Khám phá rừng trúc thu nhỏ mới lạ giữa lòng Hà Nội
Thời gian gần đây, nhiều người dân cũng như du khách khi đi qua phố Trấn Vũ (quận Ba Đình, Hà Nội) không khỏi tò mò, thích thú bởi ‘ rừng trúc’ thu nhỏ độc đáo nằm bên hồ Trúc Bạch.
Dự án trồng cây trúc và cải tạo vườn hồ Trúc Bạch được UBND quận Ba Đình triển khai từ tháng 11/2023 và đến nay đã cơ bản được hoàn thiện. Từ khu vực đầu đường Trấn Vũ, người dân có thể chiêm ngưỡng hàng ngàn cây trúc cao khoảng 4-5m được trồng xen kẽ nhau tạo cảm giác như một khu rừng thực thụ.
Hàng ngàn cây trúc cao khoảng 4-5m được trồng xen kẽ nhau tạo cảm giác như một khu rừng thực thụ.
Để đảm bảo những cây trúc mọc thẳng, khoảng cách cân đối, không bị xô đổ, công nhân đã cố định chúng bằng những chiếc cọc gỗ và dây thép chắc chắn. Ở giữa các hàng cây được xây dựng lối đi có chiều rộng đủ cho hai người để du khách tham quan, khám phá.
Xung quanh khu vực được lắp đặt nhiều ghế đá để người dân nghỉ chân và chiêm ngưỡng vườn trúc. Bên dưới cây trúc là những chiếc đèn được sắp xếp hợp lý để tạo nên không gian huyền ảo, lung linh khi trời tối.
Ở giữa các hàng cây được xây dựng lối đi có chiều rộng đủ cho hai người để du khách tham quan, khám phá.
Ông Nguyễn Đăng Tuấn (Ba Đình, Hà Nội), người thường xuyên đi bộ, tập thể dục tại hồ Trúc Bạch cho biết, từ khi hoàn thiện đến nay, khu “rừng trúc” đã thay đổi hoàn toàn diện mạo của khu vực này, thu hút thêm du khách và người dân tới vui chơi, chụp ảnh.
“Tôi thấy việc trồng cây trúc ven hồ là ý tưởng rất hay, độc đáo và có lẽ đây cũng là khu vực đầu tiên thực hiện mô hình này. Từ khi khu rừng trúc này hoàn thiện đã thu hút nhiều người dân, khách du lịch nước ngoài tới chụp ảnh, đi bộ”, ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Từ khi hoàn thiện, khu “rừng trúc” thu hút nhiều người dân và du khách tới dạo bộ, chụp ảnh.
Xung quanh khu vực được lắp đặt nhiều ghế đá để người dân nghỉ chân và chiêm ngưỡng vườn trúc. Bên dưới cây trúc là những chiếc đèn được sắp xếp hợp lý để tạo nên không gian huyền ảo, lung linh khi trời tối.
Chị Bùi Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), một chủ quán cà phê trên phố Trấn Vũ chia sẻ, từ khi khu vực này được cải tạo, trồng cây trúc, đã thu hút thêm nhiều người dân, du khách tới đây, từ đó cũng giúp công việc kinh doanh của chị thêm khởi sắc.
Khu vực sân chơi công cộng cũng được trồng một vài khóm trúc để tạo không gian xanh cho người tập thể dục tại đây.
“Tôi thấy việc cải tạo lại khu vực này bằng cây trúc là rất hợp lý, mới lạ, từ khi rừng trúc mọc lên, nhiều người cũng thường ghé quán tôi uống nước, ngắm cảnh, thư giãn… Đặc biệt là khách du lịch nước ngoài”, chị Hà cho biết.
Khu vui chơi lân cận cũng được trồng một vài khóm trúc để tạo không gian xanh cho người tập thể dục tại đây. Hiện “rừng trúc” đang thu hút được nhiều người dân, khách du lịch trong nước và quốc tế tham quan, chụp ảnh.
Khám phá nét cổ kính của làng cổ ngoại thành Hà Nội
Những ngôi làng cổ ven đô, lưu giữ những giá trị vật thể, phi vật thể của Hà Nội, hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp nguyên sơ, cổ kính in đậm dấu ấn vùng quê Bắc Bộ.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian nhưng làng cổ Đường Lâm ở thị xã Sơn Tây vẫn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc trưng của những ngôi làng xưa cũ. Ảnh: Doãn Thành
Làng cổ Đường Lâm
Nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt và quần thể di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc cảnh quan độc đáo đang lưu giữ, làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội gồm 9 làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Nằm rải rác tại các thôn này hiện còn tới 956 ngôi nhà truyền thống có niên đại thế kỷ XVI.
