Khám phá sự thay đổi da theo chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng đến sắc tố da bởi hormone thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế bằng cách đổi mới chế độ ăn.
Ngày 1 đến 7
Đây là thời gian bắt đầu vòng quay chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể bạn sản xuất nhiều hơn loại hormone prostaglandin gây co thắt tử cung. Đồng thời, mức độ kích thích tố như progesterone và estrogen giảm, khiến phụ nữ trở nên khó tính.
Chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sắc tố da.
Sự tăng lên của hormone prostaglandin cũng khiến da nhạy cảm hơn. Tiến sĩ Terry Loong, chuyên gia da liễu tại London, cho biết: “Da sẽ trở nên mềm và dễ bị tổn thương hơn, prostaglandin làm co các mạch máu, lượng estrogen ít hơn gây tình trạng da khô, nếp nhăn dễ xuất hiện hơn”.
Trong những ngày này, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn thực phẩm có chứa thành phần giảm đau tự nhiên magie, chẳng hạn như đậu, ngũ cốc, các loại hạt và quả hạch. Đồng thời bạn nên dành thời gian để đắp mặt nạ dưỡng ẩm và dung các sản phẩm chứa axit hyaluronic để cấp nước cho da trong thời điểm nhạy cảm này.
Ngày 7 đến 10
Lúc này, buồng trứng của bạn đã tái khởi động sản xuất estrogen, làm tăng nồng độ serotonin giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Oestrogen được tạo ra nhằm kích thích việc sản xuất collagen giúp da săn chắc.
Mặc dù lúc này sức khỏe và làn da bạn đã phục hồi, nhưng hãy nhớ cơ thể đang có nguy cơ thiếu sắt vì mất máu sau kỳ kinh nguyệt. Điều này có thể gây ra tình trạng da xanh xao, đôi khi có quầng thâm dưới mắt.
Do đó bạn nên bổ sung các thực phẩm nhiều sắt như thịt đỏ, cải xoăn, rau bina. Thời điểm này tế bào da mới đang hình thành, do vậy, đây là thời gian tốt để tăng tốc sản sinh tế bào da mới bằng cách tẩy tế bào chết, dùng kem dưỡng ẩm.
Video đang HOT
Bổ sung thịt đỏ, cải xoăn, rau bina để tăng lượng sắt sau ngày kinh nguyệt.
Ngày 12 đến 16
Đây là giai đoạn rụng trứng, thời điểm nhiều phụ nữ cảm thấy hứng thú với “chuyện ấy” nhất. Lúc này lượng estrogen và follicle ổn định, tâm trạng và sức khỏe của bạn cũng đang trong giai đoạn tích cực.
Cũng trong thời gian này, tốc độ sản sinh của collagen của cơ thể nhanh tối đa, kích thước lỗ chân lông bé nhất… Dây là thời gian da bóng, đẹp nhất mà không cần dùng quá nhiều mỹ phẩm trang điểm.
Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen có thể dẫn đến hiện tượng dư thừa bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn nhiều hơn.
Trong thời điểm này bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, để đảm bảo các tuyết tiết bã nhờn hoạt động vừa đủ. Vitamin A có trong các loại rau màu sắc như ớt đỏ, cà rốt, cam. Đây cũng là thời gian tốt nhất để dùng các phương pháp chống lão hóa cho da, ăn nhiều thực phẩm kích thích bổ sung collagen, dùng kem chống nắng để phòng nám da.
Ngày 17 đến 24
Nếu bạn có quan hệ tình dục, quá trình thụ thai đang tiến triển bên trong cơ thể. Nếu bạn không mang thai, lượng hormone bắt đầu sản xuất chuẩn bị cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Lúc này, lượng hormone sẽ tăng lên từ từ, có thể làm giãn lỗ chân lông, bã nhờn nhiều hơn ở một số phụ nữ, gây nên tình trạng mụn cám, đốm đen mờ trên da mặt.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn các loại thực phẩm giúp loại bỏ bã nhờn dư thừa như dưa chuột, cải xoăn, bông cải xanh và củ cải đường.
