Khám phá triết lý kinh doanh bằng sự tử tế của người Nhật
Inamori Kazuo – người sáng lập công ty Kyocera và KDDI, nguyên Chủ tịch của Japan Airlines nhận định triết lý kinh doanh bằng sự tử tế là điều làm nên những kết quả phi thường của nền kinh tế Nhật Bản.
Sự phát triển thần kỳ của nước Nhật Bản vẫn luôn là bài học quý giá cho cả thế giới tìm hiểu. Với những doanh nhân và người khởi nghiệp Việt Nam, câu chuyện đáng quan tâm ở cuốn sách này là làm thế nào để một xã hội Nhật đối diện với văn minh Âu-Mỹ 150 năm trước đã thích ứng với tiến bộ công nghệ và vận dụng thành công vào mọi mặt của đời sống không ngừng nghỉ cho đến tận bây giờ.
Nhà kinh doanh hàng đầu Inamori Kazuo đã nhận diện chìa khóa cho sự thành công ấy là cách sống đúng đắn, triết lý kinh doanh bằng sự tử tế, điều làm nên những kết quả phi thường của nền kinh tế Nhật Bản: Thành công bằng sự tử tế là một con đường bền vững và dài lâu. Tuy nhiên, triết lý của Kazuo lại không cao siêu, duy cảm mà thực sự là những bài học dễ học hỏi và vận dụng, đặc biệt trong tinh thần khởi nghiệp đang lên cao ở Việt Nam hiện nay.
Ông Kazuo Inamori diễn thuyết tại gala Kyoto Prize – giải thưởng được thành lập bởi quỹ Inamori và là giải thưởng quốc tế để vinh danh những người đã góp phần đáng kể trong việc cải thiện khoa học, văn hóa và tinh thần của nhân loại.
Những đúc kết giá trị này được ghi lại trong cuốn “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” – đây là cuốn sách thứ hai sau “Ước mơ của bạn nhất định thành hiện thực” của Inamori Kazuo do Nxb Trẻ ấn hành. Trong khuôn khổ Hội sách Mùa xuân 2016 sẽ diễn ra buổi tọa đàm “Con đường đi đến thành công bằng sự tử tế” dựa theo cuốn sách cùng tên vào lúc 15-17h ngày Chủ nhật 3.4.2016 tại Phòng Triển lãm tầng 1, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt (Hà Nội) với sự tham gia của khách mời: Ngài Jun Kawai – Phó giám đốc Japan Foundation cùng các diễn giả là các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, marketing: Nguyễn Đình Thành, Khuất Tuấn Anh, Đỗ Sơn Dương…
Video đang HOT
Buổi tọa đàm sẽ nhấn mạnh đến triết lý kinh doanh bằng tinh thần đạo đức và sự tử tế mà tác giả gọi là “con đường chính đạo”, vốn đã làm nên sự thịnh vượng của kinh tế Nhật.
Kazuo Inamori là người sáng lập tập đoàn điện tử sáng giá Kyocera và nhà cung cấp dịch vụ không dây lớn thứ hai Nhật Bản – KDDI. Ông còn đảm trách cương vị CEO Japan Airlines, sau khi hãng này phá sản hồi năm 2010. Kazuo Inamori thành lập Công ty TNHH Koyoto Ceramic vào năm 1959 với số vốn khởi nghiệp 10.000 USD và 28 nhân viên. Ngày nay, công ty (được đổi tên thành Tập đoàn Kyocera) có quy mô trên 65.000 nhân viên và doanh số bán hàng đạt khoảng gần 13 tỷ USD. Năm 1984, ông tiếp tục thành lập công ty DDI cạnh tranh với “gã khổng lồ” viễn thông NTT. Tính đến nay, nhà cung cấp dịch vụ không dây (được đổi tên thành KDDI) đã có trên 14.000 nhân viên với giá trị vượt quá 30 tỷ USD. Năm 2010, ông Inamori trở thành người giàu thứ 28 Nhật Bản theo bình chọn của tạp chí Forbes với tổng tài sản ước đạt gần 1 tỷ USD.
