Khám “sức khỏe” thị trường qua chỉ số thanh khoản
Tròn 200 mã cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hà Nội và TP. HCM đã bị loại ra khỏi rổ tính chỉ số chung VNX Allshare trong kỳ xem xét tháng 10/2018 vì lý do thanh khoản.
Rất nhiều mã trong số này có thời gian niêm yết cả 10 năm, 15 năm như STC của CTCP Sách và thiết bị trường học TP.HCM (lên sàn 2006); CAN của CTCP ồ hộp Hạ Long (lên sàn 2009); VC6 của CTCP Vinaconex 6 (lên sàn 2008); SSM của CTCP Chế tạo và kết cấu thép SSM (2008)…, nhưng thanh khoản quá yếu (tỷ trọng Turnover Ratio nhỏ hơn 0,02%) nên bị loại khỏi rổ tính.
Trong một thước đo khác, tính đến giữa tháng 10/2018, toàn thị trường hiện có 740 doanh nghiệp niêm yết, với giá trị vốn hóa gần 3.400.000 tỷ đồng, nhưng vốn hóa có khả năng chuyển nhượng thì lại chỉ chiếm 1/3.
Vì sao lại có tình trạng này? Theo giải thích của sở giao dịch chứng khoán, việc quy mô niêm yết thì lớn, nhưng số cổ phiếu thực có khả năng chuyển nhượng lại nhỏ là do vốn Nhà nước vẫn chiếm quá lớn trong các doanh nghiệp niêm yết lớn, dẫn đến kết quả chung toàn thị trường như vậy.
Với những đo lường bằng con số cụ thể từ 2 sở, nhà đầu tư có thể hình dung rằng, chỉ có 1/3 vốn hóa thị trường có tính lỏng; 2/3 còn lại là “nằm im” do sở hữu của Nhà nước hoặc của các cổ đông lớn đang trong giai đoạn bị hạn chế chuyển nhượng. Những cổ phiếu điển hình trong số này là GAS, SAB, VCB, VHM, CTG…
Trong các mã lớn, mã BID của Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam đã bị loại ra khỏi rổ tính chỉ số VNX Allshare kỳ này vì thanh khoản không đạt tiêu chí. Từ khi lên sàn niêm yết đến nay, mã BID có sở hữu Nhà nước lên tới 95,28%.
Cổ phiếu yếu, nhỏ không nhận được sự quan tâm của các dòng vốn đầu tư là một hiện trạng phổ biến trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, có không ít cổ phiếu lớn, quy mô vốn hóa hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng, nhưng nhà đầu tư cũng không dễ đầu tư do tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng quá nhỏ.
Tính trong 6 tháng qua, thanh khoản trên sàn HOSE giảm khá mạnh, từ khoảng 7.600 tỷ đồng/phiên vào tháng 1 xuống còn dưới 4.600 tỷ đồng/phiên vào tháng 9.
Con số này cho thấy, thị trường dù có thêm nhiều hàng hóa mới với quy mô vốn hóa cao hơn, nhưng đó chỉ là sự tăng lên về lượng. Chất lượng thị trường chưa có sự cải thiện khi có nhiều doanh nghiệp yếu thanh khoản, thậm chí yếu cả về sức khỏe trên sàn.
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để thay đổi hiện trạng trên? Theo ghi nhận của Báo ầu tư Chứng khoán, có 3 việc không thể không làm để cải thiện tình trạng thanh khoản quá yếu.
Thứ nhất, tiêu chuẩn niêm yết cần phải được nâng tầm khi sửa Luật Chứng khoán tới đây, theo hướng doanh nghiệp xứng đáng lên sàn thì mới được lên hoặc trụ lại trên sàn. Các doanh nghiệp yếu cần đưa xuống giao dịch ở thị trường đại chúng để định hình sân chơi uy tín cho sàn niêm yết.
Thứ hai, các doanh nghiệp trên sàn bên cạnh nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định, phải dành nguồn lực cần thiết để xây dựng niềm tin và truyền thông về giá trị doanh nghiệp để giảm tình trạng cổ phiếu bị dòng tiền “bỏ rơi” trên sàn.
Thứ ba, Nhà nước cần mạnh mẽ thoái vốn để thay đổi hiện trạng nhiều doanh nghiệp niêm yết lớn chỉ có vài phần trăm cổ phiếu lỏng, còn lại toàn của… Nhà nước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có thể đi lên bền vững nếu nội lực thị trường – hàng hóa niêm yết phải có chất lượng và các doanh nghiệp, nhà quản lý gìn giữ được niềm tin với công chúng.
Chỉ xét riêng 1 tiêu chí thanh khoản, kỳ xem xét tháng 10 này có tới 200 mã bị loại khỏi rổ tính chỉ số VNX Allshare cho thấy, trên sàn có nhiều mã yếu, đứng đó không biết vì mục tiêu gì.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán đỏ sàn, "bay" 164.000 tỉ đồng
VN-Index mất hơn 48 điểm nhưng điểm sáng trong một ngày bán tháo là thanh khoản thị trường tăng vọt với 9.200 tỉ đồng
Thị trường chứng khoán châu Á hôm 11-10 trượt sâu xuống mức thấp nhất trong 19 tháng sau khi Phố Wall trải qua ngày giao dịch tồi tệ nhất trong 8 tháng trở lại đây.
