Khám phá thương hiệu xe duy nhất tại Bắc Triều Tiên
Nguồn gốc độc đáo và không có đối thủ, Pyeonghwa, thương xe nội địa độc nhất tại Bắc Triều Tiên vẫn không thể sống khỏe vì thiếu khách hàng.
Ra đời từ năm 1999, Pyaeonghwa là “đứa con” chung giữa Hiệp hội Nhà thờ của Hàn Quốc và công ty quốc doanh của Bắc Triều Tiên Ryonbong.
Mang ý nghĩa là “Hòa bình”, thương hiệu xe này ở một góc độ nào đó là bằng chứng cho thấy sự kết hợp hiếm hoi giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên.
Pyaeonghwa là thương hiệu xe nội duy nhất tại Bắc Triều Tiên.
Khác với tất cả các thương hiệu xe khác trên thế giới, hãng xe này không hề có đối thủ nội địa. Đối thủ hiếm hoi của Pyaeonghwa là những chiếc xe cũ từ thời Liên xô cũ hay những chiếc xe hạng sang Mercedes dành cho giới quan chức cấp cao của Triều Tiên.
Cho tới cuối năm 2012, Pyaeonghwa là công ty duy nhất được phép sản xuất, mua và bán xe tại Triều Tiên.
Video đang HOT
Dù không có đối thủ và có khả năng sản xuất tới 10.000 xe/năm, Pyaeonghwa vẫn “lay lắt” tồn tại cho tới cuối năm 2012 với sản lượng thực tế chưa tới 1.000 xe/năm.
Năm 2003, hãng xe này chỉ cho xuất xưởng 314 xe, năm 2005 con số này là 400 xe. Đến tháng 11/2012, hãng xe này đã phải đóng cửa ngừng sản xuất vì không có khách hàng.
Không có khách hàng trong nước, Pyaeonghwa từng xuất khẩu ra nước ngoài trong đó có Việt Nam.
Do không được đầu tư và thiếu khách hàng, những dòng xe do hãng xe này sản xuất thường có kiểu dáng và công nghệ tổng hợp lộn xộn từ kiểu dáng xe Hàn Quốc, xe Italia đến máy móc và công nghệ Trung Quốc.
Có thể kể đến một dòng xe “mượn” kiểu dáng của mẫu SsangYong Chairman, hay một vài mẫu xe lắp ráp theo thiết kế và công nghệ của hãng xe Brilliance, một mẫu xe thương mại với kiểu dáng giống mẫu Toyota Hiace đời ơ kìa.
Trên thực tế, tại một quốc gia thường xuyên thiếu lương thực như Bắc Triều Tiên, phần lớn người dân đều không đủ tiền để mua xe.
Ngoài ra, theo qui định dân thường không được sở hữu xe ô tô riêng, việc học lái xe ở Triều Tiên có lẽ là khắc nhiệt nhất trên thế giới với 1 năm học tập trung bao gồm cả kỹ thuật lái và kỹ năng sửa chữa xe ở trình độ bán chuyên nghiệp.
Do đó, việc sở hữu một chiếc Pyaenghwa gần như là không tưởng với phần đa người dân Triều Tiên. Không có khách nội địa, Pyaenghwa từng xuất khẩu xe ra nước ngoài trong đó có Việt Nam trước khi bị khai tử sau 12 năm tồn tại.
Minh Quang (tổng hợp)
Theo VTC
Thương hiệu xe nào được tín nhiệm nhất?
Dù uy tín bị ảnh hưởng nặng nề sau hàng loạt cuộc thu hồi xe nhưng Toyota vẫn được lòng dân Mỹ nhất.
Mới đây tạp chí đánh giá xe hơi nổi tiếng của Mỹ, Consumer Report đã tiến hành một cuộc khảo sát về nhận thức của khách hàng đối với các thương hiệu ôtô. Cuộc khảo sát này căn cứ vào 7 tiêu chí: độ an toàn, chất lượng, giá trị, khả năng vận hành, tính thân thiện môi trường, công nghệ và thiết kế. Trong đó an toàn và chất lượng là 2 yếu tố quan trọng nhất.
Thật ngạc nhiên, dù uy tín bị tổn thất nặng nề bởi "bão" thu hồi nhưng hãng xe Nhật Toyota vẫn là thương hiệu xe được người tiêu dùng Mỹ tín nhiệm nhất với tổng số điểm cao nhất (133 điểm).
Toyota vẫn duy trì vị trí thương hiệu xe được lòng người tiêu dùng Mỹ nhất
Đứng thứ hai là "đại gia" Mỹ Ford (118 điểm). Vị trí thứ ba thuộc về hãng xe đồng hương của Toyota là Honda (114 điểm). Tiếp đó là Chevrolet (94 điểm), Mercedes-Benz (77 điểm), Volvo (77 điểm), Cadillac (66 điểm), BMW (66 điểm), Dodge (56 điểm) và Tesla (55 điểm).
Ngược lại, top 10 thương hiệu xe chiếm ít cảm tình nhất của người Mỹ gồm Porsche (21 điểm), Jeep (16 điểm), Mazda (16 điểm), Jaguar (15 điểm), Land Rover (11 điểm), Mini (10 điểm), Fiat (8 điểm). Ram (7 điểm), Mitsubishi (6 điểm) và Scion (6 điểm).
Trung Kiên
Theo VTC
Các hãng xe sang hướng tới phân khúc 30.000 USD Theo người đứng đầu bộ phận tiếp thị của Mercedes-Benz ở Mỹ Bernie Glaser, hiện có 75 triệu khách hàng tại thị thường này trong độ tuổi từ 30 đến 40 và "họ có kỳ vọng rất lớn đối với các sản phẩm có thương hiệu." 2013 BMW 320i Sedan. (Nguồn: topspeed.com)Tuy nhiên, vấn đề đối với các thương hiệu xe như Mercedes,...