Ngày 25 đến 28
Nếu trứng không được thụ tinh, hàm lượng progesterone và estrogen giảm dần cho đến khi thấp nhất, điều này dẫn đến tình trạng đầy hơi và cảm giác khó chịu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi lượng estrogen giảm, ngủ kém, nhanh mệt mỏi và thèm ăn đồ ăn vặt, thức uống có đường nhiều hơn.
Chính lượng hormone thay đổi khiến cho da khô và nếp nhăn xuất hiện rõ ràng hơn. Nhiều người khuôn mặt bị sưng húp vì giữ nước.
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống các loại trà thảo dược giúp gan thanh lọc khoáng chất và khôi phục sự cân bằng hormone. Đồng thời, bạn nên áp dụng các phương pháp làm sạch sâu da mặt để giữ cho lỗ chân lông thông thoáng.
Theo Zing
Dấu hiệu đáng cảnh báo của chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh như: thiếu máu, bệnh gan...
Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể...
Kinh nguyệt quá ít
Thời gian kinh nguyệt dưới ba ngày hoặc lượng kinh nguyệt ít hơn 20ml được coi là có lượng kinh nguyệt ít. Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể...
Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như: thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung...
Kinh nguyệt quá nhiều
Với việc sử dụng băng vệ sinh hiện đại không dễ để xác nhận. Nếu bạn cần dùng trên 10 băng vệ sinh truyền thống hoặc thay băng 2-3 giờ mỗi lần trong ngày, máu ra bẩn đồ lót, bạn có thể bị cường kinh.
Khi cảm thấy mệt , rụng tóc, chóng mặt cũng là những lý do của mất quá nhiều máu, nếu chỉ thi thoảng xảy ra một lần thì không sao, nếu điều này lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nhất thiết phải đi khám.Việc khám định kỳ một năm một lần là cần thiết.
Khi cường kinh, bác sĩ có thể phát hiện ra: polyp, quá phát niêm mạc tử cung, u xơ tử cung... rối loạn đông máu nhưng nguyên nhân không thuộc hệ thống sinh sản, thậm chí ung thư. Chẩn đoán những bệnh trên không quá khó với thầy thuốc, việc điều trị có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật nên không đáng sợ.
Tuy nhiên, bạn nên khám phụ khoa, thử máu định lượng hormone, siêu âm qua đường âm đạo, điều trị tổn thương cổ tử cung là những việc đơn giản và hầu như không đau. Việc khám là cần thiết cho sức khỏe của bạn.
Kinh nguyệt tháng nhiều, tháng ít
Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường như thế này, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan...
Khi thấy tình trạng kinh nguyệt có bất thường, mệt mỏi trong ngày, kinh nguyệt ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc, bạn cần đi khám chuyên khoa ngay. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát, phát hiện những dấu hiệu bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện "đốm" máu bất thường
Một số người có thể bị chảy máu nhẹ hoặc xuất hiện "đốm" máu giữa chu kỳ, trong thời kỳ rụng trứng (khoảng ngày thứ 14 trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo). Điều đó là hoàn toàn bình thường.
Nhưng nếu bạn bị chảy máu hoặc có "đốm" máu xuất hiện ở các thời điểm khác trong chu kỳ đó là điều hoàn toàn bất thường. Đó có thể là dấu hiệu báo hiệu những bệnh nguy hiểm trong hệ sinh sản của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo Khoevadep
Tiết lộ thời điểm dễ thụ thai nhất trong tháng Ngày 14 - 16 chu kỳ kinh nguyệt được cho là thời điểm "màu mỡ" nhất để thụ thai với mỗi người phụ nữ. Ngày rụng trứng thường rơi vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên nếu bạn có chu kỳ "đèn đỏ" nhiều hoặc ít hơn 28 ngày thì...