Khám thai thời chống dịch
Đinh Ngọc Mai, 27 tuổi, mang thai tuần 32, đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám, được đưa vào phòng khám cách ly do sốt gần 38 độ.
Chị Mai mang thai con đầu lòng, ra máu bất thường, sáng 6/4 từ Hòa Bình cùng chồng xuống Hà Nội cách hơn 80 km, để khám.
Đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương, hai vợ chồng chị được nhân viên y tế hướng dẫn khai báo y tế. Chị Mai đo nhiệt độ, hơi sốt. Dù không có yếu tố dịch tễ hay tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, song chị Mai được nhân viên y tế đưa đến khu khám cách ly được bố trí ngay bên phải cổng vào.
Phòng khám cách ly của bệnh viện tận dụng từ hai chiếc container được trang bị đầy đủ thiết bị thăm khám thai. Hai bác sĩ mặc đồ bảo hộ trắng, đeo khẩu trang và kính che mắt. Sau khi ghi thông tin cá nhân, chị Mai vào phòng khám.
Chị Mai không có cơn co tử cung. Bác sĩ chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình hình thai sản cho chị. Nhiệt độ lúc vào phòng khám của chị cũng đã hạ sốt, song chị vẫn được áp dụng cách thức khám cách ly như một bệnh nhân nghi nhiễm.
“Tôi từng bị lưu thai hai lần, lại đang thời điểm có dịch bệnh, nên rất lo lắng”, chị Mai giải thích lý do xuống tận Hà Nội để khám thai.
Khu vực chị sống chưa ghi nhận ca nhiễm nCoV nào. Chị Mai cũng khỏe mạnh, không ho, không khó thở.
“Có lẽ khi mới vào bệnh viện đo thân nhiệt cao do tôi vừa đi từ xa đến và cơ thể mang thai có nhiều mệt mỏi”, thai phụ chia sẻ.
Một thai phụ được siêu âm trong phòng cách ly, Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Lê Nga.
Ông Trần Danh Cường, Giám đốc Phụ sản Trung ương, cho biết khu khám cách ly container được bệnh viện bố trí ngay từ khi có Covid-19. Hai tuần qua phòng khám hoạt động liên tục, với khoảng 10 thai phụ từ vùng dịch đến khám mỗi ngày. Người đến khám bệnh có dấu hiệu nghi ngờ như ho, sốt, khó thở… sẽ được đưa đến khu vực cách ly này.
Phòng khám có đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ khám bệnh với quy trình giống như các phòng khám bình thường, không có sự phân biệt nào. Thậm chí, máy móc còn tiên tiến hơn, như máy siêu âm, máy monitor theo dõi. Các bác sĩ đều có kinh nghiệm, trình độ để khám cho các thai phụ nguy cơ.
Video đang HOT
“Ê kip y bác sĩ làm việc tại đây được bảo hộ như tiếp xúc với một ca nghi nhiễm thông thường, vừa có thể chăm sóc thai phụ tốt nhất, vừa đảm bảo phòng nguy cơ lây nhiễm”, ông Cường cho biết.
Theo ông Cường, 100% người đến bệnh viện khám đều được sàng lọc. Bệnh viện bố trí chốt sàng lọc ngay tại cửa ra vào ở cổng Tràng Thi. Tất cả người bệnh, người nhà bệnh nhân vào viện chỉ có một lối đi riêng duy nhất, được phun khử khuẩn đồ dùng, đo thân nhiệt, cũng như khai thác thông tin về tình hình sức khỏe, tiền sử dịch tễ…
Tại đây, những trường hợp nghi ngờ sẽ được phân luồng đến khu vực cách ly để thăm khám. Những người đã qua sàng lọc sẽ được dán mẩu giấy xanh vào ngực để dễ nhận thấy, giúp nhân viên y tế và bảo vệ có thể kiểm tra, theo dõi.
Phòng khám cách ly bệnh viện phụ sản tỏ chức trong container. Ảnh: Lê Nga.
Ngoài khu vực khám cách ly tại phòng conatiner, bệnh viện cũng lập khu nội trú riêng cho các bệnh nhân nghi nhiễm. Các khu vực khám, điều trị riêng, khu vệ sinh công cộng, khu vực ngồi chờ khám tại bệnh viện luôn được khử khuẩn thường xuyên để đảm bảo ngăn ngừa nguy cơ. Khu vực đăng ký khám bệnh được trang bị sát khuẩn.
Trong trường hợp khẳng định dương tính nCoV, bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện Đức Giang theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cũng động viên các bà bầu không phải lo lắng nếu không may mắc Covid-19. Đến nay, các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy nCoV không lây truyền từ mẹ sang con. Đây là virus lây qua giọt bắn bề mặt, qua đường hô hấp chứ không lây qua đường máu, không lây truyền cho em bé khi đang trong bụng mẹ, không gây dị tật thai nhi.
