Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của Sìn Hồ trong những ngày thu
Huyện Sìn Hồ với vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc nằm cách TP. Lai Châu vài chục km cung đường dốc, đèo với những dãy núi cao chót vót. Sìn Hồ cũng là điểm đến lý tưởng thu hút rất nhiều du khách.
Du khách đến du lịch huyện Sìn Hồ (Lai châu) chắc chắn sẽ được trải nghiệm, khám phá phong cảnh nước non hữu tình tuyệt đẹp mà không phải nơi nào cũng có. Dốc nối dốc, đèo nối đèo, những con đường trông như dải lụa nối nhau ngoằn ngoèo lưng chừng núi. Một bên là vực thẳm, một bên là vách đá cao sừng sững với sương mờ bồng bềnh tưởng như có thể giơ tay bắt lấy được… Đó là ấn tượng đầu tiên của bất cứ du khách nào khi lần đầu tiên được đặt chân tới Sìn Hồ, một huyện miền núi của tỉnh Lai Châu.
Đường đến Sìn Hồ (Lai Châu) với cung đường dốc nối dốc, đèo nối đèo trông như dải lụa nối nhau ngoằn ngoèo lưng chừng núi.
Nếu du khách đến huyện Sìn Hồ mà không đến Pú Đao tức là đi mà chưa tới. Đó là một bản của người Mông nằm trong không gian thơ mộng của bạt ngàn hoa dại với điểm nhấn là những cây đại thụ cứ mỗi mùa thu lại trải thảm lá đỏ rực chờ đón một mùa đông giá rét. Xen kẽ với đó là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn chuẩn bị ngả sang sắc vàng của no ấm. Đó cũng là mùa rực rỡ nhất của miền Tây Bắc.
Đến với Sìn Hồ, du khách sẽ được hòa mình và được chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của bà con dân tộc vùng cao.
Ngoài Pú Đao, đi sâu vào những bản Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Tà Ghềnh… du khách cũng sẽ bắt gặp người dân bản địa đứng bán sản vật của núi rừng bên vệ đường trong những chiếc váy trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông, Dao… Người dân trong bản, từ già trẻ gái trai, ngày này qua năm khác vẫn đếm ngược đến ngày chợ phiên, để rồi cặm cụi dắt ngựa, gùi sản vật, nông sản ra chợ phiên để bán tạo nên một khung cảnh nhộn nhịp nơi núi rừng hoang sơ trong những ngày thu.
Bà con dân tộc thiểu số vùng cao đang trao đổi mua bán hàng thổ cẩm.
Phụ nữ dân tộc Mông nơi rẻo cao dập dìu xuống chợ.
Sìn Hồ không chỉ có núi cao, mây trắng, là điểm giao lưu văn hóa chợ phiên đặc sắc… mà còn có những đặc sản riêng có của một vùng đất giàu sản vật. Trong đó, phải kể đến dịch vụ tắm lá thuốc trong thùng gỗ của người Dao, một trải nghiệm đầy sảng khoái mà ai đã từng tắm thử một lần sẽ không thể nào quên khi du lịch nơi đây. Điều kỳ lạ là các vị thuốc trong nồi nước tắm khiến cho thứ nước này nóng được rất lâu. Trong cái lạnh tê tái của đêm Tây Bắc, có lẽ chẳng gì thích thú bằng việc được ngâm mình trong chiếc bồn tắm gỗ, lim dim mắt tận hưởng cảm giác lạ lan ra khắp cơ thể và sau đó là sự êm dịu, ấm áp đến lạ.
Không chỉ có bài tắm thuốc cổ truyền đang trở thành một dịch vụ hút khách, Sìn Hồ tập trung nhiều cảnh đẹp hấp dẫn như cổng trời, núi Tiên Ông, núi Ô Đá… gắn liền những truyền thuyết ly kỳ. Mỗi năm, Sìn Hồ thu hút tới vài trăm nghìn lượt du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng phong cảnh hoang sơ nơi đây.
