Khám phá thú vị về sao của Chòm Nam Thập Tự nổi tiếng
Đội ngũ các nhà khoa học quốc tế đã khám phá những thông tin thú vị về Beta Crucis, ngôi sao xanh khổng lồ của Chòm Nam Thập Tự nổi tiếng của nhiều thế hệ người đi biển.
Beta Crucis thuộc Chòm Nam Thập Tự NASKIES
Từ lâu, Chòm Nam Thập Tự được những người đi biển sử dụng làm mốc chỉ hướng. Chòm sao này là biểu tượng của nhiều quốc gia, xuất hiện trên quốc kỳ các nước New Zealand, Úc, Papua New Guinea, Samoa và Brazil.
Video đang HOT
Trong nỗ lực khám phá những bí ẩn liên quan đến Beta Crucis, đội ngũ chuyên gia do tiến sĩ Daniel Cotton của Đại học Quốc gia Úc dẫn đầu đã dựa vào 3 thước đo khác nhau.
Họ phân tích dữ liệu về cường độ ánh sáng được thu thập từ các vệ tinh WIRE và TESS của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA); dữ liệu đo quang phổ độ phân giải cao của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) và cuối cùng là dữ liệu về phân cực ánh sáng được hai đài thiên văn ở Úc ghi nhận.
Kết quả cho thấy Beta Crucis, còn gọi là Mimosa, nặng gấp 14 lần rưỡi so với mặt trời, nhưng chỉ mới 11 triệu năm tuổi, trong khi mặt trời của chúng ta đã 4,5 tỉ năm tuổi. Beta Crucis là hệ ba sao, cách trái đất khoảng 280 năm ánh sáng.
Với khối lượng đáng nể như trên, Beta Crucis đã trở thành ngôi sao nặng ký nhất trong số hàng ngàn ngôi sao khác ở độ tuổi này, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Astronomy.
Quần đảo Solomon ban bố lệnh giới nghiêm ở thủ đô
Trong bối cảnh các cuộc biểu tình và bạo động bước sang ngày thứ 3 liên tiếp khiến Quần đảo Solomon rơi vào tình trạng hỗn loạn, ngày 26/11, Toàn quyền Quần đảo Solomon David Vunagi đã ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở thủ đô Honiara.
Một căn nhà trong khuôn viên Quốc hội Quần đảo Solomon đã bị người biểu tình đốt phá. Ảnh: Solomon Herald.
Trong một tuyên bố, ông Vunagi khẳng định lệnh giới nghiêm ở thủ đô Honiara từ 19h00 đến 6h00 sáng hôm sau sẽ có hiệu lực từ ngày 26/11 cho đến khi có thông báo mới.
Trong khi đó, lực lượng cảnh sát Australia đã được triển khai đến Honiara theo yêu cầu của Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare. Ngoại trưởng Australia Marise Payne cũng xác nhận nước này đã cử 100 cảnh sát đến quần đảo ở Nam Thái Bình Dương này nhằm hỗ trợ chính quyền sở tại sớm ổn định tình hình. Nước láng giềng Papua New Guinea cũng điều 35 cảnh sát và nhân viên an ninh tới thủ đô Honiara trong ngày 26/11.
Bộ Y tế Solomon thông báo các bệnh viện tại thủ đô đã đóng cửa, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh và những đối tượng quá khích chấm dứt các hành động đốt phá, cướp bóc. Lực lượng an ninh đã sử dụng hơi cay và bắn chỉ thiên để giải tán đám đông người biểu tình tìm cách xông vào tư dinh của Thủ tướng Sogavare ở thủ đô.
Các phương tiện truyền thông đưa tin các cuộc biểu tình của người dân ở Malaita - hòn đảo đông dân nhất của Quần đảo Solomon - nổ ra từ tối 24/11 nhằm phản đối một loạt vấn đề trong nước và yêu cầu Thủ tướng Sogevare từ chức. Tuy nhiên, ông khẳng định tiếp tục lãnh đạo quốc gia và đề nghị Australia hỗ trợ theo hiệp ước an ninh song phương được hai bên ký kết vào năm 2017.
Năm 2003, cảnh sát Australia đã được triển khai đến Quần đảo Solomon thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình theo tuyên bố của Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương và duy trì sự hiện diện tại đây trong một thập kỷ. Trong giai đoạn 1998-2003, tình hình tại Quần đảo Solomon có nhiều bất ổn và xảy ra xung đột vũ trang.
Đất nước mất 6 tháng tiêm vắc xin Covid-19 được 2% dân số Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea tê liệt vì đại dịch Covid-19 và thông tin sai lệch, sự thờ ơ với vắc xin gây ra nhiều ca tử vong. Trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe của Papua New Guinea sụp đổ dưới sức nặng của làn sóng Covid-19 thứ 3, tỷ lệ tiêm chủng của quốc gia...