Khám phá súng trung liên TUL-1 “made in Vietnam”
Súng trung liên TUL-1 được quân giới Việt Nam nghiên cứu từ cuối những năm 1960 dựa trên khẩu RPK của Liên Xô.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bên cạnh việc nhận viện trợ lượng lớn vũ khí từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Việt Nam cũng tự nghiên cứu sản xuất một số loại vũ khí nhỏ để đưa vào miền Nam chiến đấu. Một trong những thành tựu đáng kể đến khi đó là việc Cục Quân giới sản xuất thành công súng trung liên TUL-1 có tính năng tương đương súng RPK của Liên Xô.
Chiến sĩ ngoài cùng từ trái sáng đang cầm khẩu súng máy RPK.
Theo cuốn Lịch sử Kĩ thuật Quân sự Việt Nam, cuối những năm 1960 Cục Quân giới đã bắt tay vào việc nghiên cứu chế tạo súng trung liên TUL-1 dựa theo kiểu RPK hiện đại hàng đầu Liên Xô thời điểm bấy giờ.
RPK (Ruchnoy Pulemjot Kalashnikova – súng máy hạng nhẹ Kalashnikov) là súng máy cá nhân do nhà sáng chế huyền thoại Mikhail Kalashnikov nghiên cứu, thiết kế thay thế súng máy DP và RPD đã lạc hậu.
Trung liên RPK có máy súng giống với họ nhà AK-47, cũng có 2 chế độ bắn là phát một và liên thanh. Nòng súng được lắp cố định và không thể thay thế trên chiến trường.
Cơ cấu hoạt động của súng là trích khí xung, khóa nòng then xoay hai tai, bắn khi bệ khóa nòng đóng. Tốc độ bắn trên lý thuyết có thể đạt 600 phát/phút (thực tế 150 phát/phút), sơ tốc đầu nòng 745m/s, tầm bắn hiệu quả 800m, tầm bắn xa nhất 2.500m.
Lính Iraq luyện sử dụng RPK.
Thước ngắm của RPK cũng tương tự trên AKM, với các vạch chia thước bắn từ 100-1.000m, tuy vậy thì thước của RPK còn có cơ chế chỉnh lượng gió. RPK có 2 chân chống phụ bằng thép, một số phiên bản của RPK như RPKS cho lính dù có báng gập lại được, RPKN có khay gắn kính ngắm đêm bên hông.
Trung liên RPK dùng cỡ đạn 7,62×39mm M43, chỉ lắp được băng đạn dạng lò xo, không lắp được hộp đạn dây. Đặc biệt, băng đạn của súng AK-47 có thể lắp lẫn với RPK, còn băng đạn thiết kế cho RPK là băng đạn 40 viên hoặc băng tròn 75 viên, tuy nhiên thì băng đạn tròn sắt này vừa nặng vừa đắt tiền, hơn nữa khi nạp đạn vào băng phải nạp từng viên giống như băng cong.
Video đang HOT
Trên cơ sở dây chuyền công nghệ sản xuất súng tiểu liên AK, nhà máy Z111 tổ chức sản xuất trung liên TUL-1 theo bản vẽ của cục quân giới.
Nhưng khác với súng CKC và AK đã chế tạo trước đây của nhà máy Z1 theo dây chuyền công nghệ của Trung Quốc trên cơ sở bán thành phẩm do bạn viện trợ. Việc sản xuất súng trung liên TUL-1, Z111 phải tự lực hoàn toàn.
Ngày 22/12/1969, khẩu trung liên do Việt Nam chế tạo mang hiệu TUL-1 ra đời. Qua kiểm tra, súng tương đương với chất lượng của PRK do Liên Xô chế tạo. Từ năm 1970-1972, nhà máy Z111 sản xuất được hàng nghìn khẩu, kịp thời cung cấp cho các chiến trường.
Theo Kiến Thức
Những nghi án sao chép của súng trường AK-47
Nhà thiết kế Kalashnikov đã chắt lọc những tinh hoa công nghệ súng trường trước đó để tạo nên AK-47 mà không sao chép bất kỳ mẫu vũ khí nào.
Nhà thiết kế Mikhail Kalashnikov và khẩu AK-47. Ảnh: AP
Ngay khi mẫu thiết kế súng trường tiến công AK-47 được giới thiệu rộng rãi với công chúng, đã xuất hiện rất nhiều thông tin cho rằng, nhà thiết kế Kalashnikov sao chép các mẫu vũ khí khác để tạo nên AK-47.
Theo Firearmshistory, Kalashnikov đã vay mượn ý tưởng thiết kế mẫu súng trường STG-44 của Đức quốc xã.
Thoạt nhìn, thiết kế bên ngoài của AK-47 cũng tương đối giống với STG-44. Giới quân sự đưa ra nhiều thông tin cho rằng AK-47 và M16 đều là những hậu duệ có ảnh hưởng từ STG-44.