Những thửa ruộng bậc thang vàng óng ở lưng chừng núi trông thật tuyệt đẹp.
Ngôi nhà được xây dựng bằng đá cuội của đồng bào dân tộc Mông trông thật bắt mắt.
Video đang HOT
Sìn Hồ là một vùng du lịch tiềm năng của tỉnh Lai Châu, một điểm đến còn tương đối mới mẻ với nhiều du khách. Nơi đây, ngoài thiên nhiên kỳ thú với những thắng cảnh nổi tiếng như núi đá Ô, động Tiên, còn có hai di tích lịch sử thuộc xã Lê Lợi là bia Lê Lợi được khắc trên vách đá bờ Bắc sông Đà và dinh thự của vị vua Thái bù nhìn Đèo Văn Long trong thời kháng chiến chống Pháp, những thửa ruộng bậc thang vừa lạ vừa quen với những nét kiến tạo tài tình, những phiên chợ vùng cao mang nhiều bản sắc cùng truyền thống văn hóa địa phương, những bản làng của các dân tộc Mông, Dao nép mình trên vách núi trông thật hoang sơ và mộc mạc.
Đến với huyện Sìn Hồ (Lai Châu), du khách đừng bỏ qua món rau dớn xào tỏi.
Nhiều gian hàng nông sản và sản vật núi rừng được bà con bày bán tại chợ phiên Sìn Hồ.
Ngoài tiềm năng du lịch sinh thái hay nghỉ mát, du khách đến Sìn Hồ còn có cơ hội thưởng thức các món ăn nổi tiếng địa phương mang phong vị của núi rừng như dê hấp, cá suối, thịt trâu cuốn lá lốt, rau dớn xào tỏi, thắng cố ngựa… cùng món cá hồi đặc sản xứ lạnh được nuôi thành công tại địa phương. Hy vọng trong tương lai gần, du lịch Sìn Hồ không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp tiềm ẩn mà được phát triển hợp lý, đem lại nhiều điều thú vị cho du khách mỗi khi đặt chân đến trải nghiệm.
Những ngôi nhà nhỏ của bà con dân tộc Mông lô nhô trên các triền núi trông thật mộc mạc và giản dị, khác hẳn với sự nhộn nhịp, xa hoa ở các thành phố lớn dưới xuôi.
Theo danviet.vn
Sa Pa óng ả mùa lúa chín, mê lơi những cung đường
Nhiều người mới chỉ đến bản Cát Cát cách trung tâm thị trấn Sa Pa (Lào Cai) 2km để tham quan mà không đến làng Tả Van, nơi có vẻ đẹp nguyên sơ và rực rỡ hẳn vào mùa lúa chín.
Ruộng bậc thang tuyệt đẹp hai bên đường xuống bản Tả Van-LÊ NAM
Mùa thu nắng vàng đượm trên các triền đồi ở Sa Pa, khi lúa chín khắp các ruộng bậc thang ở làng Tả Van, cảnh vật ở đây càng trở nên óng ả. Ấy là khi chúng tôi đến Sa Pa, vào những ngày gần cuối tháng 9.
Từ thị trấn Sa Pa đến xã Lao Chải khoảng 8km. Từ Lao Chải đi thêm 4km đến bản Tả Van. Đầu bản có cây cầu sắt vắt ngang con suối Mường Hoa thơ mộng.
Chặng đường từ thị trấn Sa Pa vào bản Tả Van dài khoảng 12km. Bạn có thể dùng xe máy để đi - LÊ NAM
Vượt những con dốc dựng ngược để tiến vào bản, điều ấn tượng đầu tiên trong mắt tôi là những ngôi nhà gỗ cổ trên nền đất, nghe nói đây là nét đặc trưng của người Giáy.
Tả Van là nơi sinh sống của người Mông, Dao Đỏ và người Giáy. Vào mùa lúa chín, cảnh vật thật sự nên thơ, không sao tả hết.
