Khám phá tác dụng chữa bệnh của cá trê
Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Cá trê là loài cá nước ngọt, sống ở ao, hồ, ruộng nước có nhiều bùn. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4 – 9, tập trung chủ yếu vào tháng 5 – 7. Không chỉ là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cá trê còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, cá trê chứa 16,5% protid, 11,9% lipid, 20mg% Ca, 21mg% P, 1mg% Fe, 0,1mg% vitamin B1, 0,04mg% B2, 1,4mg% PP và cung cấp 178 calo trong 100g thịt. Theo y học cổ truyền, thịt cá trê có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ huyết, giảm đau, sinh tân, ích khí, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu,…
Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ cá trê
Giải nhiệt, giải cảm: Cá trê làm sạch, cắt khúc hoặc để cả con ướp nước riềng, nghệ, bột nêm, nước mắm cho thấm đều. Bắc chảo dầu ăn phi hành củ cho thơm, cho cá vào đảo qua rồi cho nước sôi ngập cá đậy vung và đun nhỏ lửa om cho cá chín nhừ ăn nóng với cơm.
Cá trê nấu với đậu đen có tác dụng kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh.
Kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh: Cá trê 250g, đậu đen 150g. Cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, chặt khúc. Đậu đen rửa sạch, đậu đen hầm chín rồi cho cá trê vào hầm cùng với đậu đen tới khi cá chín nhừ, nêm gia vị ăn nóng.
Hoặc: Cá trê 300g, ngải cứu 100g, hồng hoa 12g, bột đậu đen 120g, trần bì 6g. Cá trê làm sạch, cho vào nồi cùng bột đậu đen. Ngải cứu, hoa hồng, trần bì cho vào túi vải mỏng, thêm 600ml nước, đun nhỏ lửa, khi các thứ trong túi vải nhừ bỏ ra, phần còn lại chia 3 lần ăn trong ngày. Dùng 10 – 15 ngày.
Mất ngủ, kém ăn, chân tay tê nhức: Cá trê 400g, đậu đen xanh lòng 200g, trần bì một miếng bỏ xơ, ý dĩ 20g. Gạo nếp 20g, đường, muối, hành tím, rau mùi, tiêu bột mỗi thứ một ít xay nhuyễn nấu cháo ăn.
Bổ huyết, nhuận phế, dưỡng da, đen tóc: Cá trê 1 con 500g, sườn lợn 300g, mạch môn đông 16g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 12g, đậu ván tươi 12g, hạnh nhân 8g, đảng sâm 20g, gừng tươi 2 lát. Cá làm sạch bỏ ruột, sườn chặt miếng, giã nhuyễn gừng ướp với sườn và cá. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc miệng, cho vào 1.000ml nước sắc kỹ, nhỏ lửa trong 1 giờ thì bỏ túi thuốc ra, cho cá và sườn vào nước thuốc nấu trong 1 giờ, bắc ra ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, ăn trong 7 – 10
Video đang HOT
Tăng tiết sữa ở sản phụ sau sinh: Cá trê 1 con 250g, gừng 3 lát, trứng gà 2 quả. Cá trê làm sạch, cắt thành khúc cho vào chảo mỡ cùng với gừng, rán thơm lấy ra cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa đun khoảng 1 giờ nữa thấy nước canh sánh đặc thì đập trứng vào khuấy đều là được. Ăn vào bữa sáng, ăn liền 5 – 7 ngày.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Cá trê 250g lam sach, thả vào nước sôi luộc, vớt ra lọc xương rồi cho thịt cá vào nước ninh cùng gạo đã vo sạch nấu cháo, cho muối, gia vị bột ngọt vừa ăn. Mỗi ngày một bát chia ăn theo bữa cơm. Người đai thao đường dùng thường xuyên món này rất tốt.
Bác sĩ Thanh Xuân
Theo phunusuckhoe.vn
Bài thuốc "Biệt dược tứ vị" chữa chứng bệnh chân bốc mùi, tay ướt sũng
Ông Lưu - một doanh nhân thành đạt đã từng phải xấu hổ "muốn chui xuống đất" khi bàn tay đầy mồ hôi khiến đối tác giật mình. Bài thuốc "biệt dược tứ vị" đã giúp ông chữa khỏi bệnh.
"Đau khổ, ngại ngùng" vì bàn tay ướt sũng
Ông Lưu là một doanh nhân nổi tiếng thành đạt ở Trung Quốc. Mặc dù sức khỏe của ông không có vấn đề gì nghiêm trọng, và ông cũng "thừa" điều kiện để chăm sóc sức khỏe ở mức tốt nhất, nhưng cuộc sống của ông vẫn bị khiếm khuyết vì bệnh tật.
