Khám phá quần đảo Bà Lụa hoang sơ
Quần thể đảo này gồm khoảng 45 đảo lớn, nhỏ ngoài khơi thuộc huyện Kiên Lương, ở vị trí cách mũi Hòn Chông – Bình An, khoảng 7km về phía Tây và cách Ngã Ba Hòn 15 km về hướng Đông.
Trong số trên 40 đảo của quần đảo Bà Lụa chỉ có 10 đảo có cư dân sinh sống. Những hòn đảo do dân bản địa đặt tên tuỳ theo hình dạng, cùng với những truyền thuyết, giai thoại như: Hòn Heo, Hòn Dê, Hòn Ngang, Hòn Đước…
Biển xung quanh quần đảo Bà Lụa là biển nông, nhiều nơi nước ròng có thể đi được từ đảo này sang đảo khác, nước ngập không quá lưng người lớn. Bãi biển Bà Lụa với toàn sỏi lớn nhỏ với hình dáng là và màu sắc khác nhau. Thuỷ, hải sản ở đây rất phong phú đặc trưng như: cá mú, cá bóp, cá hường… Trên các đảo của quần đảo Bà Lụa có rất nhiều cây thuốc Nam quý hiếm. Ở Hòn Nhum còn có khá nhiều kỳ đà, trăn, rắn, cùng với một số loài chim sống ở rừng và biển, tạo nên sự đa dạng về sinh học. “Lấu lấu” là loài chim lạ, giống như chim hoạ mi, hót vang cả núi rừng khi bình minh ló dạng trên biển…
Nếu bạn muốn tự thiết kế một hai ngày khám phá đảo như Robinson trên những hòn đảo hoang sơ này, hãy xem gợi ý của chúng tôi dưới đây.
Đi lại
Muốn ra chơi quần đảo Bà Lụa, bạn phải tới bến tàu khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử thuộc xã Bình An (Kiên Lương). Từ đây, bạn có thể thuê tàu ra khám phá vùng biển, đảo còn rất hoang sơ này. Mỗi đảo thường có vài mươi hộ dân sinh sống, cá biệt có đảo chỉ có một gia đình.
Ăn ở
Bạn có thể mang theo lều, võng và cắm trại trên đảo vì đảo có rất nhiều bãi biển tuyệt đẹp, địa hình hạ trại rộng rãi, thoáng mát… hoặc xin ngủ nhờ nhà người dân. Nếu tự cắm trại, ngoài chuẩn bị võng, lều bạt, túi ngủ bạn nên mang theo đèn pin, hộp quẹt, dao xếp, nước suối, thuốc dự phòng cá nhân và ít mì tôm…
Video đang HOT
Thường thì chủ tàu có sẽ có xoong, nồi, gạo, thức ăn đem theo và bạn có thể mượn. Khi đến nơi, bạn có thể mua cá của chủ bè rồi cùng chủ nướng tại chỗ lai rai nghe kể chuyện về biển rất hấp dẫn. Thực đơn tươi sống thường có như gỏi cá cơm, canh chua cá bớp, mực trứng nướng, ốc vú nàng tái chanh, cháo hàu…
Trên đảo, bạn có thể “cải thiện” bằng cách như đi cạy hàu, mò bắt ốc cờ, ốc vá ở những gành đá. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua cá, tôm cua, ốc của người dân trên đảo luôn sẵn có. Dừa có trồng khá nhiều trên triền các đảo, nước ngọt lịm, thanh thao, mát lành.
Thăm quan xung quanh đảo
Để đi thăm quan các biển đảo ở Bà Lụa, khám phá các hòn đảo hoang sơ, trải nghiệm cuộc sống của ngư dân các bạn có thể liên hệ với ngư dân địa phương để thuê tàu tham quan.
Do quần đảo Bà Lụa có rất nhiều đảo, rất khó có thể đi hết tất các đảo vì vậy bạn chỉ nên lựa chọn một vài hòn đảo đẹp. Ba Hòn Đầm (gồm Hòn Đàm Dương, hòn Đước, hòn Giếng) là nơi được nhiều người ghé khám phá. Tại đây có bãi tắm đẹp, có rất nhiều loại hải sản tươi ngon như: cá, ghẹ, mực, cua, nhum, ốc…
Bình minh và hoàng hôn và trên quần đảo Bà Lụa là những thời khắc đẹp nhất của thiên nhiên. Bạn sẽ thấy mặt trời mọc và lặn xuống biển với ráng hồng tuyệt đẹp. Hàng trăm tàu đánh cá neo đậu ở các vịnh đảo núp gió, nghỉ ngơi khi chiều về, cũng có những chiếc đang lênh đênh giữa mênh mông biển trời.
Nếu bạn may mắn, trên hành trình vượt biển, bạn có thể nhìn thấy bầy cá heo còn gọi là “ông Nược” bơi đua, đùa giỡn và nhào lộn theo tầu. Người dân kể, cá heo và các cúi (Dugong) vẫn còn và thường xuất hiện ở vùng biển Bà Lụa – Hòn Nghệ – Phú Quốc. Chúng có vẻ thân thiện với con người.
Nhìn cuộc sống nơi đây, chắc bạn sẽ không khỏi ao ước có một ngày mình trở thành “chúa đảo”. Sống một cuộc đời giản dị, không hẳn tách biệt với thế giới bên ngoài, nhưng rất riêng tư và bình yên, thanh thản giữa thiên nhiên trong lành. Và bạn sẽ cảm thấy lưu luyến không muốn rời đảo khi thuyến đến đón vào ngày hôm sau.