Tuy nhiên, ý tưởng thiết kế AK-47 của Kalashnikov manh nha từ năm 1942, trong khi đến năm 1943, STG-44 vẫn là một bí mật của Đức quốc xã.
Hơn nữa, bản chất thiết kế của STG-44 thuộc loại súng ngắn bắn nhanh, còn gọi là MP-44 (phiên âm tiếng Đức là Maschinenpistole 44, có nghĩa là súng tiểu liên). STG-44 vẫn chưa phải là một súng trường tiến công đúng nghĩa của nó.
Trong khi đó, bản chất thiết kế của AK-47 là một súng trường tiến công (tức là một khẩu súng có uy lực như súng trường, máy cò có thể chọn chế độ bắn và tốc độ bắn như súng tiểu liên), từ bản chất thiết kế đã cho thấy hai mẫu súng này không liên quan đến nhau.
STG-44(ở trên) vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của súng trường tiến công, trong khi đó AK-47 (ở dưới) mới chính là súng trường tiến công tiêu chuẩn đầu tiên của thế giới.
Cũng có thông tin cho rằng, AK-47 có cơ chế hoạt động tương tự khẩu carbine M1 Garand của Mỹ.
Điều này cũng không hoàn toàn đúng, M1 Garand là một loại súng trường bán tự động, máy cò của nó chỉ có thể bắn phát một. Trong khi đó, máy cò của AK-47 có thể chọn chế độ bắn phát một hoặc liên thanh.
Kalashnikov đã lấy ý tưởng bộ phận đẩy về của M1 Garand nhưng ông phải thiết kế lại hoàn toàn để phù hợp với cơ chế hoạt động của AK-47 khác xa so với M1.
Chưa dừng lại ở đó, có thông tin cho rằng, Kalashnikov đã sao chép mẫu thiết kế TKB-415 của Bulkin và mẫu AVS-31 của Simonov.
Trên thực tế, Kalashnikov và nhóm thiết kế của ông đã xem xét tất cả các thiết kế súng trường trước đó mà không cần phải "phát minh lại cái bánh xe".
Sự tương đồng về hình dáng bên ngoài giữa các khẩu súng là điều hoàn toàn bình thường.
Hầu hết các súng trường tiến công đều hoạt động theo nguyên tắc trích khí.
Tuy nhiên, mỗi nhà thiết kế lại phát triển những kiểu trích khí và bộ phận đẩy về khác nhau, mỗi thiết kế lại có điểm mạnh, yếu riêng.
Tạp chí Popular Mechanics đã xếp AK-47 là một trong 11 khẩu súng làm thay đổi lịch sử chiến tranh thế giới. Ảnh: Wikipedia
AK-47 được xem là một sự kết tinh và phát triển lên một tầm cao mới của công nghệ súng trường trước đó.
Kalashnikov từng nói: "Rất nhiều binh sĩ quân đội Nga đã hỏi tôi làm thế nào người ta có thể trở thành một nhà thiết kế và làm thế nào để thiết kế các loại vũ khí mới.
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời, mỗi nhà thiết kế có con đường riêng của mình và có những thành công hay thất bại riêng".
"Nhưng có một điều rõ ràng trước khi cố gắng tạo ra một cái gì đó mới, điều quan trọng cần phải có một sự đánh giá tốt nhất tất cả mọi thứ đã tồn tại trong lĩnh vực đó. Bản thân tôi đã có nhiều kinh nghiệm để xác thực vấn đề này".
Phương châm thiết kế của Kalashnikov là lấy tính hiệu quả trong chiến đấu và đơn giản trong sản xuất đặt lên hàng đầu.
Quan điểm thiết kế này có được nhờ những kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của ông cũng như những phàn nàn của các binh sĩ Hồng quân mà ông có dịp tiếp thu.
AK-47 không chỉ là đại diện cho quan điểm của nhà thiết kế, Kalashnikov đã cụ thể hóa những mong ước của binh sĩ trên chiến trường vào trong thiết kế của mình.
Đó cũng chính là đại diện cho đường lối phát triển vũ khí cá nhân của Liên Xô.
Kalashnikov đã xem xét tất cả các thiết kế súng trường trước đó, ông cùng nhóm thiết kế đã chắt lọc những cái hay khắc phục những điểm yếu để tạo ra một thiết kế mới hoàn hảo hơn.
Nói cách khác Kalashnikov đã tạo ra một cuộc cách mạng trong thiết kế súng trường và AK-47 đã trở thành một chuẩn mực mới cho súng trường tiến công trên thế giới.
Theo Tri Thức
Súng trường M16 ra đời như thế nào? Phát triển chậm hơn AK-47 gần một thập kỷ song điều đó không giúp cho M16 nổi bật mà thậm chí còn tệ hơn. Ra đời để cạnh tranh với AK-47 Nếu như AK-47 là đại diện tiêu biểu cho đường lối phát triển vũ khí cá nhân của Liên Xô thì M16 lại là sản phẩm đặc trưng phong cách Mỹ. Nói...