Khám phá “rừng rậm” bí hiểm
“Rừng” là “người bạn thân thiết nhất” của “khu vực bí mật”, “rừng” khiến cho “khổ chủ” đôi lúc cũng lao đao vì những “rắc rối” của “hắn ta”.
Ảnh minh họa
“Rừng” đau
Chuyện là: Khi “ dọn rừng”, lúc nào tớ cũng bị đau ơi là đau, lại còn xước và rất dát nữa. Bạn bè tớ cũng bị y hệt vậy. Có phải là ai cũng đều đau khi “dọn rừng” không. Mùa hè rồi, đi bơi mà không “sạch sẽ” sao được?
Gỡ rối này: Thực ra, việc “dọn rừng” thường không gây ra bất kì đau đớn nào cả, trừ khi bạn lỡ tay làm cho da xước, gây đau và rát mà thôi.
Nước ở bể bơi thường không được sạch sẽ cho lắm, vi khuẩn rất dễ tấn công vào những vết xước ấy. Nếu sau đó không được vệ sinh lại một cách dễ dàng, bạn sẽ bị đau thêm, nhiều khả năng dẫn đến nhiễm trùng da đấy.
“Rừng rậm” ở “vùng kín” hoàn toàn có thể tiêu diệt, nhưng tốt nhất là không nên thực hiện bằng dao cạo đâu. Da ở “vùng kín” nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương mà. Do đó, chọn những sản phẩm waxing phù hợp, và khi cần thiết mới “dọn dẹp” nhé. Rừng là để bảo vệ cho “vùng kín” mà.
“Rừng”… rụng
Video đang HOT
Là thế này: Trước đây thì không sao, bỗng dưng dạo này “rừng” của tớ rụng với tần suất chóng mặt luôn. Việc này đã kéo dài những một tuần rồi, và “rừng” bị hao hụt đi khá nhiều. Tớ sợ cứ thế này sẽ biến thành… “rừng thưa” mất thôi. Làm sao bi giờ, hu hu?
Gỡ rối nè: Như bất kì bộ phận khác trên cơ thể, “rừng” tại cơ quan giới tính của bạn cũng rụng một “quân số” nhất định theo ngày. Đồng thời, có những thời gian, nó bị rụng một cách “ác liệt”, “ra đi” ầm ầm. Nhưng điều này là chuyện hết sức bình thường thôi, không cần quá lo ngại đâu. Nguyên nhân của nó có thể là rất nhiều yếu tố: hormone này, bạn bị ốm này, thời tiết này, hoặc đơn giản chỉ là “rừng” đến lúc phải “thay lá” rồi.
Tuy nhiên, nếu việc này diễn ra quá lâu, và “rừng” bị “mất lá” quá nhiều, thì phải đi gặp bác sĩ giới tính đấy!
“Rừng” nhạt màu
Là thế này: Tớ thấy ai cũng bảo màu của “rừng” là màu đen, sẫm, nhưng “rừng” của tớ lại nhạt màu lắm cơ. “Nó” hơi màu nâu thôi, mà cũng không nhiều lắm. Tớ có “bị” sao không thế?
Gỡ rối nè: Màu sắc của “rừng” không giống nhau ở mỗi người đâu. Có người màu “rừng” rất sẫm, nhưng có người lại nhạt hơn rất nhiều. Cứ thử so sánh “rừng” ở tay, chân nữa mà xem, cũng thấy rõ sự khác biệt giữa bạn với mọi người, đúng không nào?
Theo Kênh 14
Sinh viên lao đao trong cơn bão giá
Trong các "nạn nhân" của cơn bão giá những tháng cuối năm này, có lẽ giới sinh viên là cơ cực nhất...
Khổ vì giá "leo" cao
"Đến hẹn lại lên", cứ những tháng cuối năm, hầu hết các mặt hàng từ đồ gia dụng cho đến thực phẩm đều tăng giá mạnh khiến dân tình "sốt xình xịch". Trong số đó, cơ cực nhất phải kể đến "giới sinh viên".
Đa phần phải chịu cảnh từ quê lên thành phố trọ học, tiền chu cấp của gia đình không tăng vì thế nhiều sinh viên phải chắt bóp, tiết kiệm lắm mới "chống chọi" được cơn bão giá.
Tại xóm trọ trong làng Phùng Khoang, Thanh Xuân, Hà Nội, từ khi giá cả tăng cao, nhiều sinh viên xóm trọ nơi Hoài, sinh viên ĐH Hà Nội, ở đã phải chuyển từ xe máy sang đi xe đạp, xe bus để cắt giảm chi phí.
