Khám phá siêu hạm đổ bộ mới nhất của hải quân Mỹ
Ngày 6-4, tàu đổ bộ USS Arlington (LPD 24) thuộc lớp San Antonio đã được biên chế hoạt động và chính thức gia nhập Hải quân Mỹ trong một buổi lễ có sự tham dự của hơn 5.000 người tại Căn cứ hải quân Norfolk, căn cứ chính của tàu.
Tàu USS Arlington được đặt tên theo quận Arlington, thuộc bang Virginia để tôn vinh 184 nạn nhân đầu tiên thiệt mạng khi chuyến bay 77 của Hãng hàng không America đâm vào Lầu Năm Góc trong vụ khủng bố hôm 11-9-2001.
Điều đặc biệt là thép để đóng tàu được tái chế lại từ đống sắt thép đổ nát trong vụ khủng bố này. Trước đó, hai chiếc tàu đổ bộ thuộc lớp này là USS New York (LPD 21) và USS Somerset (LPD 25) cũng đã được chế tạo từ đống sắt thép trong vụ khủng bố năm 2001 để tưởng nhớ hàng nghìn nạn nhân đã thiệt mạng.
Tàu USS Arlington có lượng giãn nước 24.900 tấn
USS Arlington là chiếc tàu thứ 8 thuộc lớp tàu đổ bộ San Antonio của Hải quân Mỹ, được thiết kế trở thành tàu đổ bộ có khả năng sống sót cao nhất từ trước đến nay. Tàu kết hợp các công nghệ đóng tàu đổ bộ và công nghệ tác chiến của thế kỷ 21 để hỗ trợ hoạt động của các máy bay và xuồng đổ bộ hiện tại và tương lai của lực lượng Hải quân Đánh bộ.
Rất nhiều hệ thống của tàu mới được nâng cấp so với các tàu trước đó, bao gồm: hệ thống lọc nước mới, hệ thống dữ liệu chiến đấu mới cho phép khắc phục lỗi trong hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu được nêu ra trong báo cáo của Hải quân Mỹ, máy tính mới mạnh và có tốc độ xử lý nhanh hơn, nâng cao khả năng sống còn trong hoạt động chiến đấu.
Tàu USS Arlington có trọng lượng rẽ nước 24.900 tấn, chiều dài 208m, chiều rộng 32m. Tàu được trang bị 4 động cơ diesel Colt-Pielstick với vận tốc 41 km/giờ.
Video đang HOT
Tàu có khả năng chở được 800 lính đổ bộ (cả thủy thủ có thể lên đến gần 1.200 người), 2 tàu đổ bộ đệm khí LCAC hoặc một tàu đổ bộ đa năng LCU, có khả năng mang theo các xe tăng M1A2, 14 xe bọc thép viễn chinh. Boong tàu có khả năng mang được 4 máy bay trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, hoặc hai chiếc máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc.
Tàu có thể mang được 4 máy bay trực thăng vận tải CH-46 Sea Knight, hoặc
hai chiếc máy bay vận tải cánh quạt V-22 Osprey với khả năng cất hạ cánh cùng lúc
Về vũ khí, tàu được trang bị 2 pháo hạm cận chiến Mk44 Bushmaster II 30mm và 2 hệ thống phóng tên lửa phòng không RIM-116 Rolling.
Tàu USS Arlington do công ty đóng tàu Huntington-Ingalls có trụ sở tại Pascagoula, Mississippi, đóng. Tàu bắt đầu được khởi đóng vào ngày 26-3-2008, và đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ hôm 07-12-2012. Dự kiến, tàu sẽ có tuổi thọ hoạt động khoảng 40 năm.
Theo ANTD
Nhật sẽ triển khai "Osprey" bất chấp phản ứng của dân chúng?
Ngày 13/02 vừa qua, lục quân Nhật Bản và Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận tái chiếm đảo với sự tham gia lần đầu tiên của máy bay vận tải cánh quạt MV-22 "Osprey".