"Đỏ lửa" toàn cầu
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương không bao gồm thị trường Nhật Bản mất 6,04% vào thời điểm đóng phiên giao dịch, trong khi có thời điểm trong ngày nó chạm đáy thấp nhất kể từ tháng 3-2017. Các chỉ số chính của chứng khoán Trung Quốc sụt hơn 3% ngay khi mở cửa. Tốc độ giảm ngày càng nhanh và có thời điểm chỉ số Shanghai Composite Index của sàn Thượng Hải mất khoảng 6% điểm số. Chỉ số Nikkei của chứng khoán Nhật Bản giảm gần 3,9%, mức giảm theo ngày sâu nhất kể từ tháng 3, trong khi các thị trường chứng khoán Đông Nam Á cũng đồng loạt "đỏ lửa".
Thị trường chứng khoán Việt Nam "rực lửa" ngày 11-10 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Thị trường châu Âu cũng không tránh khỏi liên lụy sau cuộc sa sút của thị trường Mỹ khi chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới 3,2% hôm 10-10. Các chỉ số chứng khoán chính ở Anh, Đức, Pháp cũng sụt giảm hơn 1% khi mở cửa hôm 11-10.
VN-Index giảm 48,07 điểm
Diễn biến trên đã tác động mạnh tới tâm lý các nhà đầu tư trong nước. Sự hoảng loạn và bán tháo đã xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch. Nhìn vào rổ chỉ số VN30 cho thấy đa số cổ phiếu đều chìm trong sắc đỏ.
VN-Index có lúc đã mất 60 điểm, thủng mốc 940 điểm chỉ trong nửa phiên sáng 11-10. Nhiều mã gặp áp lực bán giải chấp và giảm sâu, trong đó không thiếu những mã blue-chip như VIC, MSN, PLX, VPB...
Chốt phiên giao dịch ngày 11-10, VN-Index giảm 48,07 điểm, còn 945,89 điểm. VN30-Index (chỉ số đại diện cho nhóm 30 cổ phiếu vốn hóa lớn) cũng giảm hơn 46 điểm (4,79%), còn 920 điểm. Trong nhóm này, các cổ phiếu vốn hóa lớn như VCB, VPB, MSN bị bán tháo mạnh bởi cả nhà đầu tư nội và ngoại. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, HNX-Index và Upcom-Index giảm lần lượt là 5,79% và 3,59%.
Với đà giảm này, HoSE đã "bốc hơi" khoảng 153.500 tỉ đồng vốn hóa. Có những cổ phiếu vốn hóa giảm trên 10.000 tỉ đồng như GAS, VCB, VHM, VIC. Còn trên HNX-Index và Upcom-Index cũng "bay" tổng cộng khoảng 10.500 tỉ đồng.
Đáng chú ý, thanh khoản thị trường tăng vọt với 455 triệu cổ phiếu trên 2 sàn được trao tay, trị giá 9.200 tỉ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận chỉ khoảng 450 tỉ đồng. Khối ngoại bán ròng mạnh với giá trị 260 tỉ đồng. Cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là VIC, VNM, MSN, BID, VJC; ngược lại được mua ròng mạnh nhất là DXG, VRE, SBT, PLX, PVD.
Mù mịt nguyên nhân
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng điều đáng ngại nhất là gần một ngày sau khi thị trường chứng khoán Mỹ giảm 3,15%, kéo theo việc mất điểm của hầu hết các thị trường chứng khoán khác trên thế giới thì giới phân tích vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Chia sẻ trên đài CNN, chiến lược gia Jingyi Pan, thuộc hãng IG Markets (Mỹ), nhận định đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường chứng khoán Mỹ đã giáng đòn mới vào niềm tin của các nhà đầu tư châu Á. Phân tích sâu hơn vấn đề này, các chuyên gia thuộc Ngân hàng ANZ cho biết các thị trường chứng khoán đang rơi vào một đợt bán tháo mạnh do những cảnh báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế về rủi ro mất ổn định tài chính và căng thẳng thương mại tiếp diễn...
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump chĩa mũi dùi về Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khi cho rằng tổ chức này đã nâng lãi suất 3 lần trong năm nay, gây ra "ngày thứ Tư đen tối" cho Phố Wall. "Tôi cho rằng FED đang phạm sai lầm. Họ quá chặt chẽ. FED bị điên mất rồi!" - ông chủ Nhà Trắng nói với báo giới trước cuộc vận động chính trị ở bang Pennsylvania hôm 10-10.
Cơ hội mua vào
Trong khuôn khổ hội nghị thường niên các nhà đầu tư 2018, ông Andy Ho, Trưởng Bộ phận Đầu tư VinaCapital, cho rằng việc giảm mạnh của thị trường chứng khoán trong phiên này là điều bình thường và đây là cơ hội để nhà đầu tư mua vào.
Theo ông Andy Ho, Việt Nam có khá nhiều thông tin tốt từ nền kinh tế. Cụ thể vừa qua, Việt Nam đã lọt vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của Tổ chức FTSE (nhà cung cấp chỉ số chứng khoán toàn cầu). Hy vọng lớn hơn là sẽ vào danh sách do MSCI (công ty chuyên cung cấp các chỉ số tham chiếu cho các nhà đầu tư cổ phiếu, trái phiếu) quản lý. Khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn.
SƠN NHUNG - THU HẰNG
Theo nld.com.vn
Kỳ vọng sự trở lại của khối ngoại Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 3 tháng phục hồi với mức tăng khoảng 17% sau đợt điều chỉnh trước đó. Diễn biến thị trường trong những tháng cuối năm được nhận định là khả quan. Kỳ vọng sự trở lại của khối ngoại Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Everest cho biết, sau giai...