Khám phá “thủy mộ” 2.500 tuổi có một không hai tại Trung Quốc
Khi lăng mộ được khai quật, các nhà khảo cổ học đã vô cùng ngạc nhiên với số lượng di tích văn hoá trong “thủy mộ” có một không hai tại Trung Quốc này.
Lăng mộ của Tăng Hầu Ất (475 TCN – 433 TCN) được phát hiện vào năm 1978 ở Tùy Châu, Hồ Bắc được coi là ” thủy mộ” có một không hai tại Trung Quốc.
Lăng mộ này thực chất là ngôi mộ có niên đại từ một quốc gia nhỏ đã bị lịch sử lãng quên. Sau nhiều lần nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra quy mô lăng mộ rất lớn. Hố mộ có chiều dài từ đông sang tây là 21m, chiều rộng từ bắc xuống nam là 6,58 m, tổng diện tích là 220 m2.
Bộ chuông này không chỉ đáng kinh ngạc về số lượng mà còn bởi thiết kế tinh xảo và chất lượng âm thanh tinh khiết. Nó được gọi là đỉnh cao nhạc cụ đồng thời Chiến Quốc và được mệnh danh là “ báu vật quốc gia”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện có hài cốt của 21 người con gái, trong đó người trẻ nhất mới 13 tuổi, người lớn nhất khoảng 26 tuổi nằm bên cạnh cỗ quan tài của chủ nhân mộ cổ – Tăng Hầu Ất.
Những người con gái này là ai? Vì sao lại chôn họ chung trong lăng mộ của vị quân chủ Tăng quốc? Đó là những câu hỏi lớn đối với đoàn khảo cổ.
Sau khi khám nghiệm hài cốt, các nhà nghiên cứu cho biết, xương cốt của các cô gái không có vấn đề gì ngoài sự thoái hóa của xương bàn chân.
Điều này khiến các nhà nghiên cứu suy đoán rằng, các cô gái này thực tế là vũ công trong hoàng cung, sau khi Tăng Hầu Ất chết, họ đã phải gánh chịu số phận thê thảm khi bị giết để chôn cùng với chủ nhân. Đây là hủ tục tùy táng đáng sợ trong lịch sử Trung Quốc cổ đại mà mãi đến triều nhà Thanh (vua Khang Hy) mới bãi bỏ và cấm thực hiện.
Nóng: Phát hiện dấu vết nền văn minh lâu đời nhất thế giới
Các chuyên gia thông báo mới tìm thấy tàn tích cung điện khoảng 4.500 tuổi ở Iraq. Phát hiện này được cho là chứa thông tin quan trọng về nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Khám phá mới đây ở Tello là kết quả của Dự án Girsu - một sáng kiến chung nhằm cứu các di sản đang bị đe dọa do Bảo tàng Anh, Ủy ban Cổ vật và Di sản Nhà nước của Iraq và Bảo tàng Getty ở Mỹ dẫn đầu.
Tello là tên tiếng Arab hiện đại của thành phố Girsu cổ đại. Thành phố này của người Sumer. Girsu là một trong những thành phố được thành lập sớm nhất trên thế giới. Người Sumer đã phát minh ra chữ viết, xây dựng những thành phố đầu tiên và tạo ra những bộ luật đầu tiên.
Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích thành phố Girsu cách đây 140 năm đã tiết lộ sự tồn tại của nền văn minh Sumer cũng như giúp làm sáng tỏ một số di tích quan trọng nhất trong nghệ thuật và kiến trúc Lưỡng Hà.
Những bức tường gạch bùn đầu tiên của cung điện đã được xác định vào mùa thu năm 2022 và hơn 200 bảng khắc chữ hình nêm, hồ sơ hành chính của thành phố Girsu. Sau đó, chúng được đưa đến Bảo tàng Iraq ở Baghdad để lưu giữ, bảo quản và phục vụ hoạt động nghiên cứu.
Tiến sĩ Hartwig Fischer, Giám đốc Bảo tàng Anh, cho biết: "Mặc dù kiến thức của chúng ta về nền văn minh Sumer ngày nay vẫn còn hạn chế nhưng Dự án Girsu và việc tìm thấy tàn tích cung điện và đền thờ có tiềm năng to lớn giúp chúng ta hiểu biết về nền văn minh quan trọng này, làm sáng tỏ quá khứ và thông báo cho tương lai".
Tiến sĩ Sebastien Rey, người phụ trách khu vực Mesopotamia cổ đại và giám đốc Dự án Girsu cho hay cung điện 4.500 năm tuổi mới phát hiện có thể nắm giữ "chìa khóa" quan trọng để giải mã thêm những thông tin về Sumer - một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Liên quan đến phát hiện này, Bộ trưởng Văn hóa Iraq, ông Ahmed Fakak Al-Badrani nhận định: "Các cuộc khai quật khảo cổ học của Anh ở Iraq sẽ tiếp tục tiết lộ các thời đại cổ đại quan trọng của Lưỡng Hà bởi đây là bằng chứng xác thực cho mối quan hệ bền chặt giữa hai nước nhằm tăng cường hợp tác chung".
Khai quật mộ "bà đỡ" của Chúa Giêsu, lộ sự thật cực chấn động Các nhà khảo cổ nhận định hang động cổ nằm trong một khu rừng ở Jerusalem chính là ngôi mộ của bà đỡ giúp chúa Giêsu chào đời, trong đó họ đã phát hiện được rất nhiều điều thú vị. Cơ quan Cổ vật Israel (IAA) hôm 20/12 thông báo dòng chữ khắc bằng tiếng Hy Lạp và Arab cổ đại chứng minh...