Khám phá tục ướp xác kỳ lạ của người Philippines cổ đại
Không chỉ người Ai Cập cổ đại sở hữu cách ướp xác độc đáo, mà nhiều bộ tộc trên thế giới cũng có cách làm này. Bộ tộc Ibaloi ở Philippines có kỹ thuật ướp xác khiến xác ướp vẫn được bảo quản tốt sau hàng nghìn năm.
Cách đây gần 2.000 năm, người Ibaloi ở Philippines đã thực hành một văn hóa mai táng vô cùng đặc biệt và cất giữ chúng trong các hang động ở trên sườn núi. Các xác ướp Kabayan còn được gọi là xác ướp Ibaloi, xác ướp Benguet, hoặc xác ướp lửa. Chúng nằm trong nhiều hang động trong khu vực, như Timbak, Bangao, Tenongchol, Naapay và Opdas. Tiêu biểu trong số các hang động này có một hang động cao trên 1.200m thuộc triền núi Timbak, gần thị trấn Kabayan thuộc tỉnh Benguet, cách Thủ đô Manila 320 km về phía Bắc.
Hang động quanh thị trấn Kabayan được xem là thủ phủ xác ướp lửa của người Ibaloi
Tộc người Ibaloi là một dân tộc bản địa của quốc đảo Philippines, chủ yếu sinh sống ở khu vực miền Bắc. Họ tập trung đông tại các thành phố Kabayan, Bokod, Sablan, Tublay, La Trinidad, Tuba và Itogon, tổng số dân trên 110.000 người. Người Ibaloi sống dựa vào nông nghiệp, làm ruộng bậc thang, canh tác lúa và các loại cây lương thực quen thuộc của vùng Đông Nam Á như khoai lang, khoai môn… Họ thực hành các nghi lễ hiến tế động vật, bày cỗ cúng bái và dâng rượu gạo, tôn thờ thần linh và âm hồn.
Theo thần thoại Ibaloi, thuở xưa nhân loại phạm nhiều tội ác, khiến các thần linh nổi giận, tạo ra đại hồng thủy nhằm xóa sổ toàn bộ con người. Theo thần thoại, khi trận lụt này tràn qua Mt. Pulog, chỉ còn đúng một cặp vợ chồng sống sót. Họ chính là tổ tiên chung của người Ibaloi. Xã hội của người Ibaloi rất phức tạp, có phân chia giai cấp giàu nghèo. Nếu giàu được gọi là baknang, sống theo kiểu đại gia đình, bao gồm từ 4 – 5 cặp vợ chồng và con cái trong một tư dinh. Còn nghèo thì gọi là abiteg, sống theo kiểu gia đình đơn với vợ chồng và con cái.
Phong tục chôn cất của người Ibaloi tồn tại cho đến khi những người Tây Ban Nha đến đây cách đây hơn 400 trăm năm và các hang động xác ướp vẫn còn nguyên trạng cho đến thế kỷ 19. Mặc dù chỉ có một số ngôi mộ Ibaloi trên sườn núi được mở cửa cho công chúng tham quan, nhưng trước đó đã có nhiều ngôi mộ trở thành mục tiêu của những kẻ đào mộ lấy của cải. Người ta tin rằng chỉ một số người lớn tuổi Ibaloi biết vị trí cụ thể của 80 hang động linh thiêng.
Video đang HOT
Xác ướp Kabayan là một ví dụ nổi bật về sự khéo léo của người Ibaloi cổ đại. Nó được thực hiện theo thủ thuật hun bằng lửa và những quá trình kéo dài tỉ mỉ mà họ phải trải qua để hướng về những người đã khuất. Cho đến ngày nay, bộ lạc Ibaloi tin rằng đây là những khu chôn cất linh thiêng. Với văn hóa Ibaloi, xác ướp lửa đóng vai trò tín ngưỡng quan trọng ngang các vị thần. Họ tin chúng trấn giữ tứ phương, ngăn chặn thiên tai, dịch bệnh và mang tới mùa màng bội thu.
Ướp xác khi người trong cuộc đang hấp hối
Theo các nhà nghiên cứu ở Philippines, xác ướp Kabayan được tạo ra bởi các thành viên của bộ lạc Ibaloi vào khoảng năm 1.200 đến 1.500, tương tự như ở triều đại thứ 21 của Ai Cập. Tuy nhiên, mốc thời gian này vẫn còn tranh cãi, vì một số nhà khoa học suy đoán phong tục ướp xác có từ hàng nghìn năm trước. Quy trình ướp xác smoking (hun bằng khói và lửa) còn đang tranh cãi, nhưng có sự đồng ý rằng nó kết thúc vào những năm 1.500 khi Tây Ban Nha đô hộ Philippines. Trong khi cách ướp xác trên thế giới đều chỉ tiến hành sau khi đối tượng qua đời thì ở tộc người Ibaloi, quy trình này lại được tiến hành ngay từ khi người trong cuộc đang hấp hối. Người ta ước tính, quá trình ướp xác mất từ vài tuần, đến vài tháng mới xong.
