Khám phá tộc người “làm đẹp” với hai chiếc lỗ kỳ dị trên mũi
Là một bộ tộc hiền lành, giản dị nhưng những người trong bộ tộc có cách làm đẹp kỳ lạ khiến người đối diện không khỏi rùng mình. Đó là tục “cắm mũi” kỳ dị nhất của tộc người Apatani.
Đây là một trong những tục lệ xăm, xâu, đục lỗ trên cơ thể “dị” nhất hành tinh, còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay. Dù không còn truyền lại đến lớp trẻ nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy những nút lớn bằng gỗ được cắm vào hai cánh mũi của nhiều phụ nữ lớn tuổi thuộc bộ lạc Apatani, sống trong thung lũng Ziro, ở bang Arunachal Pradesh, phía đông bắc của Ấn Độ.
Không khó để nhận ra chiếc mũi đã bị họ làm xấu đi bằng cách kéo to cánh mũi ra và đục 2 lỗ ở cánh mũi, dùng 2 đồng xu nhét vào đó như một món đồ trang sức.
Khi những người phụ nữ này vẫn còn là những cô bé, họ đã được cha mẹ đục mũi và nhét những chiếc nút tròn vào lỗ đục ở cánh mũi. Những chiếc nút cứ lớn dần theo tuổi tác của người phụ nữ. Đến tuổi trưởng thành cũng là lúc chiếc nút mũi to nhất.
Ngoài việc biến chiếc mũi trở nên dị dạng, họ còn xăm một đường chạy dọc từ trán xuống mũi và năm đường kẻ trên cằm, khiến cho gương mặt trở nên lem luốc.
Video đang HOT
Truyền thống “cắm mũi” có từ lâu đời và từng là một tục lệ không thể thiếu nhằm đánh dấu sự trưởng thành của các cô gái. Đó cũng được coi là một chuẩn mực vẻ đẹp của phụ nữ Apatani, có thể giúp họ tránh được việc bắt cóc khi ngôi làng của họ bị tấn công.
Nhiều vụ cướp bóc và tấn công vào bộ lạc trong thung lũng Ziro, phụ nữ sẽ bị bắt cóc và không bao giờ được nhìn thấy một lần nào nữa. Chính vì vậy, thủ lĩnh bộ lạc đã nghĩ ra nghi lễ này (hay còn gọi là Tina) nhằm bảo vệ phụ nữ trong cộng đồng mình.
Thủ lĩnh cũng là người đặt ra quy chuẩn cái đẹp khi nút gỗ cắm vào mũi càng to, cánh mũi càng nở rộng, cộng với hình xăm trên mặt càng đen và rõ nét thì người phụ nữ đó sẽ được coi là người đẹp nhất.
Tuy nhiên, tục lệ dị thường này đã “chết” từ năm 1970, những người còn giữ lại được văn hóa bộ lạc chỉ là các bà, các cụ đã gần 70, 80 tuổi.
Những cô gái Apatani đã biết cách làm đẹp văn minh hơn để hấp dẫn những người đàn ông khác ngoài bộ tộc. Kiểu làm đẹp kỳ quặc này chỉ còn tồn tại ở những người lớn tuổi.
Hữu Thắng (tổng hợp)
Theo Dantri
Miền Bắc tiếp tục mưa to trên diện rộng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ đêm 1/8 đến 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng. Dự kiến tổng lượng mưa trong cả đợt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ ltrong khoảng 50-150mm...
Miền Bắc tiếp tục có mưa to trên diện rộng, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở miền núi vẫn rất cao. Trong ảnh đường Hàn Thuyên (TP.Nam Định) có đoạn ngập sâu hơn 50cm (TTXVN).
Trong ngày hôm nay (1/8), ở Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to. Lượng mưa đo được trong 12 giờ qua (tính đến 19 giờ 1/8) ở Sơn La 50mm; Bắc Hà (Lào Cai) 65mm; Tuyên Quang 70mm; Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 95mm; Đại Từ (Thái Nguyên) 110mm; Bắc Giang 100mm; Ba Vì (Hà Nội) 90mm; Hưng Yên 80mm.
Mực nước sông Thương, sông Cầu đang lên chậm. Mực nước sông Đà đang lên nhanh. Lúc 19 giờ ngày 1/8, mực nước trên sông Thương (tại Phủ Lạng Thương) ở mức 4,8m (trên mức báo động 1 là 0,5m); sông Đà (tại Mường Tè) ở mức 286,45m (dưới báo động 2 là 1,05m).
Dự báo, từ đêm 1/8 đến 3/8, ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to diện rộng. Dự kiến tổng lượng mưa trong cả đợt ở khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ 50-150mm (riêng vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định 100-200mm); khu vực Việt Bắc 100-300mm; khu vực Tây Bắc 200-300mm, có nơi trên 400mm.
Từ ngày 2 - 4/8, trên hệ thống sông Hồng-Thái Bình sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét. Mực nước sông Thao (tại Yên Bái) có khả năng lên mức báo động 1; sông Thương (tại Phủ Lạng Thương): báo động 2; sông Cầu (tại Đáp Cầu) và sông Lục Nam (tại Lục Nam): báo động 1; sông Đà (tại Mường Tè): báo động 2; dòng chảy lớn nhất đến hồ Sơn La đạt mức 8500 m3/s.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối; ngập lụt đô thị ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Yên Bái. Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định là cấp 2.
Diễn biến về đợt mưa còn rất phức tạp.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Những vũ khí kỳ dị nhất Thế chiến II Có một thực tế không may là chiến tranh lại thúc đẩy các sáng chế. Có một số tiến bộ được thiết lập trong Thế chiến II đã trở thành nền tảng cho công nghệ hiện đại, một số khác thì không. Dưới đây là thống kê của trang Business Insider về một số vũ khí kỳ dị và vô dụng nhất được...