Khám phá thành phố Bulawayo
Zimbabwe không thiếu những điểm đến thú vị, nhưng thành phố Bulawayo tại miền tây nam nước này luôn chiếm một vị trí quan trọng.
Nhờ vị trí gần đường biên giới với Nam Phi mà Bulawayo trở thành điểm trung chuyển đường sắt lớn nhất Zimbabwe. Mặt khác thành phố tự hào sở hữu chiều dài lịch sử đa sắc màu và đầy biến động.
Quảng trường trung tâm Bulawayo.
Dấu xưa
Trước đây, đa phần du khách đến Bulawayo bằng tàu hỏa, nhưng Công ty Đường sắt quốc gia Zimbabwe hiện đang tạm ngưng hoạt động, vì thế, du khách có thể đi máy bay hoặc xe buýt. Sân bay quốc tế Joshua Mqabuko Nkomo tại Bulawayo hiện đã có các chặng bay từ nhiều thành phố lớn ở châu Phi như Johannesburg (Nam Phi), Addis Ababa (Ethiopia), Lusaka (Zambia)… Du khách cũng có thể lựa chọn đi xe buýt từ Harare hoặc Johannesburg đến Bulawayo.
Bulawayo là đô thị lớn thứ hai và trung tâm công nghiệp của Zimbabwe, nhưng thành phố này vẫn giữ lại nhiều nét cổ kính. Nhiều du khách dạo phố Bulawayo mà lầm tưởng rằng mình đi lạc vào quá khứ vì những dãy nhà đã vài trăm năm tuổ.i. Du khách hãy dành một buổi chiều chỉ để dạo quanh Bulawayo và nói chuyện với người dân (đa phần người thành phố nói được tiếng Anh). Hãy bắt đầu hành trình của bạn từ quảng trường trung tâm, nơi đặt tượng đài nhà cách mạng, cố Phó Tổng thống Zimbabwe Joshua Nkomo.
Video đang HOT
Trụ sở của Công ty Đường sắt quốc gia Zimbabwe đặt ở Bulawayo, và điểm đến tại thành phố này mà du khách không nên bỏ qua là Bảo tàng Đường sắt Zimbabwe. Nơi đây hiện đang lưu giữ rất nhiều đầu máy “có một không hai” với tuổ.i đời hơn 100 năm. Chưa hết, cả một nhà ga cũ ở thị trấn Shamva (miền đông bắc Zimbabwe) được tháo dỡ và di dời đến bảo tàng để trưng bày. Khách tham quan có thể mua vé chuyến tàu cổ chạy quanh bảo tàng để trải nghiệm cảm giác ngồi trên xe lửa hồi đầu thế kỷ XX.
Viện bảo tàng thứ hai đáng đến ở Bulawayo là Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Zimbabwe. Zimbabwe là một trong những “cái nôi” của loài người, và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của quốc gia này hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật liên quan đến cuộc sống của con người đầu thời tiề.n sử. Cố Thủ tướng thuộc địa Cape (nay là Nam Phi) Cecil Rhodes, người đã lập ra đất nước Rhodesia (tức Zimbabwe và Zambia dưới chế độ thuộc địa của Anh), cũng để lại bộ sưu tầm mẫu động vật quý hiếm cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.
Thời Cecil Rhodes còn sống, ông và nhiều vị lãnh đạo Rhodesia thường lui đến Câu lạc bộ Bulawayo. Công trình này hiện nay vừa là khách sạn và quán bar, vừa là viện bảo tàng mini. Nếu du khách không biết nhiều về các câu lạc bộ quý ông vốn rất thịnh hành ở châu Âu hồi thế kỷ XIX thì hãy lưu trú tại Câu lạc bộ Bulawayo. Chất lượng phục vụ ở đây không hề thua kém các khách sạn bốn sao, và khách lưu trú còn được tìm hiểu về cuộc sống của tầng lớp thượng lưu người Anh ở khu vực thuộc địa.
Phong vị Bulawayo
Ngay cả trước khi Bulawayo trải qua quá trình công nghiệp hóa, nơi này đã nổi tiếng nhờ nghề rèn. Người thợ rèn Bulawayo có thể chỉ từ một thanh tà vẹt đã gỉ mà làm được con dao sắc nhọn đến đáng ngạc nhiên. Khách hàng từ khắp nơi trên đất nước và cả tận Nam Phi vẫn đến Bulawayo để mua dao kéo. Du khách nước ngoài ngại mang vật dụng sắc nhọn lên máy bay thì hãy tìm mua những chiếc cắt móng tay, cốc chén, hay một vài món đồ chơi nho nhỏ bằng sắt.
Ẩm thực Zimbabwe mang tính gia đình. Nếu du khách muốn tìm món ăn ngon tại Bulawayo thì hãy ghé qua các quán cơm. Một số món ăn truyền thống ở địa phương này là sadza (bột ngô luộc ăn kèm một món thịt và một món rau), muriwo (cải xoăn, cải rổ hoặc cải lá xôi xào với hành, cà chua, ớt bột) và muguru (lòng bò hoặc dê nướng). Du khách cũng không thể bỏ qua cơ hội uống bia chibuku. Đây là thương hiệu bia thủ công nổi tiếng khắp Zimbabwe bởi có vị chua độc đáo. Hương vị đó có được là nhờ bia được làm từ hạt cao lương và bột ngô. Bia chibuku được bán trong hộp carton 1 lít giống hệt hộp sữa, và người uống phải lắc hộp trước khi đổ bia ra.