Theo Danviet
Doanh nhân Nhật Bản vô gia cư vì chăm sóc người thân
Từ một quản lý hưởng lương cao, Akihiro Takano trắng tay, vô gia cư sau khi nghỉ việc để dành nhiều năm chăm sóc cho cha mẹ già yếu. Ông là một trong số nhiều người trải qua tình trạng "kaigo rishoku" đang gia tăng ở Nhật Bản.
Ảnh: Bloomberg
Khi Akihiro Takano từ chức khỏi công việc quản lý sự kiện được trả lương hậu hĩnh của mình trong một trung tâm mua sắm tại Tokyo ở tuổi 45, ông không ngờ rằng mình sẽ tuột dốc cho đến lúc không còn một xu dính túi, phải sống trong công viên.
Sau khi cha ông mất, Takano vật lộn để kiếm sống bằng nhiều công việc không ổn định, trong lúc vẫn phải lo lắng cho người mẹ ốm yếu của mình. 9 năm sau đó, vào năm 2009, ông phải chi những đồng tiền cuối cùng để lo hậu sự cho mẹ ông, và không còn đủ tiền để trả tiền thuê nhà. Ông bị đuổi khỏi căn hộ mình đã gọi là nhà trong suốt 30 năm.
Gần đây, sau khi có cơ hội gặp gỡ nhóm các tình nguyện viên, ông Takano có thể tự kiếm sống nhờ làm việc như một nhân viên tư vấn cho những người có thu nhập thấp. Ông là một trong số những người Nhật Bản vướng vào tình thế gọi là "kaigo rishoku" - hay tình trạng người lao động mất việc làm vì phải chăm sóc cho các thành viên cao tuổi trong gia đình.
Ông Takano năm nay đã 60 tuổi, chưa lập gia đình và hiện giờ thì như người xa lạ với anh trai duy nhất của ông. Ông cho hay mình từng nghĩ đến chuyện tự tử trong những ngày tháng khó khăn.
"Sếp của tôi từng nói với tôi rằng một khi tôi cởi chiếc cà vạt ra, tôi sẽ không dễ dàng đeo nó trở lại. Tôi bước vào con dốc mà không thể nào dừng lại. Nhưng tôi đã không nhận ra vào lúc đó, tôi cứ nghĩ là tôi sẽ phần nào có thể kiểm soát nó", ông Takano cho biết bên ngoài văn phòng của tổ chức từ thiện ở Saitama, phía bắc Tokyo.
Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng nhân khẩu: người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) sẽ chiếm đến 40% dân số nước này - Ảnh: Bloomberg
Mỗi năm, có hơn 100.000 người ở Nhật Bản phải bỏ việc để chăm sóc cho người thân bị bệnh. Và đến nay, hầu hết trong số họ vẫn thất nghiệp.
Nhật Bản đang có 16,4 triệu người từ 75 tuổi trở lên, nhóm tuổi có nhu cầu chăm sóc y tế và điều dưỡng nhiều hơn. Con số này được dự báo sẽ lên đến 21,8 triệu người vào năm 2025. Những người già có thể kéo con cháu họ - thế hệ đang trong giai đoạn hưởng thu nhập cao - ra khỏi lực lượng lao động. Quốc gia Đông Á có số dân trong độ tuổi lao động đang giảm đi vì tỷ lệ sinh thấp và chính phủ nước này từ chối chuyện nhập cư.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi tháng 9 tuyên bố sẽ ngăn chặn xu hướng mà ông gọi là "một cuộc khủng hoảng sắp xảy ra". Ông Abe đặt mục tiêu phát triển kinh tế đến mức 600.000 tỉ yen từ mức 500.000 tỉ yen ở thì hiện tại, ngăn chặn việc dân số giảm xuống dưới 100 triệu người từ mức 127 triệu người hiện nay và tạo điều kiện làm việc cho càng nhiều người dân càng tốt, bất chấp trách nhiệm gia đình của họ.
Tháng trước, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch cung cấp thêm 120.000 giường tại nhà cho người cao tuổi và một số hình thức hỗ trợ khác cho đến năm 2020. Các biện pháp trên có thể sẽ chỉ giúp lực lượng lao động tăng khiêm tốn 0,2%.
Thu Thảo
Theo Thanhnien