Đến với Đường Lâm, du khách dễ dàng cảm nhận được nét cổ kính, bề thế ngay từ cổng làng. Bước qua cổng làng xưa, tới đình Mông Phụ. Kiến trúc đình xây dựng theo kiểu chữ Công gồm Nghi Môn, Tả Mạc, Hữu Mạc và Đại Đình.
Đáng chú ý là kiến trúc của tòa Đại Đình "ba gian hai chái", sáu hàng chân cột đặt trên một nền đất thấp, trên có sàn bằng ván gỗ; xung quanh chỉ có lan can gỗ kiểu chấn song nên rất thông thoáng. Bộ khung đình được trạm khắc các họa tiết rồng, lân, cá chép, chim, hoa lá...
Mái đình to, bè, hơi võng nhẹ, bờ nóc hơi cong; trên các góc mái trang trí "tứ linh" như rồng, lân, phượng và hổ, với những vân xoắn lớn. Những họa tiết trang trí khiến cho mái đình, thân đình và dưới đất hợp thành một thể thống nhất.
Du khách trải nghiệm không gian Tết Việt Nam tại làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Khánh Huy
Đường Lâm được hình thành bởi 9 làng, trong đó 5 làng là: Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau, còn hai làng tách biệt là Phụ Khang và Văn Miếu. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.
Bên cạnh những di tích lịch sử văn hóa giá trị cao, Đường Lâm đẹp cổ kính qua từng con ngõ nhỏ, cổng nhà, nhà cổ đơn sơ, gần gũi, những giếng cổ hàng trăm năm tuổi.
Làng cổ Yên Lạc
Một ngôi làng khác đó là làng cổ Yên Lạc, xã Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sức hấp hẫn ở làng cổ Yên Lạc khắc họa trên mỗi mái nhà, cổng làng, sân đình, bến nước hay quy ước của một làng Việt xưa. Trong khi ở nhiều nơi quá trình đô thị hóa đang làm mai một những giá trị văn hóa truyền thống thì làng cổ Yên Lạc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một làng Việt cổ vùng Bắc Bộ.
Làng cổ Yên Lạc vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng của một làng Việt cổ vùng Bắc Bộ. ảnh:Thế Dương
Làng cổ Yên Lạc còn lưu giữ "cổng tiền" và "cổng hậu" đặc trưng kiến trúc của một ngôi làng Bắc Bộ; ngôi Đình làng - Di tích văn hóa cấp quốc gia, xây dựng từ thế kỷ 17, thờ vị Anh hùng Chu Đạt, người đứng lên khởi nghĩa chống lại sự xâm lăng của nhà Hán. Làng có phong cách kiến trúc cổ thuần Việt với những con đường nhỏ uốn lượn, mềm mại đi qua những căn nhà tường đá ong cổ kính, gần gũi. Mỗi góc nhìn của làng đều giúp khách thăm cảm nhận được sự thân thương, quen thuộc của một làng quê vùng Bắc Bộ.
"Để có được những viên đá ong, chúng tôi phải lấy đá từ lòng đất, phơi khô 3 tháng đợi mặt đá se lại, rồi sau đó mới bắt đầu tạo hình vuông vắn", ông Phạm Văn Bốn, người dân trong thôn chia sẻ.
Theo ông Bốn, đá ong được người dân ưa chuộng, là xu hướng mới những năm trở lại đây. Tính thẩm mĩ của những căn nhà dựng từ gạch đá ong cũng được thể hiện rõ qua từng đường nét của kiến trúc. Ngoài ra, gạch đá ong được chọn lựa kỹ càng không chỉ về chất lượng mà còn về sự đồng nhất trong màu sắc, tạo ra một bức tranh hài hòa, đẹp mắt. Hơn nữa, bề mặt rỗ của đá ong cũng được coi như một nét chạm khắc đặc biệt trên từng viên gạch.
Những "ngôi biệt thự" ở làng Cựu
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km, làng Cựu, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên có tuổi đời trên 500 năm. Ngôi làng cổ này nổi danh với những ngôi biệt thự cổ pha lẫn kiến trúc Việt và Pháp được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Trong khoảng thời gian từ 1920 - 1945, hàng chục "ngôi biệt thự" làng Cựu được xây dựng với kiểu kiến trúc vòm cuốn, mái chảy, gỗ lim,... Các chi tiết nhỏ trong nhà thường được chạm trổ cầu kì hoa lá, hạc, phượng.