Festival nghệ thuật Bulawayo được tổ chức từ mùng 2 đến mùng 5 tháng 6 hằng năm. Nhiều trường đại học lớn của Zimbabwe đặt tại Bulawayo, và Festival nghệ thuật là cơ hội tốt để các nghệ sĩ trẻ trổ tài. Trong những năm gần đây, festival còn thu hút nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian từ các vùng lân cận. Người Ndebele bản địa nổi tiếng nhờ nghệ thuật hội họa và kể sử thi. Du khách sẽ tìm thấy các họa sĩ và nghệ nhân kể truyện người Ndebele biểu diễn ngay trên đường phố trong khuôn khổ festival.
Nếu du khách muốn tìm hiểu thêm về lịch sử của người dân bản địa, hãy ghé thăm khu di tích Khami, cách Bulawayo hơn nửa tiếng đi xe. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Khami vốn là thủ đô của vương quốc Butua (thời kỳ 1450 – 1683) và là một trong các thành phố lớn nhất Zimbabwe thời tiề.n thuộc địa. Ít nơi nào ở miền nam châu Phi lại có nhiều công trình và tường thành được xây bằng đá chắc chắn như vậy vào thời kỳ đó. Nơi đây bị bỏ hoang sau khi vương quốc Butua sụp đổ và người dân chuyển sang sống du mục. Tuy vậy, người dân vẫn tổ chức các nghi lễ tôn giáo tại Khami cho đến tận cuối thế kỷ XIX.
Quân nổi dậy tiến vào thủ đô, tuyên bố Tổng thống Syria đã rời Damascus
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã rời khỏi Damascus tới một địa điểm không xác định vào ngày 8/12, hai sĩ quan quân đội cấp cao xác nhận với Reuters.
(Tư liệu) Tổng thống Syria Bashar Al-Assad phát biểu tại Damascus, Syria. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Trong khi đó, phiến quân tuyên bố đã tiến vào thủ đô mà không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ quân đội chính phủ.
Theo các nhâ.n chứn.g, hàng ngàn người dân đã đổ về quảng trường trung tâm ở Damascus, vừa đi bộ vừa di chuyển bằng ô tô, tay vẫy cao và hô vang khẩu hiệu "Tự do".
"Chúng tôi ăn mừng cùng người dân Syria với tin tức về việc trả tự do cho tù nhân, tháo xiềng xích cho họ và tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên bất công tại nhà tù Sednaya", đại diện lực lượng phiến quân tuyên bố.
Dữ liệu từ Flightradar cho thấy một chiếc máy bay Syria đã cất cánh từ sân bay Damascus vào thời điểm mà quân nổi dậy khẳng định họ đã kiểm soát thủ đô. Chiếc máy bay ban đầu di chuyển về phía bờ biển Syria, khu vực được coi là thành trì của giáo phái Alawite - cộng đồng tôn giáo của ông Assad. Tuy nhiên, nó bất ngờ đổi hướng và biến mất khỏi radar chỉ vài phút sau đó.
Hiện Reuters chưa thể xác minh danh tính những người có mặt trên chuyến bay.
Chỉ vài giờ trước đó, quân nổi dậy tuyên bố giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố Homs - một địa bàn quan trọng - sau một ngày giao tranh ác liệt. Thành công này khiến quyền lực 24 năm của ông Assad đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Tại Damascus, hai người dân cho biết họ đã nghe thấy những loạt sún.g dữ dội ở trung tâm thành phố vào sáng 8/12. Tuy nhiên, nguồn gốc của các tiếng sún.g này vẫn chưa được làm rõ.
Nếu thông tin quân nổi dậy tiến vào Damascus và ông Assad rời khỏi thủ đô được xác nhận, đây có thể là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ tại Syria. Sự sụp đổ của các thành trì quan trọng sẽ tạo ra khoảng trống quyền lực lớn, đồng thời mở ra những thách thức mới cho cả các bên trong nước lẫn cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết xung đột và tái thiết đất nước.
Trước đó, Ngoại trưởng của 5 quốc gia Arab, bao gồm Ai Cập, Qatar, Jordan, Iraq và Saudi Arabia, và những người đồng cấp Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ngày 7/12 kêu gọi tìm kiếm một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria nhằm chấm dứt các hoạt động quân sự và bảo vệ dân thường ở quốc gia Trung Đông này.
Sau cuộc họp về tình hình Syria diễn ra tại Doha (Qatar) ngày 7/12, ngoại trưởng của 8 quốc gia nói trên ra tuyên bố nêu rõ: "Cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria là một diễn biến nguy hiểm đối với sự an toàn của nước này cũng như an ninh khu vực và quốc tế. Các nỗ lực quốc tế cần phải được tăng cường để cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria và đảm bảo khả năng tiếp cận bền vững và không bị cản trở". Tuyên bố kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự ở Syria để khởi động một tiến trình chính trị toàn diện dựa trên Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Biến đổi khí hậu: LHQ cảnh báo thế giới sẽ phải trả giá đắt vì thiếu hành động Ngày 24/10, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo nhân loại sẽ "phải trả giá khủng khiếp" vì không hành động quyết liệt trước tình trạng nóng lên toàn cầu, trong khi thế giới không còn nhiều thời gian để tránh thảm họa do biến đổi khí hậu. Cánh đồng ngô hứng chịu nắng nóng, khô hạn tại Rushinga, Zimbabwe...