Khám phá “sát thủ diệt tăng” của trực thăng Mi-24 Việt Nam
Trực thăng tấn công Mi-24 của Việt Nam có khả năng triển khai 4 tên lửa chống tăng AT-2 đạt tầm bắn 3,5-4km, xuyên giáp dày 500mm.
Trực thăng tấn công Mi-24 mà KQND Việt Nam có trong biên chế được thiết kế cho vai trò chính là tấn công tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực trên chiến trường, các loại xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và các công sự kiên cố. Bên cạnh đó, vai trò thứ yếu của Mi-24 là khả năng chở binh sĩ chiến đấu. Đây là điều độc đáo riêng trên dòng trực thăng này, không có loại máy bay trực thăng tấn công nào trên thế giới sở hữu.
Trực thăng tấn công Mi-24 của Việt Nam thuộc thế hệ đầu của dòng “xe tăng bay” này, cho nên thiết kế mang vác tên lửa chống tăng của nó kém hơn thế hệ hiện đại như Mi-24V, Mi-35M… Cụ thể, Mi-24A của Việt Nam chỉ mang được 4 tên lửa chống tăng. Ảnh: Hai trong 4 ray phóng lắp đạn tên lửa chống tăng trên Mi-24 của Việt Nam tại Bảo tàng PK-KQ.
Trong ảnh là kiểu bố trí tên lửa chống tăng AT-2 trang bị trên trực thăng tấn công Mi-24. Đạn tên lửa không đặt trong container như các loại hiện đại, đặt ngay trên ray phóng.
AT-2 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa chống tăng 3M11 Fleyta do Nudelman OKB-16 phát triển theo yêu của Hồng quân Liên Xô. Nó chính thức đưa vào phục vụ năm 1964.
Video đang HOT
AT-2 được xem là tổ hợp tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô có khả năng triển khai trên trực thăng. Ban đầu, chúng được trang bị thử nghiệm trên phiên bản vũ trang của trực thăng vận tải Mi-4AV, sau đó là Mi-8 và cuối cùng là trực thăng tấn công Mi-24 và các phiên bản sau này của nó (như Mi-24D, Mi-25).
Thế hệ tên lửa chống tăng đầu tiên của Liên Xô phóng từ trực thăng có trọng lượng khoảng 27kg, dài 116cm, đường kính thân 148mm với sải cánh 68cm.
Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh chống tăng (HEAT) nặng 5,4kg – được đánh giá là có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất (RHA) đến 500mm. Thời những năm 1960 thì sức mạnh AT-2 là “vô đối”, có thể xuyên thủng bất kỳ loại xe tăng Patton nào của Mỹ hay Centurion của Anh, kể cả Leopard 1 của Đức.
Tên lửa được trang bị động cơ rocket nhiên liệu rắn cho tầm bắn 500m tới 2,5km, sau tăng lên 3,5km với phiên bản AT-2B ra mắt năm 1973.
Thế hệ tên lửa chống tăng AT-2 được trang bị hệ dẫn đường vô tuyến thay vì kiểu dẫn đường qua dây – kiểu này tiện lợi hơn, tên lửa bay nhanh hơn nhưng lại dễ bị gây nhiễu khiến đạn đi chệch hướng.
Ngoài ra, việc lái tên lửa theo cơ chế kiểm soát đường ngắm thủ công (MCLOS) cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với xạ thủ trên trực thăng Mi-24.
Đáng tiếc là khi Mi-24A bắt đầu tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia thì quân Khmer Đỏ cũng không còn chiếc xe tăng nào hoặc chúng khó sử dụng xe tăng ở rừng núi. Cho nên AT-2 ở Việt Nam gần như chưa bao giờ thực chiến để chứng minh được sức mạnh.
Theo Kiến Thức
Nga điều thêm nhiều trực thăng tấn công ra tiền tuyến Syria
Nga đang triển khai thêm nhiều trực thăng tấn công ra tiền tuyến của chiến trường Syria nhằm hỗ trợ cho quân đội nước này chống lại các nhóm khủng bố như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Mặt trận Al-Nusra.
Ảnh vệ tinh chụp ngày 31.3 của công ty Airbus Defence & Space cho thấy 4 trực thăng Ka-52 Alligator và 3 trực thăng Mi-28N Night Hunter đã được triển khai tới căn cứ không quân Al-Shayrat, nằm cách thành phố Homs 30km về phía đông nam. Căn cứ Al-Shayrat từng chỉ được sử dụng làm căn cứ tiền tuyến cho các trực thăng Mi-24 và Mi-35, trong khi các trực thăng Ka-52 và Mi-28N thường đóng tại căn cứ Hmeimim, tại tỉnh Latakia.
Ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space cho thấy Nga triển khai Ka-52 và Mi-28 đến căn cứ Al-Shayrat
Nga xác nhận việc máy bay Mi-28 và Ka-52 đã được đưa vào tham chiến tuy nhiên không nói rõ số lượng là bao nhiêu. Bộ Quốc phòng Nga còn công bố các đoạn video cho thấy, Mi-28 thực hiện các cuộc không kích nhằm vào khủng bố bằng tên lửa 9M114 Shturm/Kokon và 9M120 Ataka, trong khi, một đoạn video khác ghi lại cảnh 2 máy bay Ka-52 đã tấn công nhóm khủng bố ở ngoại ô thị trấn Al-Qaryatayn, cách căn cứ Al-Shayrat chỉ 42km.
Ngoài các nhóm trực thăng chiến đấu ở Al-Shayrat, Nga còn triển khai nhiều trực thăng tấn công đến căn cứ không quân Tiyas, cách thị trấn Al-Qaryatayn 67km về phía đông.
Nga tăng cường sử dụng trực thăng hỗ trợ quân đội Syria thay vì chiến đấu cơ như trước đây
Mạng thông tin Abkhazian (ANNA) đã ghi lại được cảnh các máy bay Mi-24P và một chiếc Mi-8 cất cánh từ Tiyas, trong đó, có ít nhất một chiếc Mi-24P mang theo tên lửa. Các ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space cũng cho thấy, có 4 chiếc Mi-24 và một Mi-8 ở căn cứ Tiyas vào hôm 31-3. Ngoài ra, một khẩu đội 6 lựu pháo 2A18 122mm cũng đã được triển khai về phía bắc căn cứ này.
Nga đã từng khẳng định rằng, họ chỉ cần duy nhất căn cứ Hmeimim ở Syria do các máy bay chiến đấu chỉ cần chưa tới 1 giờ để đi đến các vùng xa xôi nhất của Syria, tuy nhiên, máy bay trực thăng lại là vấn đề khác do nó có tầm hoạt động gần và tốc độ bay chậm hơn các chiến đấu cơ cánh cố định. Sử dụng trực thăng trong tấn công mặt đất sẽ có chi phí thấp và độ chính xác cao hơn đối với chiến đấu cơ, tuy nhiên, do chỉ bay được ở tầm thấp, các trực thăng sẽ rất dễ bị trúng tên lửa phòng không của quân địch.
Theo Danviet
Hành trình giải cứu phi công Su-24 của Nga Chiếc trực thăng Mi-24 quần thảo khắp khu vực đồi núi nghi là nơi Konstantin Murakhin ẩn nấp. Một nhóm tay súng nổi dậy cũng tiến vào đây hòng bắt sống viên phi công Nga, cố gắng chạy đua thời gian với đội tìm kiếm cứu nạn. Phi công Nga sống sót sau vụ chiến đấu cơ Su-24 bị bắn hạ khẳng định...