Khám phá ra cách vi khuẩn ‘đấu’ với kháng sinh
Mỗi khi chúng ta phát triển thuốc kháng sinh mới, vi khuẩn mới chống kháng sinh lại xuất hiện. Để chiến thắng trong trò chơi mèo vờn chuột này, cần phải hiểu cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn như thế nào.
Kính hiển vi điện tử chụp ảnh vi khuẩn E. coli (màu hồng) bám trên bề mặt mô ruột kết ở người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm – Ảnh: ANTHONY MARESSO/ANUBAMA RAJAN
9 nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu động lực học hệ sinh vật Riken (Nhật) đã quan sát hoạt động tiến hóa của vi khuẩn Escherichia coli (E. coli sống trong ruột người có thể gây ra các bệnh đường ruột) đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Từ đó họ đã phân tích thành công cơ chế vi khuẩn E. coli chống lại thuốc kháng sinh.
Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu khoa học nhận dạng được cơ chế đề kháng của vi khuẩn đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Để dẫn đến khám phá nêu trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã phát triển một hệ thống nuôi vi khuẩn E. coli tự động hóa.
Video đang HOT
Mục đích nhằm phân tích quá trình tiến hóa của vi khuẩn qua hơn 250 thế hệ trong quá trình tiếp xúc với 95 loại kháng sinh.
Đặc biệt họ chú ý quan sát các biến thể trong ARN thông tin của vi khuẩn để tìm hiểu xem gen nào biểu hiện.
Qua khảo sát 192 chủng vi khuẩn, họ đã có thể lập hồ sơ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và xác định được 157 tổ hợp thuốc kháng sinh công hiệu trong ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
TS Tomoya Maeda – người đứng đầu nhóm nghiên cứu – giải thích: “Chúng tôi phát hiện ra động lực tiến hóa của vi khuẩn E. coli liên quan đến một số lượng nhỏ các trạng thái nội bào. Điều này có nghĩa là vi khuẩn có rất ít chiến lược chống lại thuốc kháng sinh”.
TS Tomoya Maeda nhận định: “Chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược thay thế nhằm ngăn chặn vi khuẩn đa kháng thuốc”.
Vi khuẩn kháng thuốc rất phổ biến ở Ấn Độ – Ảnh: SciDev.net
Vi khuẩn kháng kháng sinh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu.
Một khi vi khuẩn đã đề kháng với thuốc kháng sinh và không còn biện pháp khắc phục nào khác, công tác điều trị lâm vào bế tắc vì không có phương pháp điều trị hiệu quả. Các bệnh nhiễm khuẩn dễ điều trị có thể trở nên phức tạp hơn hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu các chiến lược ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh không hiệu quả, kháng thuốc sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng đầu thế giới vào năm 2050.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications (Anh).
Xì hơi quá nhiều có phải đã mắc ung thư ruột?
Đừng lo lắng, xì hơi quá nhiều có thể là do những nguyên nhân không ngờ.
Xì hơi là một phản ứng sinh lý bình thường. Xì hơi quá nhiều có thể là do bạn đã ăn quá nhiều trong thời gian ngắn, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, thời gian vi khuẩn tiếp xúc với thức ăn kéo dài và xì hơi nhiều hơn. Ăn thức ăn khó tiêu hóa cũng sẽ làm tăng thời gian tiếp xúc giữa vi khuẩn và thức ăn và gây xì hơi nhiều. Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan cũng gây đầy hơi và xì hơi.
Xì hơi quá nhiều có thể là do:
Thiếu men tiêu hóa
Một số người bẩm sinh đã thiếu một số loại men tiêu hóa đặc biệt, khiến cho một số thành phần thức ăn bị vi khuẩn phân giải, sinh ra nhiều khí thải. Những người không dung nạp lactose sẽ thiếu một số enzym để tiêu hóa lactose. Và khi lactose vào cơ thể bị phân giải sẽ gây xì hơi nhiều.
Bệnh đường ruột
Nếu bạn bị táo bón, hội chứng ruột kích thích, tắc ruột và các bệnh khác sẽ làm khiến thức ăn lưu lại trong cơ thể lâu hơn, kéo dài thời gian tiếp xúc của vi khuẩn và thức ăn, đồng thời gây xì hơi nhiều.
Nhưng cho đến nay không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng xì hơi nhiều có liên quan tới ung thư ruột. Nếu bạn chỉ xì hơi nhiều mà không có triệu chứng bất thường nào khác thì không phải mắc ung thư ruột.
Tuy nhiên, xì hơi có mùi trứng thối và có mùi tanh của máu có thể là triệu chứng mắc ung thư ruột chúng ta cần thận trọng. Xì hơi có mùi trứng thối là do chế độ ăn nhiều protein và chất béo cao.
Khi có quá nhiều chất dinh dưỡng để tiêu hóa, ruột non không thể hấp thụ hết sẽ chuyển sang ruột già, khiến cho hệ vi sinh vật trong ruột già bị mất cân bằng, thải ra các amin có mùi trứng thối. Xì hơi có mùi tanh của máu là do máu tích tụ trong đường tiêu hóa bị axit dạ dày và hệ vi khuẩn đường ruột phá vỡ.
Việt Nam làm gì để phòng chống kháng thuốc kháng sinh? Việt Nam hiện thuộc nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các đối tác như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) vừa cam kết phối hợp, chấm dứt việc sử dụng...