Khám phá quần thể tháp Chàm Việt Nam
Bạn đã khám phá hết những quần thể tháp Chàm Việt Nam này chưa? Vương quốc Champa tuy không còn nhưng đã để lại cho hậu thế hôm nay những di tích quý giá.
Nổi trội trong đó phải kể đến quần thể tháp Chăm hay còn gọi là tháp Chàm trên khắp dải đất duyên hải miền Trung này.
Nhắc đến các tòa tháp Chàm Việt Nam không thể không nhắc đến tháp Bà Ponagar ở Nha Trang. Đây là một công trình đặc biệt, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ tại nơi đây.
Cách trung tâm thành phố Nha Trang chừng 2 km, tháp Ponagar tọa lạc trên một quả đồi nhỏ bên bờ sông Cái hiền hòa. Vị trí ngọn đồi khá thoáng gió với độ cao khiêm tốn chỉ 50 m so với mặt nước biển nhưng với hình dáng và kiến trúc đặc sắc nên bạn có thể dễ dàng nhận thấy từ xa.
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc là tòa tháp Chàm Việt Nam được xây dựng vào cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XII. Tháp có lối thiết kế đa dạng, phong phú, mang đậm ảnh hưởng nghệ thuật Cham-pa nhưng vẫn có nét đẹp riêng của mảnh đất võ.
Đây là một quần thể gồm 4 tháp, mỗi tháp có hình thù và kiến trúc riêng biệt, từng chi tiết chạm trổ, điêu khắc đều thể hiện nét bí ẩn hấp dẫn du khách tìm đến. Tháp chính cao 22m, trông xa giống như chiếc bánh ít, có lẽ vì thế mà người ta đã đặt cho quần thể tháp Chàm Việt Nam này cái tên ấy.
Tháp Dương Long
Dương Long cũng là một trong những quần thể tháp Chàm Việt Nam nằm ở tỉnh Bình Định. Dù đã bị thời gian làm hư hỏng khá nhiều, nhưng những nét kiến trúc độc đáo vẫn được thể hiện khá rõ nét.
Nơi đây còn được ghi nhận là cụm tháp được xây bằng gạch cao nhất Đông Nam Á hiện còn tồn tại với chiều cao tháp ở giữa là 39m, tháo phía nam là 33m và phía bắc là 32m. Mỗi tháp đều có cấu trúc rất rõ ràng ở mỗi tháp được chia thành: Đế tháp, thân tháp và mái tháp.
Tất cả các tháp đều được trang trí hoa văn, chặm khắc theo phong cách của người Chăm Pa, và các hình chạm khắc rất đẹp ở trên cửa, và đặc biệt hơn trên đỉnh tháp được trang trí chỉnh chu, tỉ mĩ và rất sinh động.
Tháp Đôi
Thêm một quần thể tháp Chàm Việt Nam nằm ở Bình Định nữa là tháp Đôi hay còn được gọi là tháp Hưng Thạnh. Sỡ dĩ nó được gọi là tháp đôi bởi cụm tháp này chỉ bao gồm hai ngọn tháp đứng cạnh nhau, một cao một thấp, trong đó tháp lớn cao 20m, tháp nhỏ cao 18m.
Không giống với một cụm tháp Chăm cổ thường có 3 tháp, quần thể này chỉ có hai tháp. Mà đặc biệt hơn nữa, cả hai tháp ở đây đều không có phần chóp do bị hư hại nặng nề trong chiến tranh. Tuy đã được phục chế nhưng vẫn không thể khôi phục lại được.
Tháp Poshanư
Tháp Poshanư được coi là công trình cổ nhất, chứa nhiều tinh hoa kiến trúc của người Chăm – pa, được xây dựng từ thế kỷ 9. Cụm kiến trúc tháp Chàm này tọa lạc trên ngọn đồi Bà Nài, phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 7km.
Khi mới xây dựng, tháp Chàm Việt Nam này được coi là công trình vĩ đại và là biểu tượng của Vương quốc Chăm-pa thời đó. Đến nay, tháp Chàm Poshanư vẫn còn giữ lại khá nguyên vẹn những kiến trúc tinh hoa mà người Chăm cổ để lại.
Ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy tháp Chàm Poshanư chính là phong cách kiến trúc Hòa Lai độc đáo, một trong những kiểu kiến trúc kinh điển chắt lọc những tinh hoa ấn tượng nhất của người Champa cổ. Bên cạnh đó, Tháp Chàm Poshanư còn gắn liền với một câu chuyện mà cho tới nay vẫn còn được người dân lưu truyền.
Đó là câu chuyện tình yêu đầy ly kỳ nhưng không kém phần lãng mạn của công chúa Poshanư và chàng Po Sahaniempar. Với tất cả những điều ấy khiến cho nơi đây luôn được xem là một trong những điểm du lịch Phan Thiết được du khách yêu thích nhất.
Tháp Nhạn
Tháp Nhạn là một trong những điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng. Sự tích xưa truyền lại rằng, nàng tiên nữ Thiên Y A Na đã giáng trần dạy cho người dân ở nơi đây cách cấy cày, dệt vải,… để mưu sinh. Để ghi nhớ công ơn của nàng tiên nữ, người Chăm đã xây dựng lên ngọn tháp Nhạn để phụng thờ.
