Khám thai nửa vời: ân hận có ngày
Khám không theo quy trình chuẩn, không đủ số lần tối thiểu, không tiêm ngừa hay chỉ chú trọng đến siêu âm… là những sai lầm của nhiều thai phụ.
Vừa vào cổng cơ sở y tế chuyên khoa sản tại TPHCM, một chị chừng 30 tuổi, thai đã khá to, quay sang hỏi người giữ xe: “Ở đây có siêu âm chứ?”. Theo chân chị, chúng tôi đến khu vực đăng ký khám thai.
Chỉ khám 1-2 lần
Sau khi nghe chị bảo “cảm giác là cái thai có gì đó… có vẻ bất thường, muốn siêu âm” và “từ khi có thai đến giờ chỉ siêu âm 2 lần chứ chưa hề khám hay tiêm ngừa”, bác sĩ (BS) ở đây khuyên chị nên đăng ký khám theo đúng quy trình. Tuy nhiên, chị một mực chỉ muốn siêu âm vì “siêu âm là thấy hết rồi, em bé nó cũng đã hơn 6 tháng chứ đâu phải còn nhỏ mà khám!”. Chị vùng vằng bỏ về vì cho rằng họ đang muốn “làm tiền” mình.
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM, hầu hết thai phụ hiện nay khá chú trọng đến việc chăm sóc, theo dõi thai kỳ nhờ có điều kiện hơn và nhiều cơ hội tiếp cận thông tin. Tỉ lệ sinh có quản lý thai (thai phụ được khám ít nhất 1 lần) tại TPHCM qua các năm luôn đạt trên 90%.
Tuy nhiên, đây vẫn còn là một con số đáng lưu ý bởi hơn 90% trong đó chỉ khám 1-2 lần, tức ít hơn con số tối thiểu mà ngành y tế khuyến cáo (ít nhất 3 lần trong thai kỳ, vào 3 tháng đầu – 3 tháng giữa – 3 tháng cuối) và không được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cần thiết. Đó là chưa kể số thai phụ hoàn toàn không đi khám thai hoặc chỉ đến các cơ sở tư nhân siêu âm và nghĩ như vậy đã là khám thai!
Tư vấn cho thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TPHCM.
Nhân viên một nhà thuốc có treo bảng “chụp X-quang, siêu âm” trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh – TPHCM tiết lộ: “Nhiều thai phụ tìm đến chỗ chúng tôi để siêu âm và cũng không ngại cho biết họ chỉ siêu âm để xem con thế nào chứ không đi khám ở các bệnh viện vì đông người và… rắc rối. Nhiều người đến khám vào tháng thứ 4, 5 của thai kỳ chỉ để mong biết giới tính thai nhi. Có người thì bảo biết trai gái rồi, khám làm gì nữa. “Đó là một quan niệm sai lầm, vì khám thai không chỉ là siêu âm, thai phụ còn cần được áp dụng các biện pháp thăm khám khác, tiêm ngừa, tư vấn về dinh dưỡng và chăm sóc thai kỳ, theo dõi các bất thường ở thai nhi, tình trạng sức khỏe của mẹ” – BS Thông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ngăn ngừa tai biến
BS Trần Ngọc Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TPHCM), khuyến cáo: “Sự phát triển của thai nhi và tình hình sức khỏe của bà mẹ luôn thay đổi, luôn có thể phát sinh những bất thường. Do đó, thai phụ cần được khám thường xuyên. Khám 3-4 lần thì mới chỉ là số lần tối thiểu và chưa phải là đủ”.
Việc khám thai ở từng giai đoạn có ý nghĩa khác nhau: 3 tháng đầu nhằm xác định người phụ nữ thật sự có thai hay không, thai nằm ở đâu (trong hay ngoài tử cung), có bao nhiêu thai, thai có đang sống và phát triển bình thường không, có yếu tố nào trong cơ thể người mẹ đe dọa thai? Ba tháng giữa khám để theo dõi sự phát triển của thai, tiêm ngừa, kiểm tra các phần phụ như nước ối, bánh nhau; 3 tháng cuối chủ yếu để kiểm tra hướng xoay đầu của thai và dự đoán các bất trắc, tai biến có thể xảy ra trong cuộc sinh.
BS Nguyễn Ngọc Thông khuyên thai phụ diện nguy cơ cao (tuổi trên 35, gia đình hoặc bản thân có người dị tật và các bệnh di truyền, đang mắc bệnh, tiền căn sinh khó…), nên thực hiện tầm soát trước sinh. Khi khám thai, nên tìm đến các cơ sở y tế chính thống có đầy đủ trang thiết bị, BS có chuyên môn. Trong trường hợp thai phụ khám tại các phòng khám tư nhân không có khả năng thực hiện đầy đủ các hạng mục chăm sóc sức khỏe sinh sản thì phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm bổ sung, nhất là tiêm ngừa.
Theo VNE
Ai sẽ bồi thường cho người thụ án oan?
Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết tù chung thân về tội giết người đã ở tù 10 năm được thả, một lần nữa dư luận lại đặt vấn đề về chuyện bồi thường án oan sai.
Ông Chấn ngày được thả về sau hơn 10 năm ngồi tù - Ảnh: Hà An
Thanh Niên Online trao đổi với nhiều chuyên gia pháp lý xung quanh vấn đề này để có cái nhìn đa chiều về vụ việc.