Đã có lúc ông nghĩ rằng, tiền không giải quyết được tất cả khi cơ thể có bệnh, mà là bệnh khó chữa. Mặc dù nó không có gì ghê gớm nhưng lại khá phiền toái với một doanh nhân như ông.
Căn bệnh "khốn khổ" đó chính là chứng ra mồ hôi tay. Tay ông lúc nào cũng ướt sũng như vừa mới rửa mà không lau khô.
Đối với người bình thường đã bất tiện, một doanh nhân nổi tiếng như ông thì không thể không ảnh hưởng. Nhiều lần ông đã phải ngại ngùng từ chối bắt tay đối tác vì cảm giác "nhớt" trên bàn tay đã có lần gây giật mình cho người đối diện.
Ông từng điều trị với nhiều đơn thuốc Tây y nhưng rồi hết đợt này lại đến đợt khác, từ thuốc bôi ngoài da đến thuốc uống, bàn tay ra mồ hôi lại tái phát như ban đầu.
Điều khó chịu đó kéo dài mãi cho đến khi ông đọc được tài liệu trong một cuốn sách Đông y nói về chứng bệnh này. Ngay lập tức, qua sự giới thiệu của một người bạn, ông đã đến phòng khám Đông y xem liệu y học truyền thống có thể giúp ông vượt qua nỗi khổ này không.
Mang theo cuốn sách "Phó Thanh Chủ Nam Khoa" của một tác giả từ thời vua Minh - Thanh (Trung Quốc), miêu tả về các vị thuốc có thể rửa "trôi" bệnh ra mồ hôi. Mặc dù chưa biết hiệu quả ra sao nhưng ông đã hỏi bác sĩ và cắt thang thuốc này với các vị như sau.
Hoàng kỳ () 30g, Sắn dây (hoặc sắn rừng- - Pueraria) 30g, Kinh giới (-Nepeta) 9g, Phòng phong () 9g. Nước đủ 1 chậu sau khi sắc.
Đun hỗn hợp này thành nồi thuốc nước, mỗi ngày dùng một lần, mỗi lần ngâm 30 phút khi nước đang còn nóng ấm.
Bài thuốc này được cắt mỗi lần 3 thang, sử dụng liên tiếp, nếu thấy đỡ thì có thể dừng. Người bệnh nặng, nhiều mồ hôi thì dùng khoảng 5 thang để chữa triệt để, bệnh không tái phát.
Ông Lưu rất mừng khi tìm thấy phương thuốc này, một căn bệnh đã từng khiến ông "sợ" giờ đã trở thành quá khứ.
"Nổi tiếng" khắp ký túc xá vì mùi mồ hôi chân
Theo lời kể của thầy thuốc Đông y, một nam sinh viên cũng đã tìm đến ông và mong muốn được chữa bệnh ra nhiều mồ hôi ở chân. Do mồ hôi nhiều khiến chân bị hôi, chàng tân sinh viên này đã "nổi tiếng" khắp ký túc xá.
Anh cũng được giới thiệu và sử dụng bài thuốc này trong 10 thang thì chữa khỏi bệnh mồ hôi chân gây "bốc mùi" của mình.
Theo phân tích của chuyên gia Đông y, bệnh ra mồ hôi bàn tay bàn chân là do tuyến mồ hôi gặp trở ngại nào đó, chẳng hạn như lỗ chân lông bất thường. Trong đơn thuốc có Hoàng kỳ - là vị thuốc ích khí cố biểu, khôi phục khả năng co giãn của các lỗ chân lông.
3 vị thuốc còn lại có tác dụng đóng mở lỗ chân lông dễ dàng và linh hoạt hơn. Khôi phục lại các lỗ chân lông hỏng, đưa chúng lại trạng thái bình thường, dễ dàng hơn trong việc bài tiết.
Bài viết này của Thạc sĩ, chuyên gia Đông y Triệu Nhan Bằng, Bệnh viện Trung y học Sơn Tây (TQ). Nếu muốn tự áp dụng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ Đông y.
Hoàng kỳ
Sắn dây (hoặc sắn dây rừng)
Kinh giới lông
Phòng phong
Theo Trí Thức Trẻ/soha
6 kiểu ăn trứng cực tai hại chị em cẩn thận kẻo rước bệnh vào thân Tuyệt đối phải ghi nhớ 6 lưu ý khi ăn trứng để không hại sức khỏe của bản thân. Trứng là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Do chứa nhiều dinh dưỡng phong phú nên trứng còn được mệnh dành là "nguồn dinh dưỡng lý tưởng của con người". Các nhà dinh dưỡng còn gọi trứng là "nguồn protein hoàn hảo"....