Kiến trúc của tháp gồm ba phần mà theo quan niệm của người Chăm tượng trưng cho trần tục, tâm linh và thần linh. Trải qua biến động và thời gian, tháp bị hư hại khá nhiều, thế nhưng những hoa văn trên tháp vẫn còn sắc nét, thể hiện trình độ kiến trúc điêu luyện của người xưa.
Vào ban đêm, tòa tháp Chàm Việt Nam này được chiếu sáng bằng ánh đèn từ chân tháp, khiến cho Tháp Nhạn càng trở nên lung linh hơn. Vì vậy, đây cũng là thời điểm tháp Nhạn thu hút đông du khách ghé thăm nhất trong ngày.
Tháp chàm ở Thánh địa Mỹ Sơn
Thêm một quần thể tháp Chàm Việt Nam nữa mà bạn không nên bỏ qua chính là quần thể tháp Chàm ở Thánh địa Mỹ Sơn. Đây không chỉ là kiệt tác ghi dấu của một nền kiến trúc Champa mà còn của cả nền văn hóa khu vực Đông Nam Á.
Khu Thánh địa này gồm nhiều cụm tháp khác nhau, mỗi cụm tháp này đều có một tháp chính và nhiều tháp phụ nhỏ hơn bao bọc xung quanh. Nhưng điểm lạ là hầu hết các tượng ở đây đều mất đầu. Có rất nhiều giả thuyết cho điều này, trong đó nổi bật nhất là việc những người dân Chăm-pa cổ khi quyết định rời khỏi vùng đất này đã mang đầu của các bức tượng đến nơi định cư mới để thờ cúng.
Ngoài ra nơi đây còn có rất nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước… chắc chắn sẽ đem đến những trải nghiệm cho bất cứ du khách nào khi ghé thăm.
Tháp Po Klong Garai
Tọa lạc trên đồi Trầu của phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang, tháp Po Klong Garai từ lâu đã là điểm đến được bao du khách lựa chọn khám phá mỗi khi có dịp du lịch Ninh Thuận.
Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV để thờ vua Po Klong Garai, vị vua có nhiều công trạng trong việc xây dựng hệ thống thủy lợi phát triển nông nghiệp ở địa phương nên được đồng bào Chăm nhớ ơn, thờ phụng từ hàng trăm năm nay.
Với sự kết hợp khéo léo phong cách nghệ thuật Chămpa và Khmer thể hiện lên những hình vòm, hình chóp nhọn hay các chi tiết gốm, đá khiến cho công trình này trở nên khác biệt với tất cả những quần thể tháp khác. Chính vì vậy, bất kỳ ai đến với Phan Rang đều không thể bỏ qua ngọn tháp Chàm Việt Nam này.
Vẻ mê hoặc của Thánh địa Mỹ Sơn qua ống kính khách Tây
Có lịch sử hơn 1.000 năm, Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể đền tháp đồ sộ nhất của vương quốc Chăm Pa còn hiện diện ở Việt Nam. Cùng cảm nhận vẻ đẹp của Di sản văn hóa thế giới này qua ống kính du khách quốc tế.
Những đền tháp ở khu vực trung tâm Thánh địa Mỹ Sơn, Di sản văn hóa thế giới ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Markus Tschudi / 500px.com.
Sắc màu thời gian trên tháp cổ. Ảnh: Chris Taylor / 500px.com.
Tàn tích của một đền thờ bằng đá. Ảnh: Lenka Rakova / 500px.com.
Vẻ đẹp điêu tàn giữa núi rừng hoang vu. Ảnh: Andrew Pascal / 500px.com.
Một tòa tháp giữa rừng rậm. Ảnh: Didier De Zan / 500px.com.
Sự hiện diện nhỏ bé của con người giữa những phế tích Mỹ Sơn. Ảnh: Grant Sykes / 500px.com.
Sương giăng trên Thánh địa. Ảnh: Emily Dlspx / 500px.com.
Dấu ấn lịch sử trên bức tường gạch cổ. Ảnh: Dem Goradetsky / 500px.com.
Chú chó thư giãn trên nền tháp cổ. Ảnh: Elias Jerusalem / 500px.com.
Màu xanh của thiên nhiên trên phế tích. Ảnh: Alex Stoen / 500px.com.
Âm hưởng từ quá khứ. Andy Kennelly / 500px.com.
Hoàng hôn trên Di sản thế giới Mỹ Sơn. Ảnh: Peter / 500px.com.
Mời quý độc giả xem video: Báo Argentina ca ngợi vẻ đẹp đất nước Việt Nam. Nguồn: VTC10.
Tháp Bà Ponagar - quần thể kiến trúc Chăm Tháp Bà Ponagar là quần thể công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của người Chăm tọa lạc trên ngọn đồi Cù Lao thuộc địa phận phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Các đền tháp được người Chăm xây dựng từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13 dưới vương triều Panduranga. Khu đền...