Sự tiết kiệm cũng len lỏi vào từng bữa ăn của các cư dân xóm trọ. "Tương, cà, mắm, muối... cái gì cũng đắt. Lắm lúc cầm tiền ra chợ so đo mãi chả biết mua gì. Đợt trước, bữa cơm còn có ít thịt kho hay cá rán, giờ thì cả tuần hết trứng vịt rán đến đậu sốt. Ngán lắm nhưng bọn em vẫn chỉ dám ăn có thế vì nếu ăn như cũ thì chỉ hai tuần là hết veo tiền", Hoài kể. Thậm chí, theo lời Hoài, rau, thứ thực phẩm tưởng "rẻ như bèo", giờ cũng hạn chế theo kiểu "một mớ chia đôi ăn cả ngày".
Sự tiết kiệm "len lỏi" vào từng bữa cơm sinh viên. Ảnh minh họa
Không những thế, lợi dụng đà tăng giá, nhiều sinh viên còn "méo mặt" vì bị chủ trọ ép tăng giá phòng trọ. Nguyễn Hữu Thuận, sinh viên ĐH Kiến Trúc rầu rĩ kể: "Từ đầu năm đến giờ, chủ trọ tăng giá hai lần rồi. Mới tuần trước em từ quê lên thì lại nghe "hung tin" tiếp tục tăng thêm 100 nghìn đồng/ phòng với lý do "giá cả tăng". Biết bị chèn ép nhưng có cãi lại cũng chả được nên đành chịu".
Thuận cho biết, tiền điện từ 3000 đồng/ 1 số giờ chủ thu lên 3500 đồng/ số, tiền nước cũng bị "đội giá" từ 50.000 đồng/ người lên 70.000 đồng/ người. "Cứ đà này không biết phải chống chọi thế nào nữa", Thuận than thở.
Nhiều chủ trọ lợi dụng đà tăng giá để ép giá nhà trọ.
&'Cày đêm' để có thêm tiền học
Theo lời Thuận, chưa kể những khoản chi tiêu ngoài dự kiến, tiền học, tiền ăn hàng tháng của những học sinh ở trọ để ôn thi ĐH cũng mất ngót hai triệu đồng. Trong khi giá cả đang đà tăng giá, không ít học sinh, gia đình khó khăn, tiền chu cấp của bố mẹ không đủ, phải làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, vì chưa có đủ kiến thức, ít kinh nghiệm, lại bị sức ép thi cử đè nặng, sinh viên đi làm thêm thường không có nhiều sự lựa chọn. Họ thường làm các nghề phổ thông và cơ động thời gian như gia sư, bán hàng, phát tờ rơi, thậm chí là... tẩm quất.
22h, khu trọ học sinh, sinh viên ở Xóm Lẻ, Hà Đông mới bắt đầu nhộn nhịp. Nguyễn Thị Hoa (Thanh Hóa), ở xóm trọ này cho biết: "Giờ này bọn em mới ăn cơm tối vì có bạn làm thêm nên đến giờ mới về". Bản thân Hoa cũng chạy bàn cà phê. Hoa kể, do học tín chỉ, không cố định thời gian nên tìm việc ban ngày rất khó, vì thế Hoa phải tìm những công việc "ca 3". Hoa kể rời học là cô đạp xe một mạch từ trường đã chỗ làm ngót chục cây số. "Nhiều hôm tắc đường, vội về em cũng không kịp ăn cơm tối, bữa ăn bữa bỏ là chuyện thường xuyên", Hoa bộc bạch.
Còn Lê Đức Quân, trọ ở Cầu Giấy, vốn học được võ vẽ nghề đông y từ ông nội, thì chọn cho mình nghề tẩm quất. Mỗi tuần ba buổi, Quân may mắn có một chỗ làm ổn định với mức lương 50.000 đồng một buổi ở một cơ sở tẩm quất, châm cứu tư nhân.
Lê Trang
Theo Bưu điện Việt Nam
Dương Tử Quỳnh vướng chuyện "phim giả tình thật"? Lần đầu đóng cặp với một chàng tài tử đẹp trai đến từ Hàn Quốc, đả nữ của điện ảnh Hoa ngữ đã có một phen lao đao, say nắng... Poster Kiếm Vũ với hai diễn viên chính là đả nữ Dương Tử Quỳnh và nam tài tử Hàn Quốc Jung Woo Sung Kiếm Vũ (tên tiếng Anh là Reign of Assassins) kể...