Rạng sáng 13/02, lực lượng tự vệ trên lục địa (lục quân) của Nhật Bản đã tổ chức cuộc diễn tập liên hợp với lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ tại một căn cứ hải quân của Mỹ ở California. Lần đầu tiên bộ đội lục quân Nhật đã được vận chuyển trên máy bay vận tải cánh quạt lên thẳng thế hệ mới nhất của hải quân đánh bộ Mỹ là MV-22 "Osprey" để thực hành khoa mục đổ bộ tái chiếm đảo từ tay quân địch.
MV-22 "Osprey" là phương tiện vận chuyển chủ yếu của hải quân Mỹ,
đặc biệt là hải quân đánh bộ
Trong thời gian huấn luyện, doanh trại của hải quân đánh bộ Mỹ ở Pendleton - California được giả định là một hòn đảo bị địch tấn công đánh chiếm, sắp bị thất thủ. Lục quân Nhật bí mật sử dụng máy bay MV-22 "Osprey" vận chuyển quân đổ bộ lên đảo, phối hợp với lực lượng đồn trú còn sót lại đang co cụm kháng cự, phản công tái chiếm đảo.
MV-22 "Osprey" đang cẩu một chiếc xe địa hình Humvee
Đại diện của lực lượng lục quân Nhật cho biết: "Trong diễn tập chúng tôi không sử dụng máy bay trực thăng của mình mà dùng phương tiện vận chuyển quân chủ yếu của hải quân đánh bộ Mỹ là MV-22 "Osprey"". Sự kiện lục quân Nhật lần đầu tiên sử dụng MV-22 "Osprey" để vận chuyển quân đã thể hiện sự hợp tác mật thiết giữa quân đội 2 nước Nhật - Mỹ, tận dụng tối đa ưu thế về số lượng chuyên chở và tính tin cậy, an toàn của loại máy bay này.
Một khẩu pháo nặng vài chục tấn không là gì đối với nó
Hiện nay, trong quân đội Nhật Bản không có phương tiện vận chuyển hạng nặng nào, các máy bay trực thăng của họ có tải trọng chuyên chở thấp, không có khả năng vận chuyển các phương tiện tác chiến hạng nặng yểm trợ cho bộ binh. Nếu sử dụng phương thức "trực thăng vận" sẽ phải huy động rất nhiều máy bay dẫn đến không bảo đảm tính bí mật và an toàn, gây khó khăn cho công tác phối hợp, hiệp đồng và chuyển trường máy bay.
Các tàu đổ bộ tấn công Mỹ thường mang theo 6 - 8 chiếc MV-22 "Osprey"
Theo tin của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, vào cuối năm 2012, người dân Okinawa đã phản đối kịch liệt việc không quân Mỹ ở sân bay Futenma - Okinawa triển khai MV-22 "Osprey" vì tiếng ồn khủng khiếp của nó. Qua sự kiện lần này, có thể nhận thấy, để bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, Chính phủ Nhật sẽ bất chấp sự phản đối của dân chúng, kiên quyết triển khai loại máy bay vận tải "khủng" này.
Một chiếc "Osprey" đang xoay cánh theo chiều dọc để tiết giảm diện tích sàn đỗ.
Để chuẩn bị cho kế hoạch mua sắm MV-22 "Osprey" trong năm nay, Bộ Quốc phòng Nhật đã đưa vào trong dự toán ngân sách quốc phòng một khoản kinh phí không nhỏ là 8 triệu yên (tương đương 530.000 USD) để kiểm tra và thử nghiệm hiệu quả tác chiến của MV-22 "Osprey". Cuộc diễn tập thực binh lần này cũng là một phần trong kế hoạch đó.
Theo ANTD
Mỹ phủ nhận sẽ triển khai CV-22 Osprey ở Nhật Bản Trong khi các phương tiện truyền thông Nhật đưa tin Mỹ sẽ triển khai máy bay vận tải cánh quạt CV-22 Osprey đến Nhật Bản thì quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ lại phủ nhận thông tin trên. Ngày 14/11 vừa qua, ông Bartlett - thư ký báo chí của Lầu năm góc cho biết, việc Mỹ triển khai máy bay vận cải...