Cơ quan quyết định cuối cùng sẽ phải bồi thường
Không riêng gì vụ việc của ông Chấn mà những vụ việc khác tương tự, khi có kết luận bị kết tội oan sai thì sẽ áp dụng Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước để bồi thường. Theo đó, cơ quan nào có quyết định cuối cùng kết tội oan cho ông Chấn thì cơ quan đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cụ thể, vụ ông Chấn đã qua xét xử 2 cấp, cuối cùng là TAND tối cao xét xử phúc thẩm tuyên y án chung thân.
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: "Khoản 2 Điều 32, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định, tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây: Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội; Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội; Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, nếu kết luận ông Chấn không có tội thì cơ quan chịu trách nhiệm bồi thường sẽ là TAND tối cao".
Ứng tiền từ ngân sách nhà nước
Luật quy định rất đầy đủ nhưng hiện nay vấn đề quy trách nhiệm cá nhân để thu hồi lại cho ngân sách nhà nước vẫn còn bỏ ngỏ
Luật sư Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM
Cũng theo quy định của pháp luật hiện nay, nguồn tiền bồi thường là từ ngân sách nhà nước được ứng ra để bồi thường khắc phục sai lầm trước. Sau đó, sẽ xem xét trách nhiệm cá nhân (thẩm phán) đã tham gia xét xử vụ án ở cấp phúc thẩm để quy trách nhiệm và buộc cá nhân bồi thường lại.
Luật sư Bùi Quang Nghiêm (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM) nêu ý kiến: "Luật quy định rất đầy đủ nhưng hiện nay vấn đề quy trách nhiệm cá nhân để thu hồi lại cho ngân sách nhà nước vẫn còn bỏ ngỏ".
Luật sư Lý Ngọc Hải (Văn phòng luật sư Lê Thị Minh Nhân) cho rằng, ngân sách nhà nước có được từ tiền thu thuế của người dân nộp, vấn đề bồi thường oan sai cũng chỉ mới dừng lại ở việc lấy ngân sách bồi thường. Như vậy, chẳng khác nào lấy tiền thuế của dân để trả cho những việc làm sai trái của cán bộ công chức.
Trao đổi về vấn đề này, nhiều chuyên gia pháp lý lo lắng quy định quy trách nhiệm cá nhân thì được nhưng việc thu hồi tiền bồi thường cho ngân sách khó khả thi vì lương công chức thấp lại không có gì ràng buộc.
Tuy nhiên, luật sư Nghiêm cho rằng nguyên nhân "vướng" vì không làm đến tận cùng.
"Những cá nhân có những phán quyết sai là những người có chức vụ, quyền hạn nhất định. Những người này tài sản của họ rất nhiều. Nếu chúng ta làm đến tận cùng, truy đến tận cùng buộc trách nhiệm cá nhân, bắt các cá nhân có những quyết định sai trái phải bồi thường, thậm chí bán nhà đi mà đền thì sẽ hạn chế được rất nhiều án oan sai xảy ra và ngân sách nhà nước không thất thoát", luật sư Nghiêm nói.
Song song đó, luật sư Lý Ngọc Hải còn đề xuất mạnh hơn là cần phải sửa Luật Hình sự, thêm tội danh, quy trách nhiệm hình sự những người truy tố, xét xử oan sai thì mới hạn chế triệt để vấn đề án oan.
Không có sự bồi thường nào bù đắp được những thiệt hại
Sẽ chẳng có sự bồi thường nào có thể bù đắp được những thiệt hại mà người bị oan sai phải chịu, mức bồi thường dù bao nhiêu đi nữa cũng chỉ đáp ứng được một phần những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà thôi
Luật sư Trần Ngọc Quý, Đoàn luật sư TP.HCM
Liên quan đến mức tiền cũng như các khoản phải bồi thường, luật sư Hà Hải phân tích, nếu ông Chấn bị oan thì có quyền yêu cầu bồi thường: thiệt hại về tài sản (gồm những tài sản bị phát mại, bị hư hỏng, khoản tiền đã nộp cho nhà nước... do không sử dụng là hậu quả của việc kết án, quyết định oan sai...); thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (nếu xác định được thu nhập của ông Chấn trước khi bị bắt là 5 triệu đồng/tháng thì bồi thường mức tương ứng, nếu không xác định được thì lấy mức lương tối thiểu năm 2013 là 1.150.000/tháng); thiệt hại do tổn thất về tinh thần, được xác định là 3 ngày lương tối thiểu cho một ngày bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (có thể tính bằng công thức: 1.150.000/22 x 365 ngày); thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ... và khôi phục danh dự.
"Trước hết, mức bồi thường cụ thể sẽ phụ thuộc vào việc thương lượng giữa ông Chấn và cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009.
Trong trường hợp, các bên không thể thỏa thuận và thương lượng được, ông Chấn có quyền khởi kiện ra tòa. Tất nhiên, sẽ chẳng có sự bồi thường nào có thể bù đắp được những thiệt hại mà người bị oan sai phải chịu, mức bồi thường dù bao nhiêu đi nữa cũng chỉ đáp ứng được một phần những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà thôi", luật sư Trần Ngọc Quý (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ.
Theo TNO
Chồng tính nửa vời Ngày xưa, chị từng ngưỡng mộ anh qua từng trang viết, cảm nhận những cách nghĩ sâu sắc, tinh tế của anh. Trong một cuộc hội thảo, hai người gặp và yêu nhau. Lấy nhau rồi, chị mới vỡ mộng vì thần tượng văn chương. Tiếng động mạnh ở phòng khách khiến chị giật mình, thằng bé đang ngủ chợt tỉnh giấc, khóc...