Lê Nga
Đi khám thai mùa dịch, bác sĩ sản khoa nhắc mẹ bầu 4 nguyên tắc phải ghi nhớ
Bác sĩ Trần Trung Đạo khuyến cáo mẹ bầu ngoài lúc đi khám thai nên ở nhà nhiều nhất có thể để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh dịch ngoài cộng đồng.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hết sức phức tạp, ở Việt Nam cũng ghi nhận những trường hợp nhiễm bệnh, mẹ bầu và gia đình sẽ không tránh khỏi lo lắng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, "ở yên trong nhà" là một trong những biện pháp cơ bản và hữu hiệu để phòng dịch. Vậy nhưng nhiều mẹ bầu lại đặt ra câu hỏi: " Vậy có nên đi khám thai theo đúng lịch đã được chỉ định, cần làm gì để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm khi đi ra ngoài khám thai?".
Mới đây, bác sĩ Trần Trung Đạo (bệnh viện Phụ Sản Hà Nội) đã đưa ra những lời khuyên cho mẹ bầu về vấn đề đi khám thai mùa dịch và những biện pháp phòng tránh dịch COVID-19 cho bà bầu.
COVID-19 ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi thế nào?
Trước tiên, bác sĩ Đạo khẳng định chưa có nghiên cứu khoa học riêng biệt và rõ ràng nào về ảnh hưởng của Covid-19 đến đối tượng phụ nữ mang thai. Theo quan sát của bác sĩ về những ca bệnh ở Việt Nam và trên thế giới, bà bầu bị nhiễm bệnh về cơ bản không có gì khác so với những đối tượng khác.
"Cũng chưa có nghiên cứu rõ ràng nào để trả lời câu hỏi Covid-19 có ảnh hưởng đến thai nhi không nhưng đã có một số báo cáo về việc có thể tăng nguy cơ sinh con", bác sĩ Đạo cho biết.
Hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng riêng biệt của COVID-19 đối với bà bầu và thai nhi. (Ảnh minh họa)
Bà bầu cần làm gì để đề phòng COVID-19?
Để đề phòng nguy cơ nhiễm Covid-19, bác sĩ khuyến cáo thai phụ cũng cần đảm bảo các nguyên tắc chống dịch như những đối tượng khác, bao gồm:
- Ở nhà nhiều nhất có thể;
- Rửa tay bằng xà phòng, ít nhất 20 giây/lần hoặc rửa tay bằng nước sát khuẩn đạt chuẩn khi tiếp xúc với vật dụng;
- Không đưa tay lên chạm mắt, mũi, miệng;
- Giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2m khi ra ngoài;
- Tránh tiếp xúc người đang bệnh;
- Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
Ngoài ra, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hãy chú trọng tới việc nghỉ dưỡng và thư giãn tinh thần để có được một sức khỏe tốt nhất - đây chính là liều thuốc tối ưu giúp cơ thể chống lại mọi bệnh tật.
Mẹ bầu nên ở nhà nhiều nhất có thể và đảm bảo đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người khác khi đi khám thai.
Nguyên tắc khi đi khám thai cho bà bầu trong mùa dịch
Tuy cần đảm bảo hạn chế ra ngoài nhưng bà bầu vẫn nên đảm bảo khám thai đầy đủ và đúng lịch. Theo bác sĩ Đạo, khi đi khám thai trong mùa dịch, các bà bầu nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
1. Gọi điện báo trước cho các bác sĩ để sắp xếp lịch hẹn cũng như có sự chuẩn bị.
2. Trong trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc có tiếp xúc với người bệnh, cần báo trước cho bác sĩ để được hướng dẫn và sắp xếp nếu đến khám.
Đồng thời, hãy gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế (1900 3223 hoặc 1900 9095) để được tư vấn thêm và lưu ý với họ rằng bạn đang mang thai.
3. Trong quá trình di chuyển đi khám nên sử dụng phương tiện riêng để tránh lây nhiễm chéo.
4. Khi đến khám cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m với người khác và sát khuẩn tay liên tục. Luôn chuẩn bị sẵn và mang theo khăn giấy, nước rửa tay và khẩu trang bên mình.
Ngọc Linh
Bác sĩ nói nếu hoãn mổ sẽ không cứu được thai nhi, nhưng khi đứa trẻ chào đời bà mẹ thấy điểm bất thường trên 2 tay con Đi khám thai thấy nhịp tim bé bất thường nên bác sĩ chỉ định bà mẹ phải mổ khẩn cấp. Khi đang mang thai ở tuần thứ 34, bà mẹ Amy Cawley (27 tuổi), sinh sống tại Dorset (Anh), đã lo lắng và vội vàng đi khám thai khi chị cảm thấy con ít cử động trong hơn 3 ngày vừa qua. Ở...