Làng Cựu nổi bật với kiến trúc giao thoa giữa nét văn hóa Á Đông và phương Tây với những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách châu Âu nhưng vẫn giữ được nét truyền thống kiến trúc Việt Nam. Trong làng vẫn còn lưu giữ đậm đặc cấu trúc của làng quê với dãy nhà cổ trầm mặc, giếng làng trong mát, cổng làng, chùa làng cổ kính...
Làng Cựu là một ngôi làng cổ hàng trăm năm tuổi, thuộc xã Vân Từ, Phú Xuyên, Hà Nội. ảnh: Hữu Hải
Kiến trúc những ngôi nhà cổ nơi đây trải qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ cho mình nét cổ kính, sang trọng ẩn hiện sau những mái ngói âm dương, màu đỏ kết hợp với những chạm trổ, cửa vòm tinh xảo.
Đi dọc các con ngõ, không khó để bắt gặp những ngôi nhà cổ với mái nhà, cột vòm kiểu Gothic theo lối kiến trúc Phục Hưng phương Tây, nhưng bên cạnh lại là hai hàng câu đối chữ Hán-Nôm quen thuộc trên tấm đại tự vòm cổng hoặc chạm trổ hình con nghê truyền thống của người Việt.
Tiến sỹ Lê Quỳnh Chi, Thạc sĩ Dương Quỳnh Nga, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch thuộc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết làng Cựu chứa đựng nhiều giá trị, tiềm năng phát triển thành không gian sáng tạo bởi làng chứa đựng hạ tầng văn hóa sáng tạo, trên cả vật thể và phi vật thể, là nền tảng phát triển hoạt động sáng tạo.
Làng cổ Ước Lễ
Làng Ước Lễ có lịch sử lâu đời, được hình thành từ thế kỷ thứ 15. Nơi đây được xem là khung cảnh điển hình của làng quê Bắc Bộ. Bao quanh ngôi làng là một con hào nhỏ, lũy tre dày, cùng với đó là cây đa cổ thụ và những nếp nhà cổ mang nét đặc trưng của xứ Đoài. Nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu như: kiến trúc nhà cổ, đình làng, chùa chiền, và các lễ hội truyền thống.
Do sự phát triển của thời đại ngày nay, làng không còn nhiều nhà cổ như trước nhưng vẫn còn một vài nhà cổ mang nét đặc trưng xưa. Ước Lễ cũng là một trong số ít ngôi làng cổ chưa bị "du lịch hóa" nên mọi thứ hiện hữu tại nơi này vẫn nguyên nét bình dị, mộc mạc.
Đình làng Ước Lễ mang kiến trúc thời Hậu Lê, được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia
Điểm đặc sắc nhất trong toàn bộ quần thể di tích cổ của làng Ước Lễ chính là cánh cổng làng. Cổng làng Ước Lễ là công trình bề thế được xây dựng từ thời nhà Mạc đến nay vẫn giữ được kiến trúc cổ của làng xưa: trên là nhà, dưới là cổng (thượng gia - hạ môn). Cổng nằm sau một cây cầu uốn cong bắc ngang qua một con kênh nhỏ, trên có đề 3 chữ "Ước Lễ môn" (tức là cổng Ước Lễ).
Đình làng thờ Thành hoàng Lữ Gia còn giữ nguyên vẹn kiến trúc thời Hậu Lê, được đánh giá đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội). Với vẻ đẹp trường tồn bất chấp sự mai một của thời gian cùng giá trị văn hóa - lịch sử lâu đời, đình Ước Lễ đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2004.
Nét dung dị yên bình của những ngôi làng Việt cổ đang là những thực thể lịch sử, văn hóa góp vào bức tranh văn hóa của Thủ đô những sắc mầu lung linh, rực rỡ từ nền tảng văn hóa truyền thống.
Ngắm sắc hoa rực rỡ khi mùa Xuân về trên cao nguyên Mộc Châu Cách Hà Nội gần 200km về phía Tây Bắc, cao nguyên Mộc Châu là một điểm đến thú vị trên bản đồ du lịch Việt Nam. Mùa Xuân, Mộc Châu luôn là điểm đến hấp dẫn, thỏa đam mê khám phá, trải nghiệm và chụp ảnh của nhiều du khách. Thời điểm này, cỏ cây hoa lá ở Mộc Châu như được khoác...