Ngay cả khi tử cung đã mở thì bác sĩ khi khám trong cũng khó dự đoán được chính xác thời gian em bé sẽ chào đời.
Xử lý chất thải y tế giữa dịch COVID-19 thế nào để tránh lây nhiễm bệnh?
Trước những diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế phải được xử lý thế nào để đảm bảo an toàn? Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để làm rõ một số vấn đề liên quan.
Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ giữa dịch COVID-19.
Thưa ông, hiện nay trước tình hình diễn biến dịch COVID-19, các chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ... cũng tăng lên, Bộ TNMT có những hướng dẫn, quy trình xử lý cụ thể đối với các chất thải này?
- Các hướng dẫn thu gom chất thải y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ... được cụ thể như: Chất thải phát sinh từ khu vực theo dõi, cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 được phân loại ngay tại nguồn và cho vào thùng lây nhiễm có nắp đậy theo quy định; trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng túi và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi, thu gom vào thùng đựng chất thải lây nhiễm theo quy định và đưa về khu lưu giữ chất thải tập trung trong khuôn viên y tế ít nhất 2 lần/ngày.
Sau đó, chất thải được xử lý tại chỗ hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý y tế khác trong cụm cơ sở y tế hoặc chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý chất thải y tế theo quy định, đảm bảo quá trình vận chuyển không bị rơi vãi, rò rỉ đến nơi xử lý và việc xử lý phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; trong đó chất thải y tế lây nhiễm phải được vận chuyển và xử lý ngay trong ngày.
Đối với nước thải dạng lỏng phải được xử lý triệt để bằng hóa chất khử khuẩn sau đó thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đặc biệt lưu ý việc khử khuẩn nước thải y tế sau xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
Y bác sĩ trang bị đồ bảo hộ và phun khử khuẩn đầy đủ trong suốt quá trình tiếp xúc và lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. Ảnh: Sơn Tùng
Đối với chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế, khu cách ly..., cần tuân thủ nguyên tắc gì trong xử lý, thu gom thưa ông?
- Các chất thải y tế lây nhiễm phát sinh từ các cơ sở y tế, khu vực cách ly (như khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay y tế,... thải bỏ sau khi đã sử dụng) phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy trình, quy định nghiêm ngặt (chứa đựng trong bao bì chuyên dụng, được thu gom riêng biệt với các loại chất thải khác, vận chuyển bằng phương tiên chuyên dùng và xử lý theo quy trình đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường).
Bộ TNMT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở y tế, khu vực cách ly tập trung bố trí các điểm thu gom, lưu giữ khẩu trang y tế theo đúng quy định; hướng dẫn người dân đến các cơ sở y tế thăm, khám trước khi ra về phải thải bỏ vào các thiết bị lưu chứa chất thải y tế, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo chất thải phải được xử lý an toàn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, góp phần trong phòng ngừa, chống sự lây lan của dịch COVID-19.
Đối với nhân viên thu gom chất thải này cần có những yêu cầu, quy định gì để tránh việc lây nhiễm bệnh cho nhân viên này, thưa ông?
- Các nhân viên phải trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo, mũ, ủng, găng tay, khẩu trang,...) để bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động.
Theo đó, riêng đối với nhân viên thu gom, xử lý chất thải y tế lây nhiễm, Công văn số 1878/BTNMT-TCMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tại địa phương đảm bảo kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật tư đồ bảo hộ cho cán bộ thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế trong các cơ sở y tế và các khu vực cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Rất cảm ơn những chia sẻ của ông!
NGUYỄN HÀ
Đeo găng tay y tế, găng tay dùng một lần có 'né' được COVID-19? Sau khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn thì găng tay y tế, găng tay dùng một lần là sản phẩm tiếp theo có nguy cơ 'cháy' hàng vì đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus corona mới (SARS-CoV-2). Đừng gom găng tay y tế như đã từng gom mua khẩu trang. Hãy chừa lại cho đội ngũ bác sĩ, y tá và...