Khám phá ‘vùng đất Rồng Sấm’ qua con đường cổ kính
Bhutan là một trong những đất nước bí ẩn nhất thế giới sắp mở cửa đón nhiều khách du lịch hơn sau khi khôi phục lại con đường cổ.
Vương quốc Bhutan, còn được gọi là vùng đất của Rồng Sấm, nằm ở vị trí giáp Ấn Độ và Trung Quốc, là một trong những quốc gia bí ẩn nhất thế giới.
Con đường cổ xuyên Bhutan sắp mở cửa đón khách du lịch sau 60 năm
Từng là quốc gia nhiều lần được vinh danh là nơi hạnh phúc nhất thế giới, nhưng Bhutan không đẩy mạnh thu hút khách du lịch do vậy để khách nước ngoài vào được Bhutan không phải là điều dễ dàng.
Đất nước này cũng có nhiều yêu cầu khắt khe đối với khách du lịch và điều này càng trở nên thách thức hơn trong bối cảnh đại dịch.
Trung bình, đất nước Bhutan chỉ đón vài nghìn du khách trong một năm vào thời điểm trước đại dịch. Là một phần của mục đích tránh du lịch quá mức, ảnh hưởng đến phát triển tự nhiên, quốc gia này thu phí bắt buộc 250 USD mỗi ngày mỗi người, bao gồm phí đường bộ, chỗ ở, thực phẩm và dịch vụ hướng dẫn.
Tuy nhiên, mới đây, đường mòn ngoạn mục xuyên qua Bhutan sẽ mở cửa trở lại cho khách du lịch, điều này mở ra hi vọng cho việc tham quan vùng đất của Rồng Sấm trở nên dễ dàng hơn. Đây là lần đầu tiên sau 60 năm quốc gia này mở cửa con đường.
Theo Quỹ Bhutan Canada, nhà tài trợ chính cho dự án trùng tu tuyến đường dài 402 km kết nối 9 quận, 2 thành phố tự trị, 1 công viên quốc gia và 400 di tích lịch sử văn hóa.
Du khách đi theo toàn bộ tuyến đường mòn sẽ vượt qua 18 cây cầu chính và leo lên 10.000 bậc thang, có thể đi bộ hoặc đi xe đạp leo núi.
Sam Blyth, Chủ tịch quỹ Bhutan Canada cho biết: “Đây là một dựa án dựa vào cộng đồng trong cả quá trình xây dựng và vận hành nhằm khôi phục lại biểu tượng văn hóa cổ xưa, cung cấp trải nghiệm bền vững cho người hành hương và khách du lịch. Đường mòn xuyên Bhutan cũng phản ánh triết lý xây dựng đất nước hạnh phúc, cho phép trẻ em Bhutan đi theo bước chân của tổ tiên và những người đi trước”.
Điểm cực tây của đường mòn là thị trấn Haa, gần biên giới với Tây Tạng. Điểm cực đông là Trashigang, gần biên giới với bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Theo các nhà tổ chức, một khách hành hương, đi bộ trọn vẹn hết con đường sẽ mất khoảng 30 ngày. Khách du lịch có thể lựa chọn các cung đường ngắn hơn trong các chuyến du ngoạn kéo dài 3,4 hoặc 7 ngày.
Vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, 41 tuổi của Bhutan, truyền cảm hứng và thúc đẩy việc khôi phục lại con đường. Đó từng là một phần trên tuyến đường hành hương của Phật giáo trước khi bị phá hủy vào những năm 1960.
Vua sẽ có mặt trong buổi lễ khánh thành con đường mòn tổ chức ở Trongsa, một thành phố linh thiêng ở miền trung Bhutan vào tháng 3/2022.
10 địa điểm tuyệt vời nhất ngắm 'chúa sơn lâm' trong môi trường tự nhiên
Vườn quốc gia Ấn Độ, Vườn quốc gia Zov Tigra của Nga ... là những địa điểm tuyệt vời để ngắm nhìn con hổ dũng mãnh trong môi trường sống tự nhiên của nó.
