Khám phá Vũng Tàu cùng cún cưng
Chú chó tên Cồ du hí Vũng Tàu trong 2 ngày 1 đêm với những điểm đến được yêu thích như hồ Đá Xanh, mũi Nghinh Phong…
Cồ có tên đầy đủ là Micheal Tran, là chú chó 5 tuổi của Bảo Trân (1993), đến từ TP HCM. Cô thường chở Cồ đi chơi xa bằng ôtô riêng và ghi lại các cảnh đẹp. Với vẻ ngoài dễ thương, các bộ ảnh của Cồ được nhiều người chia sẻ và khen ngợi trên mạng xã hội.
Cồ chụp ảnh tại hồ Đá Xanh. Hồ nằm tren lo trinh đen Vung Tau, gia ve vao cong 40.000/người. Tại đây, du khách có thể chụp ảnh cùng cừu, check-in tại cầu cảng sông, khu tham quan có cau go , xich đu, vườn hoa, cay co đon…
Trân có đam mê du lịch, thích đi đó đây nên Cồ từ nhỏ cũng mê đi chơi. “Trân muốn lưu lại những kỷ niệm của Cồ thật nhiều và cho mọi người biết, chó là một người bạn, chó cũng có thể đi du lịch, làm người bạn đồng hành trong mọi chuyến đi của con người”.
Trên ảnh là hẻm 107 – 109 Trần Phú, một điểm check-in nổi tiếng ở Vũng Tàu. Trước hẻm có bụi hoa giấy lớn rất đẹp để du khách chụp ảnh. Khó khăn nhất với Trân lúc đi chơi là tìm chỗ ở, và tìm những hàng quán không cấm thú cưng. Vì vậy, trước khi đi đâu, cô đều tìm hiểu khá kĩ lịch trình. “May mắn đa số những nơi mình ở hay đến ăn mọi người đều rất mê Cồ, đón chúng mình nồng nhiệt”, Trân nói. Ngoài ra, cô mong muốn có thể chia sẻ những kinh nghiệm, chỗ ở, hàng quán… đến những người chủ có cún cưng khác.
Để đến cổng trời ở Mũi Nghinh Phong, Trân dẫn Cồ đến tượng Chúa dang tay (hay còn gọi là tượng Chúa Kito), ở phía đối diện có quán cà phê bị bỏ hoang. Cô chủ và chú có đi theo đường mòn đến bậc thang dẫn xuống biển.
“Điểm đặc biệt nhất tại đây chính là chiếc cổng trời và góc ngắm biển từ trên đỉnh đồi, cảm giác thư giãn khi ngắm hoàng hôn từ trên cao, tận hưởng gió lộng mát mẻ, dễ chịu và trong lành”, Trân chia sẻ.
Đường đèo lên ngọn hải đăng cũng là nơi Trân và Cồ đến trong chuyến đi Vũng Tàu lần này. Đến đây vào đúng mùa, du khách sẽ được ngắm màu đỏ cam rực rỡ của những cây phượng hai bên đường.
Nơi Cồ thích nhất trong chuyến đi là các xe kem dọc bờ biển Vũng Tàu. Gia dao đong tu 35.000 – 60.000 cho một phan kem hoac nuoc. Sau khi mua kem, du khách có thể check-in cung chiec xe bus bán kem nhiều màu sắc.
“Đi du lịch với Cồ rất vui, Cồ ngoan và nghe lời, không hề say xe, biết tạo dáng chụp ảnh. Tôi chỉ có sự cố là đôi lúc Cồ gặp những bạn chó khác, nó sẽ mất bình tĩnh lao vào đánh nhau”, Trân vui vẻ cho biết.
Khám phá kiến trúc "có một không hai" của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu
Nhà lớn Long Sơn (xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể được xây dựng với kiến trúc độc đáo "có một không hai" ở Việt Nam.
Chiêm ngưỡng kiến trúc "độc nhất vô nhị" của Nhà lớn Long Sơn ở Vũng Tàu
Nhà lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần nằm bên sườn phía Đông Núi Nứa, thuộc xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) là một quần thể kiến trúc nghệ thuật theo lối cổ mang nhiều nét đặc sắc, có thể nói là độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Quần thể di tích này là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.
Nhà lớn Long Sơn là một quần thể gồm nhiều ngôi nhà có lối kiến trúc tựa kiểu đình làng Việt Nam, được làm bằng gạch ngói và các loại gỗ quý, nằm trên tổng diện tích khoảng 2ha.