Sản phẩm xác ướp lửa của tộc người Ibaloi ở Philippines
Đối tượng gần đất xa trời được uống nước muối cực mặn, khiến nội tạng bị gột rửa sạch sẽ, còn cơ thể rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng. Khi đã chết hẳn, khâu ướp xác mới chính thức được bắt đầu. Xác ướp Ibaloi còn được gọi là xác ướp khói lửa (Smoked Human Remains) vì lửa và khói là hai thứ quan trọng nhất dùng cho ướp xác. Trước tiên, cơ thể được vệ sinh sạch hoàn toàn, sau đó đặt trên nguồn nhiệt ở vị trí ngồi. Thi hài không tiếp xúc trực tiếp với lửa mà chỉ lơ lửng trên ngọn lửa âm ỉ. Thay vì đốt cháy cơ thể, hơi nóng và khói sẽ rút nước ra khỏi cơ thể một cách từ từ và triệt để. Quá trình làm khô bên trong được tiến hành theo nghi thức cùng với việc thổi khói thuốc lá vào miệng người quá cố. Điều này giúp loại bỏ tất cả chất lỏng từ các cơ quan nội tạng. Cuối cùng, cơ thể hun khói được xoa bằng các loại thảo mộc để không bị côn trùng tấn công trước khi đưa lên hang động trên núi cao an táng. Quách xác ướp lửa không có nắp, nên có thể coi đây như một kiểu mai táng lộ thiên, được đặt ở nơi kín để không bị phát hiện.
Thủ phủ những xác ướp lửa
Địa điểm lưu giữ xác ướp lửa nổi tiếng nhất ở Philippines là Thung lũng Kabayan thuộc thành phố cùng tên. Trên các sườn núi của thung lũng này có tổng cộng khoảng 200 hang động mai táng, trong đó có 15 hang động là nơi yên nghỉ của các xác ướp lửa.
Người Ibaloi rất tôn trọng người quá cố, thường xuyên mang lễ vật đến cúng tế. Tuy nhiên, xác ướp ở một số hang động và của cải kèm theo dễ bị trộm cắp. Một xác ướp đặc biệt, được gọi là Apo Annu, đã bị đánh cắp khỏi hang động vào đầu những năm 1900. Apo Annu mặc bộ quần áo của một tù trưởng bộ lạc, trong tư thế cúi người. Xác ướp được bao phủ bởi những hình xăm tinh xảo. Apo Annu được coi là một thợ săn cừ khôi, được cho là nửa người, nửa thần và là biểu tượng của người Ibaloi. Xác ướp của Apo Annu là niềm tự hào của người Ibaloi, vì họ tin rằng sự vắng mặt của ông đã gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên, như động đất, hạn hán, dịch bệnh và mùa màng thất bát. Khi xác ướp Apo Annu được trả lại, tộc người Ibaloi đã cải táng xác ướp với hy vọng khôi phục lại sự cân bằng đã bị phá vỡ bởi sự vắng mặt của ông. Ngày nay, vẫn còn một số xác ướp Kabayan bị đánh cắp chưa được trả lại.
Các xác ướp Kabayan là một ví dụ nổi bật về sự khéo léo của bộ tộc Ibaloi cổ đại, và quá trình kéo dài vất vả mà họ sẽ trải qua để hướng về những người đã khuất. Đến nay, bộ lạc Ibaloi vẫn tin rằng đây là những khu chôn cất linh thiêng. Và hy vọng, các hoạt động bảo vệ sẽ cho phép hậu thế khám phá thêm thông tin về bộ lạc Ibaloi cổ đại và những xác ướp lửa độc đáo.
Ngoài các vấn đề do con người gây ra, nhiều hang động còn bị tàn phá bởi sự xâm nhập của côn trùng và nấm. Các hang động xác ướp lửa đều ở trên núi cao thuộc khu vực hoang dã, phải đi bộ 5 giờ mới tới nơi. Phần lớn, các xác ướp lửa vẫn được bảo tồn, nằm gọn trong những cỗ quan tài như lúc ban đầu.