Theo âm lịch, năm 2022 bắt đầu vào ngày 1/2 là năm Nhâm Dần, đây là khoảng thời gian thích hợp cho những ai muốn tìm hiểu để hiểu rõ hơn về loài hổ.
Không chỉ nghiên cứu qua sách ảnh, video, nhiều người ưa khám phá muốn được chiêm ngưỡng hình ảnh dũng mãnh của hổ trong môi trường tự nhiên.
10 địa điểm tuyệt vời nhất ngắm 'chúa sơn lâm' trong môi trường tự nhiên
Trong số tất cả các loài mèo lớn, hổ có lẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì một loạt các vấn đề, từ săn bắt trộm đến biến đổi khí hậu và mất môi trường sống. Kết quả là ba trong số chín loài hổ ban đầu đã tuyệt chủng.
Trong số sáu phân loài còn lại, hai loài là hổ Sumatra và Nam Trung Quốc hiện được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp. Trên thực tế, không có con hổ Nam Trung Quốc nào xuất hiện trong tự nhiên khoảng hơn hai thập kỷ qua và chưa đến 100 con sống trong các sở thú.
Mặc dù số lượng hổ trên thế giới ngày càng trở nên hiếm hoi trong tự nhiên nhưng vẫn có những nơi trên thế giới mà con người có thể ngắm chúng trong môi trường hoang dã.
Cùng điểm qua một số địa điểm lý tưởng cho những ai muốn một lần chiêm ngưỡng loài vật được mệnh danh là 'chúa sơn lâm' trong môi trường tự nhiên.
Vườn quốc gia Bandhavgarh, Madhya Pradesh, Ấn Độ
Được biết đến với cái tên 'bang hổ' của Ấn Độ, Madhya Pradesh là nơi sinh sống của hơn 70% số hổ hoang dã trên thế giới. Điều này khiến bang trở thành một thỏi nam châm thu hút những ai có ý định nhìn ngắm hổ. Hơn 2.226 con hổ Bengal sinh sống trong khu vực này, làm tăng thêm cơ hội nhìn thấy hổ.
Ngoài ra ở bang Madhya Pradesh, có một số vườn quốc gia khác cũng là nơi sinh sống của hổ như Vườn quốc gia Satpura, Vườn quốc gia Kanha và Pench.
Vườn quốc gia Kaziranga, Assam, Ấn Độ
Chuyến đi đến Vườn quốc gia Kaziranga ở Ấn Độ không chỉ là địa điểm nổi tiếng với những con hổ trưởng thành to lớn, hung dữ mà nơi này còn có nhiều đồng cỏ tươi tốt là điểm sinh sống của quần thể tê giác một sừng.
Có khoảng 111 con hổ Bengal ở đây và có thêm voi và báo cùng sinh sống.
Một con hổ Bengal ở Vườn quốc gia Bandhavgarh
Vườn quốc gia Bandipur, Karnataka, Ấn Độ
Trải dài qua các thung lũng tươi tốt của sông Kabini và Moyar, Vườn quốc gia Bandipur là nơi trú ẩn của khoảng 109 con hổ. Tự hào là một trong những nơi có mật độ hổ cao nhất trên một mét vuông, Bandipur cung cấp cho các nhiếp ảnh gia động vật hoang dã vô số lựa chọn khác, từ voi Ấn Độ và gấu lười đến hơn 200 loài chim.
Vườn quốc gia Jigme Singye Wangchuck, Bhutan
Khi chính phủ Bhutan công bố số lượng hổ vào năm 2015, con số ghi nhận tại đất nước này là 103.
Hổ Bengal lang thang trên phần lớn đất nước có nhiều rừng rậm và Vườn quốc gia Jigme Singye Wangchuck là một trong những nơi tốt nhất để ngắm nhìn hổ trong tự nhiên, cùng với gấu trúc đỏ, voọc vàng và báo hoa mai quý hiếm.
Một con hổ Bengal ở Vườn quốc gia Kaziranga
Khu bảo tồn hổ Melghat, Maharashtra, Ấn Độ
Nằm trên dãy núi Satpura gần thị trấn đồi Chikhaldara, Khu bảo tồn hổ Melghat rộng 2.305 km2 là một trong những công viên hổ lớn nhất của Ấn Độ. Hơn 60 con hổ lang thang trên bờ sông Tapti và các phụ lưu của nó.
Vườn quốc gia Sunderban, Bangladesh
Hơn 200 con hổ Bengal sống trong vùng đầm lầy ngập nước này được bảo tồn ở tây nam Bangladesh, biên giới với Ấn Độ.
Phương tiện di chuyển chủ yếu trong Vườn quốc gia Sunderban khi đi ngắm hổ là thuyền, xuồng. Các con sông bao bọc trong rừng rậm khiến việc đi lại bằng thuyền dễ dàng hơn và hổ cũng có sở thích bơi lội nên hay xuất hiện trên sông.
Vườn quốc gia Bardia, Nepal
Nepal tự hào về một trong những nơi sản sinh hổ thành công nhất, với dân số gần như tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.
Ít nhất 235 con hổ sống trong 5 vườn quốc gia của đất nước, trong đó Vườn quốc gia Bardia có nhiều nhất với dân số khoảng 80 con.
Một con hổ Bengal ở Vườn quốc gia Bardia
Khu bảo tồn rừng Durminskoye, Nga
Khu rừng taiga ở vùng viễn đông Siberia này là nơi sinh sống của những con hổ Siberia cuối cùng còn sót lại cũng như những con báo Amur quý hiếm.
Vườn quốc gia Chitwan, Nepal
Dễ tiếp cận hơn Bardia nhờ vị trí gần biên giới phía nam của Nepal với Ấn Độ, Công viên Quốc gia Chitwan đã chứng kiến những nỗ lực bảo tồn của mình được đền đáp với số lượng hổ tăng lên 235 con.
10 địa điểm tuyệt vời nhất ngắm 'chúa sơn lâm' trong môi trường tự nhiên
Vườn quốc gia Zov Tigra, Nga
Có tên gọi là 'tiếng gọi của hổ', Vườn quốc gia Zov Tigra là nơi trú ẩn cuối cùng của loài hổ Siberia hoặc hổ Amur đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Chỉ có 500 con hổ tuyệt đẹp này còn lại trên thế giới. Do vậy, việc nhìn thấy chúng đòi hỏi du khách phải tham gia một cuộc thám hiểm hổ nghiêm túc, có nhiều thử thách chờ đợi và chỉ dành cho những ai ưa mạo hiểm.
Vườn quốc gia Royal Manas, Bhutan
Là nơi sinh sống của khoảng 30 con hổ Bengal cực kỳ nguy cấp, Vườn Quốc gia Royal Manas được Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới công nhận vào năm 2020 vì giúp gia tăng hơn gấp đôi số lượng hổ từ chỉ 12 con hổ vào năm 2008.
Ở rìa phía nam giáp với Khu bảo tồn Hổ Manas của Ấn Độ và ở rìa phía bắc giáp Vườn quốc gia Jigme Singye Wangchuck, Royal Manas mở rộng đáng kể lãnh thổ mà hổ có thể di chuyển trong môi trường tự nhiên.
Đất nước bí ẩn không đèn giao thông và cấm hút thuốc duy nhất trên thế giới Trên thế giới có khoảng gần 20 quốc gia tên bắt đầu bằng chữ cái B, từ Brazil cho tới Brunei. Ngoài điểm chung thú vị trên thì những điểm đến này còn có gì đặc biệt? 01. Đây là quốc kỳ của nước nào? A. Bhutan Đáp án: Quốc kỳ Bhutan dựa trên truyền thống dòng Drukpa của Phật giáo Tây Tạng...