Những ngôi nhà gỗ cũ với vẻ đẹp mộc mạc của người Giáy - LÊ NAM
Tôi gặp Vàng Thị Su, em đang đi chăn trâu phụ mẹ - LÊ NAM
Su có nụ cười tỏa nắng - LÊ NAM
Du khách muốn vào bản Tả Van có thể thuê xe máy tại thị trấn, với giá 120.000 đồng/ ngày, hoặc đi ô tô khách từ 7-16 chỗ cho nhóm. Khách du lịch nước ngoài lại thích đi bộ (trekking) từ thị trấn Sa Pa vào Tả Van.
Gặp các em đi học tại trường Phổ thông dân tộc Nội trú Lao Chải trên đường về - LÊ NAM
Những đứa trẻ hồn nhiên - LÊ NAM
Ngôi trường ẩn hiện từ xa- LÊ NAM
Dưới khu vực bãi đá cổ, người dân rục rịch gặt lúa. Anh Phong, 30 tuổi, cho biết cả gia đình đã ra đồng được 2 hôm, làm từ sáng cho đến khi mặt trời lặn. "Suốt cả tháng nay, nhiều khách du lịch đổ về đây chụp hình lắm", vừa phụ vợ đổ thóc vào bao, a Phong vừa kể.
Người dân đang bắt đầu thu hoạch lúa. Nếu muốn ngắm nhìn mùa vàng tại đây, du khách nên tranh thủ lên Sa Pa dịp này kẻo muộn - LÊ NAM
Các thành viên trong gia đình đều ra đồng gặt lúa - LÊ NAM
Nét đẹp lao động - LÊ NAM
Những bông lúa trĩu vàng óng ả - LÊ NAM
Khách du lịch trải nghiệm công việc của người dân nơi đây - LÊ NAM
Đường vào bản không quá khó, hầu hết được trải nhựa hoặc bê tông... Thỉnh thoảng bắt gặp hình ảnh khách nước ngoài thường đi cùng vài cô gái người H'Mông, ấy là khi các cô đi chợ Sa Pa về. Ngoài trò chuyện, họ còn giúp chỉ đường vào bản cho khách du lịch.
Biển lúa vàng óng ả cả triền đồi - LÊ NAM
Khách du lịch "check-in" với cánh đồng lúa chín - LÊ NAM
Lúa chín vàng quanh bãi đá cổ Sa Pa
Theo thanhnien.vn
LÊ NAM
Tả Van đẹp nhất vào tháng 4 và tháng 9 khi có lúa chín. Tại đây, các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi cũng rất đầy đủ, nhiều homestay mới xây có kiến trúc đẹp mắt, "view" đẹp, phù hợp với thị hiếu của người trẻ.
TIN LIÊN QUAN
Phố núi Đà Lạt ba không: đèn xanh đèn đỏ, xe xích lô, máy điều hòa[ẢNH] Cù Lao Chàm bình dị, ai đã từng đến?[ẢNH] Cầu Vàng Đà Nẵng đông nghịt du khách
Vài năm gần đây, tốc độ xây dựng ở Sa Pa nhanh đến chóng mặt, trung tâm thị trấn như một công trường, luôn ồn ào với tiếng động cơ máy móc. Bụi phủ lớp lớp từ thị trấn cho đến đường vào bản.
Trên đường vào Tả Van, mặc dù được trải nhựa hoặc bê tông, nhưng nhiều đoạn cũng nát bấy vì xe chở đá ngày đêm cày xới. Ước gì Sa Pa ít bụi hơn...
Mùa thu vàng trên đường đua marathon ở Sa Pa Du khách nước ngoài tham gia chạy marthon bày tỏ ấn tượng với những chặng đường băng qua khung cảnh mùa thu của vùng cao Sa Pa. Giải marathon vượt núi 2018 (Vietnam Mountain Marathon - VMM 2018) diễn ra từ đêm 21 đến 23/9 tại Sa Pa, Lào Cai. Cuộc đua năm nay thu hút tới 3.400 người đến từ 54 quốc...