Điều đặc biệt của Nhà lớn Long Sơn là các công trình không được xây theo một quy hoạch tổng thể nào. Nhà lầu, nhà trệt xen kẽ kế tiếp nhau, không cân đối, không sau trước, đã tạo nên một bố cục kiến trúc rất khác lạ.
Nhà lớn Long Sơn được xây dựng trong gần 20 năm (từ năm 1910 đến 1929 thì hoàn thành). Đây là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín và liên thông, được chia thành 3 khu riêng biệt.
Khu nhà thờ, khu lăng mộ Ông Trần và một khu gồm nhiều nhà với các chức năng khác nhau. Các công trình đều mang màu sắc tươi sáng với tường vôi trắng, các ô cửa, mành che và vách gỗ sơn xanh, thể hiện nét tín ngưỡng của đạo Ông Trần và tính quần cư, đoàn kết giữa những người dân tha hương khi đến chốn rừng núi hoang vu lập nghiệp.
Tất cả vật liệu cần thiết để xây dựng nên Nhà lớn Long Sơn ngày nay đều là của Ông Trần và những người tin theo ông tự nguyện gom góp. Ban đầu, Nhà lớn được làm bằng gỗ ván, tre nứa, nhưng sau này khi trùng tu, các con cháu và đệ tử Ông Trần đã cho thay thế một phần gạch ngói và xi măng.
Ấn tượng nhất ở Nhà lớn Long Sơn là khu nhà thờ. Khu nhà này quay mặt về hướng Đông, có diện tích 7.800m2 bao gồm các công trình kiến trúc: Lầu Cấm (Tiền điện); Nhà Thánh, Lầu Trời, Lầu Tiên, Lầu Phật (Chính điện), nhà Hậu (Hậu điện) và Lầu Dài là nơi lễ nghi hội hè.
Một thành viên đang sinh sống trong quần thể Nhà lớn Long Sơn đang thực hiện nghi thức thắp nhang cúng tổ tiên.
Trong các gian thờ có vô số kỷ vật cổ, đa phần bằng gỗ quý. Cách bày trí nội thất khu di tích rất trang nghiêm, uy nghi với nhiều hoành phi, hương án bài vị, bàn thờ, tủ cẩn, câu đối.
Tất cả những người dân đang sinh sống, làm việc, trông nom khu Nhà lớn Long Sơn đều có trang phục đặc biệt giống nhau, đàn ông thì để tóc dài, nuôi dâu.
Họ cùng làm việc, sinh hoạt trong một cộng đồng khép kín.
Từ xưa đến nay, việc trông coi và giữ gìn Nhà lớn Long Sơn đều do nhân dân cùng con cháu ông Trần tự nguyện. Việc cúng lễ, quét dọn, tu sửa hằng ngày do phiên ngũ (năm người) đảm nhiệm, cứ ba ngày thay phiên một lần. Nhà Lớn hiện có 68 phiên với 340 người tự nguyện thực hiện, nửa năm đáo lại một lần.
Khu nhà xưởng bên trong quần thể Nhà lớn Long Sơn, nơi những người đàn ông quây quần làm nghề mộc.
Bên trong khuôn viên Nhà lớn Long Sơn luôn sạch sẽ, cây cảnh được chăm sóc, cắt tỉa gọn gàng.
Ngoài ra còn một số nhà phụ như lẫm lúa, kho đựng đồ, nhà bếp, nhà máy đèn, nhà ở của bá tánh và dòng tộc.
Năm 1900, Ông Trần cùng khoảng 20 người trong gia tộc đi bằng thuyền buồm dừng chân ở chợ bến Long Điền. Sau khi nhận thấy phía Nam đảo núi Lứa (Long Sơn) chưa có người khai phá, ông bèn chọn nơi này mở đất lập nghiệp và truyền đạo.
Sau khi ông Trần qua đời và được đưa vào thờ cúng trong Nhà lớn thì khu di tích này lại có thêm một tên gọi nữa là Đền Ông Trần. Hàng năm vào ngày giỗ Ông Trần (20 tháng 2 âm lịch) và ngày Tết Trùng cửu (9 tháng 9 âm lịch), Nhà lớn Long Sơn đều có tổ chức lễ hội long trọng, thu hút hàng chục ngàn người gần xa (chủ yếu từ các tỉnh ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ) về tham dự.
Khám phá mũi Tàu Bể bí ẩn ở Côn Đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) không lớn, chỉ hai ngày là bạn có thể khám phá hết những tuyến đường và điểm tham quan chính. Tuy nhiên, trên đảo còn nhiều điểm đến bí ẩn mà ngay cả dân bản địa cũng chưa chắc biết đến như mũi Tàu Bể qua những hình ảnh sau đây. Được gọi là mũi Tàu...