Khám sàng lọc, phân loại người bệnh nền, tiền sử dị ứng để đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký quyết định số 2995/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19. Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước.
Đảm bảo an toàn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Theo đó, việc khám sàng lọc nhằm phát hiện và phân loại các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng gồm người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vaccine.
Các đối tượng cần thận trọng tiêm chủng, phải được khám sàng lọc kỹ và cần được tiêm chủng tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người trên 65 tuổi; người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu. Người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống: Mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tối thiểu dưới 60 mmHg hoặc trên 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa dưới 90 mmHg hoặc trên 140 mmHg; nhịp thở trên 25 lần/phút cũng thuộc đối tượng cần thận trọng tiêm chủng.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng gồm: Đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù…; trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao; hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Chống chỉ định tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Video đang HOT
Trước tiêm chủng, nhân viên y tế phải thực hiện bước khám sàng lọc hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại; tiền sử tiêm vaccine phòng COVID-19; tiền sử dị ứng; tiền sử tiêm vaccine khác trong 14 ngày qua; tiền sử mắc COV1D-19; tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, đang dùng thuốc corticoid, ức chế miễn dịch, xạ trị; tiền sử bệnh nền như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, các bệnh thần kinh mạn tính, các bệnh tim mạch mạn tính…; rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông; phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Bước tiếp theo, nhân viên y tế phải đánh giá lâm sàng, phát hiện các bất thường về dấu hiệu sống: Đo thân nhiệt, huyết áp, đếm mạch, đếm nhịp thở hoặc SpO2 (nếu có) với những người có bệnh nền; quan sát toàn trạng… Ghi nhận bất kỳ biểu hiện bất thường nào quan sát thấy ở người đến tiêm để hỏi lại về tiền sử sức khỏe.
Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19
Kết luận sau khám sàng lọc, những người đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm chủng ngay; trì hoãn tiêm chủng với những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn; chuyển tiêm và theo dõi tại bệnh viện với những trường hợp có yếu tố thận trọng tiêm chủng, phát hiện sau khi thăm khám. Nhân viên y tế không chỉ định tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Đối tượng tiêm chủng sau khi được thăm khám, nếu đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được tư vấn và ký giấy cam kết đồng ý tiêm chủng.
* Bộ Y tế vừa có công văn gửi Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bí thư, Chủ tịch các tỉnh, thành phố đề nghị khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ, đến nay tiến độ tiêm chủng còn chậm, còn hơn 10 tỉnh, thành phố chưa triển khai tiêm vaccine đã được phân bổ đợt 3. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng; Bộ Y tế đề nghị Bí thư, Chủ tịch UBND cấp tỉnh tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Sở Y tế, UBND cấp huyện đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn; huy động các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng xử trí các trường hợp tai biến nặng sau tiêm, đảm bảo tiêm đến đâu an toàn đến đó.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, đồng thời phải đảm bảo an toàn tiêm chủng.
Đây là nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; do đó Bộ Y tế đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai ngay và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả triển khai.
Bí thư Hà Tĩnh: Dịch bệnh đang phức tạp, người dân không nên về quê
Người dân Hà Tĩnh ở các địa phương không nên về quê thời điểm này, không đi, đến các vùng có dịch, trường hợp bất khả kháng phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tỉnh Hà Tĩnh khuyến cáo.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng (phải) và chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh kiểm tra các chốt phong tỏa tại khu cách ly - Ảnh: LÊ MINH
Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi nhanh với bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng.
* Ông có thể đánh giá về tình hình dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh?
Ông Hoàng Trung Dũng: Dịch COVID-19 ở Hà Tĩnh hiện nay theo cơ quan chức năng là do biến chủng lây lan rất nhanh. Mặc dù địa phương tập trung rất cao trong việc khoanh vùng, truy vết, song đến thời điểm hiện tại đã ghi nhận 16 ca lây nhiễm.
Từ khi phát hiện chùm ca bệnh, Hà Tĩnh đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, cùng với sự hỗ trợ của lực lượng y tế tỉnh Nghệ An đã xét nghiệm diện rộng với hơn 30.000 mẫu. Nhìn chung, dịch bệnh đang từng bước được khống chế, tuy nhiên hiện tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung cao độ để dịch không bùng phát hơn nữa.
* Mới đây Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh có công điện khẩn triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh COVID-19, trong đó khuyến cáo người dân không về quê trong thời điểm này. Ông có thể nói rõ hơn?
Trong các công điện, chúng tôi yêu cầu các quyết định, văn bản của cơ quan chức năng và Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cân nhắc rất kỹ, phù hợp với thực tiễn địa phương để đưa ra các chủ trương, quyết sách được người dân đồng tình.
Ngay khi dịch chưa bùng phát tại Hà Tĩnh, lãnh đạo tỉnh đã thống nhất khuyến cáo người dân làm việc ở các địa phương, nhất là vùng có dịch, hết sức thận trọng khi về quê, tránh trường hợp đưa dịch từ vùng khác về địa phương.
Đối với những trường hợp bất khả kháng phải về quê thì yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định trong phòng, chống dịch.
Với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, việc bám sát các quy định của Bộ Y tế và sự nỗ lực của các ngành chức năng, chúng tôi sẽ cố gắng dập dịch trong thời gian sớm nhất. Để thực hiện được việc này, ngoài sự nỗ lực của hệ thống chính trị thì rất cần người dân hợp tác, chia sẻ và thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo Bộ Y tế.
Trong các công điện tôi cũng yêu cầu cán bộ công chức, người dân khai báo trung thực, mục đích là khi ghi nhận các ca F0 lực lượng chức năng sẽ dễ dàng truy vết hơn.
Lực lượng y tế Hà Tĩnh khẩn trương lấy mẫu xét nghiệp vào ban đêm tại khu vực phong tỏa - Ảnh: LÊ MINH
Tỉnh ủy Bình Dương xin lỗi nhân dân Sau khi có kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về các dấu hiệu vi phạm, các lãnh đạo trong Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 cho biết nghiêm túc rút kinh nghiệm và xin lỗi nhân dân. Các lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2020 (từ trái qua): Bí thư Tỉnh ủy Trần Văn Nam,...