Khám phá vườn nhãn cổ trăm tuổi độc nhất ở Nam Bộ
Vườn nhãn cổ Bạc Liêu là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.
Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Khu vườn này là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian. Những cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đều đã có trên 100 tuổi. Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa biển Đông, rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu. Khi người Hoa di cư đến đây sinh sống vào đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng đã mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu này thì cả hai giống nhãn tỏ ra thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng. Thế là nhiều người dân trong vùng nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên. Ban đầu, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, cây nhãn sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái sum xuê. Hàng năm, cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và đến tháng 9 là thu hoạch, mỗi năm chỉ một vụ. Từ năm 1965, người dân nơi đây trang bị được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan để chủ động thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn, khiến năng suất tăng đáng kể, người trồng nhãn giàu lên nhanh chóng. Vào thời kỳ phát triển mạnh nhất, các khu vườn nhãn có tổng diện tích rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km dọc tỉnh lộ. Tuy nhiên, sau hơn 100 năm tồn tại,vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang đối mặt với những thách thức to lớn. Những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới. Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu để phục vụ việc phát triển du lịch đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu đặc biệt quan tâm.
Nằm trên địa bàn hai xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông thuộc thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có khu vườn nhãn cổ độc nhất vô nhị của vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Khu vườn này là nơi quy tụ của hàng trăm cây nhãn có dáng vẻ gân guốc, uốn lượn cổ quái, mang đậm dấu ấn thời gian.
Những cây nhãn ở vườn nhãn cổ Bạc Liêu đều đã có trên 100 tuổi.
Video đang HOT
Ngày trước, vùng này là đất giồng cát được hình thành do quá trình bồi lắng của phù sa biển Đông, rất thích hợp cho việc trồng cây ăn trái và các loại hoa màu.
Khi người Hoa di cư đến đây sinh sống vào đầu thế kỷ 19, ông Trương Hưng đã mang hai giống nhãn Trung Quốc sang trồng trên đất giồng cát Bạc Liêu này thì cả hai giống nhãn tỏ ra thích nghi và phát triển tốt, được nhiều người ưa chuộng.
Thế là nhiều người dân trong vùng nhân rộng diện tích trồng nhãn, khiến ở đâu có đất giồng cát là có nhãn mọc lên.
Ban đầu, cả khu vực trồng nhãn không có nước tưới, cây nhãn sống nhờ vào nước mưa nhưng vẫn xanh tốt, ra hoa kết trái sum xuê. Hàng năm, cứ đến tháng 5 là nhãn trổ bông và đến tháng 9 là thu hoạch, mỗi năm chỉ một vụ.
Từ năm 1965, người dân nơi đây trang bị được hệ thống nước tưới bằng giếng khoan để chủ động thời vụ cho nhãn ra trái sớm hơn, khiến năng suất tăng đáng kể, người trồng nhãn giàu lên nhanh chóng.
Vào thời kỳ phát triển mạnh nhất, các khu vườn nhãn có tổng diện tích rộng hơn 230ha, trải dài hơn 11km dọc tỉnh lộ.
Tuy nhiên, sau hơn 100 năm tồn tại,vườn nhãn cổ Bạc Liêu đang đối mặt với những thách thức to lớn.
Những năm gần đây, do thị trường bất ổn, cộng với sự già cỗi, thoái hoá, năng suất nhãn cổ giảm mạnh khiến hàng loạt nhà vườn phải đành đốn bỏ để chuyển sang trồng các loại cây khác, hoặc trồng các loại nhãn mới.
Khôi phục và giữ lại vườn nhãn cổ Bạc Liêu để phục vụ việc phát triển du lịch đang là vấn đề cấp bách được các ngành chức năng Bạc Liêu đặc biệt quan tâm.
Theo_Kiến Thức
Sạt lở ở Tây Nguyên và Nam Bộ diễn biến phức tạp
Dù chưa chính thức bước vào mùa mưa, song tình trạng sạt lở tại một số địa phương ở Tây Nguyên và Nam Bộ đã diễn ra khá phức tạp.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm, ĐBSCL đã ghi nhận trên 40 điểm sạt lở bờ sông. Hiện tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào không kể mùa nắng hay mưa. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của bà con vùng này.
Tại huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, những năm gần đây, liên tiếp xảy ra tình trạng sạt lở ven bờ sông Ba. Hàng trăm ha đất sản xuất của người dân trong vùng đã bị cuốn trôi. Chưa dừng lại ở đó, lòng sông liên tục được mở rộng vào mùa mưa lũ hàng năm.
Biện pháp trước mắt của huyện Krông Pa là kè bờ chống sạt lở tại các khu vực trọng điểm. Tuy nhiên, nguy cơ sạt lở trước mùa mưa lũ năm nay vẫn còn hiện hữu.
Theo_VTV
Hai thanh niên bị đâm chết ở Sài Gòn là con trai độc nhất Người thân của An và Minh nhận xét, 2 thanh niên trên đều là những người hiền lành, được hàng xóm quý mến. Họ đã phải nghỉ học sớm để phụ giúp cho gia đình. Nhắc đến cái chết của cháu mình hôm trung tuần tháng 5, ông Nguyễn Thành Huy chia sẻ, nghe tin Nguyễn Bình An (17 tuổi, ở quận Bình...