Với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, UNESCO, Chính phủ Philippines đã đưa ra nhiều chính sách để bảo tồn khẩn cấp quần thể văn hóa tâm linh này. Dự án tập trung vào 4 trong số những hang động được tham quan nhiều nhất và bị hư hại nặng, đó là Timbac I và II, Bangao, và Tenongchol. Dưới sự hướng dẫn của Bảo tàng Quốc gia, các nhà bảo tồn đã xử lý các xác ướp để ngăn chặn tình trạng hư hỏng thêm.
Chính quyền của 13 thành phố đã tham gia vào một chiến dịch nâng cao nhận thức để giới thiệu những phát hiện độc đáo này với người dân Philippines. Bộ Du lịch Philippines đã có chế tài xử phạt và xây dựng các cơ sở du lịch bên ngoài để kiểm soát tốt hơn việc tham quan và ngăn chặn các sự xâm nhập có hại. Hiện nay, quần thể này đang được chính phủ Philippines hoàn tất thủ tục để được công nhận là Di sản Thế giới của UNESCO.
Sự thật sốc về xác ướp thiêng không phải con người trong mộ cổ Ai Cập
Một máy quét micro-CT đã vén màn bí ẩn hàng ngàn năm về những xác ướp kỳ lạ, không phải là con người mà là những sinh vật đại diện cho những vị thần tôn kính của người Ai Cập.
Các nhà khoa học từ Trung tâm Ai Cập tại Đại học Swansea (Anh) đã bị sốc khi kết quả chụp CT hé lộ cách mà những xác ướp đại diện cho những động vật linh thiêng trong văn hóa Ai Cập được tạo thành.
Xác ướp đầu tiên là một con mèo, biểu tượng của nữ thần hoàng hôn Bastet, một trong những vị thần bảo hộ được người Ai Cập tôn sùng và thờ cúng rộng rãi nhất. Nhưng quá trình tạo ra một xác ướp mang hình dáng vị thần mình người, đầu mèo hết sức đáng sợ. Nạn nhân là một con mèo con chưa đầy 5 tháng tuổi, đã được chọn từ thuở sơ sinh, nuôi và thuần hóa chỉ để bị ướp xác. Cổ của nó bị bẻ gãy để có thể được tư thế thẳng đứng, thanh tú của con người, sau đó được mang một chiếc mặt nạ tử thần được tạo tác công phu.
Xác ướp mang hình dáng nữ thần Bastet thanh tú thực ra là một con mèo đã trải qua cái chết vô cùng tàn khốc - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 2 là một con rắn hổ mang bị gãy xương sống nặng nề, chết trong một nghi lễ "quất roi": bị giữ đuôi rồi đập mạnh xuống đất nhiều lần. Nó cũng được khử độc ở nanh, với niềm tin là để xác ướp con người chôn cùng không bị giết bởi nọc độc. Rắn hổ mang cũng là vật thiêng trong văn hóa Ai Cập. Biểu tượng Uraenus - "rắn hổ mang ngẩng đầu"- là biểu tượng vương quyền tối thượng. Nữ thần Meretseger mình người, đầu rắn hổ mang là người bảo vệ các lăng mộ hoàng gia, được thờ cúng trang trọng khắp Thung lũng các vị vua.
Từ trên xuống: xác ướp chim cắt lưng hung, mèo và rắn hổ mang - ảnh: NATURE
Xác ướp thứ 3 là một con chim cắt lưng hung, được ướp xác và chôn theo người chết như một thứ vàng mã, một đồ tùy táng. Con chim cắt này được bắt trong tự nhiên. Khi ướp, người ta dường như đã bẻ gãy mỏ và o ép nhiều phần cơ thể để tạo hình.
Xác ướp chim cắt lưng hung được "mổ xẻ" bằng micro-CT scan.
Theo nhà Ai Cập học Carolyn Graves-Brown, thành viên nhóm nghiên cứu, có thể có hàng chục triệu xác ướp động vật trong các mộ cổ Ai Cập. Rõ ràng, dù được "hưởng" nghi lễ ướp xác chỉ dành cho vua chúa trong thế giới con người, nhưng những động vật này đã bị đối xử tệ bạc và trải qua cái chết khủng khiếp trước khi biến thành vật thiêng trong mộ cổ.
Giật mình 'vật thể lạ' giống quan tài chứa xác ướp ở... sao Hỏa Theo chuyên gia săn người ngoài hành tinh Mister Enigma, bức ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố có một chi tiết 'kỳ lạ'. Đó là vật thể giống quan tài chứa xác ướp trên bề mặt sao Hỏa. Dư luận từng xôn xao trước một bức ảnh chụp sao Hỏa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ...