Khám phá “Sát thủ máy bay tàng hình” Buk-M3 siêu mạnh
Trong năm nay Nga sẽ đưa vào trong biên chế các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M3 có sức mạnh vượt trội các phiên bản đời trước.
Hãng thông tấn Nga Tass thông báo, các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới nhất là 9K317M “Buk-M3 sẽ được bộ quốc phòng nước này đưa vào trang bị cho lực lượng phòng không lục quân trước khi hết năm 2015, đúng theo kế hoạch đã dự định từ trước.
Tass dẫn thông báo của một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga hôm 9-3: “Cho đến cuối năm, trong bộ trang bị của lực lượng phòng không lục quân sẽ tiếp nhận loạt đầu tiên các hệ thống vũ khí chống máy bay mới nhất là tên lửa tầm trung Buk-M3, sang năm 2016 sẽ tiếp tục trang bị hàng loạt”.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, những tổ hợp mới sẽ tiếp nối và nâng cao rất mạnh uy lực của dòng tên lửa đất đối không “Buk” nổi tiếng. Buk-M3 được nâng cấp trên cơ sở của “Buk-M2 – hiện được coi là một trong những trang bị hiệu quả nhất trong lớp tên lửa này.
Hệ thống tên lửa Buk-M3 do Viện nghiên cứu Tikhomirov NIIP phát triển và là biến thể mới nhất của hệ thống tên lửa Buk, được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa hành trình, các loại bom chính xác, máy bay cánh quay, cánh cố định, máy bay chiến đấu, máy bay không người lái. Đặc biệt là Buk-M3 được cho là có khả năng hạ sát cả máy bay tàng hình tối tân.
Hệ thống phòng không Buk-M3 (phía trên, bên phải) có ngoại hình tương đối khác và có tính năng vượt trội “người tiền nhiệm” Buk-M2 (phía trên, bên trái)
Hiện thông tin chi tiết về tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại Buk-M3 vẫn chưa được công bố. Theo một số thông tin rò rỉ, cấu trúc của mỗi tổ hợp tên lửa Buk-M3 cũng giống như các biến thể Buk trước đó, bao gồm xe chỉ huy, xe radar, xe vận chuyển-phóng tự hành và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.
Tuy nhiên, Buk-M3 vượt trội hơn những phiên bản trước do có khả năng mang được nhiều tên lửa hơn trên bệ phóng.
Cụ thể, Buk-M3 sử dụng thiết bị xe phóng tự hành 9A317M có thể mang 6 tên lửa trên bệ phóng-vận chuyển với một radar mạng pha đa chức năng của công ty Avtoritet.
Thiết bị xe phóng chấp hành – tiếp đạn 9A316M của tổ hợp tên lửa Buk-M3 có thể mang tới 12 tên lửa trên bệ phóng, trong đó bao gồm 6 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng và 6 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng.
Cận cảnh hệ thống phòng không thế hệ mới Buk-M3
Video đang HOT
Cả xe phóng tự hành 9A317M và xe phóng chấp hành 9A316M của Buk-M3 đều được Công ty Start phát triển trên cơ sở khung gầm GM-5969 (7 trục) của hãng sản xuất Mytishchi. Khung gầm này sử dụng hệ truyền động thủy lực và hệ thống điều khiển thông tin tác chiến mới BIUS/.
Vào năm 2012, Start đã hoàn tất cải tiến kỹ thuật cho việc sản xuất hàng loạt xe phóng tự hành 9A317M và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316M trên khung gầm GM-5969, với thiết kế tải trọng lớn hơn để có thể mang được nhiều hơn các tên lửa trên bệ phóng và khay tên lửa dự trữ.
Về đạn tên lửa, Buk-M3 cũng sử dụng loại đạn tên lửa 9M317M, biến thể hiện đại hóa của tên lửa 9M317, được Viện nghiên cứu khoa học NIIP phát triển cho cả lục quân và hải quân Nga. Nó được thiết kế để tiêu diệt các loại tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo (chiến thuật, chiến lược); máy bay chiến đấu và trực thăng.
Tên lửa 9M317M được bắt đầu được phát triển từ những năm 2000 và lần đầu tiên được giới thiệu tại cuộc triển lãm quốc tế Defendory International 2006 ở Hy Lạp.
Đạn tên lửa 9M317M có vận tốc Mach8, tầm phóng tối đa 70km, độ cao 35km
Đạn tên lửa 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 5,08 m, đường kính 0,36 m và sải cánh 0,82 m. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s (10.800km/h, tương đương gần Mach10), ở cự ly xa đến 2,5-70km và độ cao từ 15m tới 35km.
Tên lửa mang đầu đạn nặng 62kg và áp dụng phương thức nổ cận đích tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu, trong môi trường bị nhiễu mạnh. 9M317M được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối.
Đặc điểm nổi bật nhất là loại đạn tên lửa 9M317M có thể được lưu trữ trong kho mà không cần bảo trì thường xuyên trong thời gian tới 15 năm.
Ngoài tổ hợp tên lửa Buk-M2 và Buk-M3, đạn tên lửa 9Mk317M còn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa phòng không hạm Shtil-1 của Hải quân Nga.
Theo An Ninh Thủ Đô
Trung Quốc tăng ngân sách quân sự, các nước khu vực bất an
Dù mức tăng thấp hơn năm 2014 nhưng đây là năm thứ 5 liên tiếp Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng ở mức 2 con số lên 145 tỷ USD.
Theo AP, Lầu Năm Góc ước tính con số thực chi sẽ còn cao hơn khoảng 40-50% số tiền nói trên bởi ngân sách quốc phòng này không bao gồm việc nhập khẩu các loại vũ khí hiện đại cũng như nghiên cứu và phát triển các chương trình vũ khí quan trọng của nước này.
Tướng lĩnh Trung Quốc tại Đại Lễ đường Nhân dân Trung Quốc ngày 4/3 (Ảnh AP)
Tăng ngân sách củng cố sức mạnh quân đội
Việc tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng là sự phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng như tham vọng áp đặt ý chí của nước này lên các vấn đề trong khu vực và trên tòa thế giới.
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã khẳng định rằng việc gia tăng ngân sách quốc phòng chỉ là để hiện đại hóa và cải thiện điều kiện làm việc của 2,3 triệu binh sĩ thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Việc tăng ngân sách quốc phòng lên 10% dự kiến sẽ được thông qua ngày 5/3 tại phiên khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (NPC) và nằm trong mức tăng chi tiêu chung của chính phủ năm 2015.
Người phát ngôn NPC Fu Ying tuyên bố: "Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn hơn bất kỳ quốc gia lớn nào trên thế giới trong việc hiện đại hóa nền quốc phòng của mình. Chúng tôi chỉ có thể tự dựa vào bản thân để nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới nhất của quân đội Trung Quốc trong khi phải liên tục cải thiện các loại vũ khí cho các binh sĩ của mình".
Bà Fu cũng nhắc lại quan điểm của Trung Quốc rằng nước này vẫn theo sát chính sách quân sự mang tính phòng vệ và không bao giờ "sử dụng chiến hạm" để phục vụ lợi ích về kinh tế và thương mại của mình.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng cũng gặp phải những "ánh mắt dè chừng" từ các quốc gia trong khu vực vốn luôn lo ngại về "sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ phải dè chừng?
Nhật Bản đã tăng mức ngân sách quốc phòng lên 2,8% trong năm 2015 lên con số kỷ lục là 42 tỷ USD và là mức tăng trong 3 năm liên tiếp sau 11 năm liên tục giảm chi tiêu quốc phòng cho đến khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền năm 2012.
Trong danh sách mua sắm của mình, Nhật Bản đã đặt ưu tiên mua các loại máy bay và tàu thủy để có thể đương đầu với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp trên biển.
Không chỉ có Nhật Bản, Ấn Độ, nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, trong những năm gần đây cũng đã tăng ngân sách quốc phòng trong năm nay lên 11% đạt mức 40 tỷ USD và phần lớn trong số này là cho lực lượng Hải quân và Không quân.
Tàu sân bay Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc cho đến thời điểm này
Trung Quốc và Ấn Độ hiện cũng đang tranh chấp tại khu vực biện giới và New Delhi đã bày tỏ lo ngại về việc Hải quân Trung Quốc tăng cường sự hiện diện của mình tại Ấn Độ Dương.
Dù mức tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc mới chỉ bằng 1/3 của Mỹ- với con số lên đến 534 tỷ USD trong năm 2015 cùng với 51 tỷ USD giành cho cuộc xung đột tại Afghanistan, Iraq và Syria, Mỹ vẫn phải lo ngại Trung Quốc bởi Mỹ hiện đang phải "thắt lương buộc bụng" và giảm đáng kể số tiền chi cho quân đội nước này.
Những tham vọng trong tương lai
Không chỉ tăng cường điều kiện sống cho các binh sĩ, quân đội Trung Quốc còn đang cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn và công ty hàng đầu của nước này để giành lấy các sinh viên là thủ khoa trong các ngành khoa học và công nghệ về làm việc cho mình.
Nhu cầu về việc sở hữu các loại vũ khí hiện đại của Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc quân đội nước này phải mạnh tay chi tiền để đóng thêm một tàu sân bay cùng với việc nhanh chóng đưa vào sử dụng hai mẫu máy bay tàng hình mới do nước này tự phát triển.
Trung Quốc cho rằng, thách thức về an ninh của nước này trong khu vực bao gồm việc tranh chấp biên giới với Ấn Độ tại khu vực dãy Himalaya, tranh chấp với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á về chủ quyền đối với một số nhóm đảo, bãi cạn và bãi đá trên Biển Đông cũng như tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Hai chiếc máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc (Ảnh AP)
Ngoài ra, Trung Quốc cũng tích cực tham gia các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và dự định thông qua một dự luật chống khủng bố mới cho phép đưa quân ra nước ngoài để tham gia vào các chiến dịch chống khủng bố nếu được nước chủ nhà chấp thuận.
Tuy nhiên, những mục tiêu nói trên của quân đội Trung Quốc đang vấp phải nhiều khó khăn khi tệ nạn tham nhũng đang lan tràn trong giới tướng lĩnh nước này buộc chính quyền phải mạnh tay đưa nhiều tướng lĩnh vào tầm ngắm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trực tiếp giám sát việc bắt giữ hai trong số các tướng lĩnh nói trên, bao gồm cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu.
Trong tuần qua, Trung Quốc cũng đã công bố danh sách 14 tướng lĩnh nước này thuộc diện bị điều tra hoặc bị cáo buộc mua quan bán chức, tham ô hoặc nhận hối lộ liên quan đến nhiều dự án mua bán nhà đất./.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
Không quân Trung Quốc sắp tiếp nhận chiến đấu cơ tự chế tạo hiện đại nhất Không quân Trung Quốc sẽ sớm được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại nhất do nước này tự sản xuất, J-10B, một nguồn tin quân sự hôm nay 26/2 tiết lộ. J-10B được đánh giá là có thể cạnh tranh với mọi chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 ở châu Á. J-10B là chiến đấu cơ tự chế tạo...