Theo trí thức trẻ
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó lũ, bảo vệ lúa
* Tiếp tục hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do thiên tai
Lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp triều cường làm cho mực nước nội đồng ở tỉnh Kiên Giang liên tục tăng cao; hơn 30 nghìn ha lúa bị ngập sâu trong nước có nguy cơ thiệt hại nặng. Tại huyện Kiên Lương còn khoảng 19 nghìn ha lúa hè thu chưa thu hoạch kịp; trong đó hàng nghìn héc-ta bị ngập úng nặng nề. Ở huyện Hòn Đất, triều cường, mưa to đã khiến bờ bao ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn bị vỡ, nước lũ tràn vào gây ngập.
Lực lượng chức năng đắp lại đê bao ngăn lũ, cứu lúa hè thu tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: XUÂN LAM
* Ở tỉnh Long An, nông dân các huyện đã gieo sạ hơn 22.586 ha lúa thu đông, trong đó 7.100 ha có khả năng bị ảnh hưởng lũ. Hiện, các địa phương tích cực gia cố đê bao, chống lũ bảo vệ lúa.
* UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) cho biết, hiện địa phương có khoảng 19.200 ha lúa thu đông chưa thu hoạch và dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9. Hiện các điểm xung yếu của nhiều đê bao đã và đang được địa phương khắc phục.
* Ngày 21-9, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại nặng do cơn bão số 4 vừa qua. Đợt này có 10 hộ dân của năm xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Châu Lý, Châu Thái và Nghĩa Xuân được hỗ trợ; mỗi hộ từ 9 đến 20 triệu đồng, tùy theo mức độ thiệt hại của từng gia đình... Dịp này, Hội đồng hương Quỳ Hợp tại miền nam đã thông qua Đài PT-TH huyện trao 10 suất quà tặng 10 hộ dân, mỗi hộ hai triệu đồng tiền mặt.
* UBND tỉnh Ninh Bình vừa phê duyệt hỗ trợ ổn định đời sống dân cư thuộc Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định dân cư năm 2018 với tổng kinh phí hai tỷ đồng. Theo đó, việc hỗ trợ di dời và ổn định tại chỗ cho các hộ dân vùng sạt lở đất, sụt lún đất, đặc biệt khó khăn nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh - quốc phòng.
* Do ảnh hưởng của mưa lớn, tại tỉnh Bắc Cạn có một vị trí đường tỉnh 258B trên địa bàn bị sạt lở ta-luy âm với chiều dài 14 m, sâu 4 m. Các địa phương đã chủ động biện pháp ứng phó và khắc phục hậu quả.
* Theo UBND xã Đạ Đờn (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày qua đã gây sụt lún, nứt đất tại một số khu vực thuộc thôn 4 và thôn Yên Thành, sâu từ 20 đến 70 cm khiến 4.000 m2
cà-phê bị chôn vùi, ngã đổ. Con đường dân sinh được mở tạm vào cuối năm 2017 đã bị nứt một đoạn khoảng 400 m khiến các phương tiện không qua lại được. Cơ quan chức năng đã tiến hành khảo sát các vết nứt đất, tính toán để mở một con đường vòng nối hai thôn, cách vị trí bị sụt lún khoảng 200 m; đồng thời thống kê thiệt hại để đề xuất phương án hỗ trợ.
* Ngày 21-9, tại thôn Yên Thịnh, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua sản xuất vụ đông năm 2018. Theo kế hoạch, vụ đông năm nay, toàn tỉnh phấn đấu sản xuất hơn 10 nghìn ha, trong đó cây ngô đông trồng 6.000 ha; cây khoai lang trồng 1.050 ha và 3.120 ha cây rau, đậu các loại. Toàn tỉnh phấn đấu tổng giá trị sản phẩm vụ đông đạt gần 300 tỷ đồng. Ngay sau lễ phát động, các ngành, đoàn thể trong tỉnh và người dân đã xuống đồng trồng ngô vụ đông.
* Vào đêm 20-9, tàu KN 367 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 3 đã đưa hai ngư dân bị nạn trên biển về đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) an toàn và bàn giao cho Đồn Biên phòng Lý Sơn chăm sóc sức khỏe. Trước đó, khoảng 14 giờ cùng ngày, tàu cá QNg 95339 TS công suất 727 CV do ngư dân Châu Minh Sơn (46 tuổi, quê ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng, khi đang hành nghề trên biển đã bất ngờ phát lửa tại khoang máy tàu, khiến tàu cháy dữ dội, hai cha con ông Sơn phải nhảy xuống biển. Đến gần 15 giờ, tàu KN 367 đang làm nhiệm vụ đã phát hiện và tiếp cận tàu bị nạn, dùng vòi rồng phun nước dập lửa và cứu hai ngư dân.
Nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai khu vực miền trung và Tây Nguyên
Sáng 21-9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức cuộc họp rà soát các nhiệm vụ PCTT khu vực miền trung và Tây Nguyên. Tại cuộc họp, bên cạnh những việc làm được, các đại biểu cho rằng vẫn còn một số hạn chế như: Tổ chức, nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác tham mưu PCTT (số lượng cán bộ, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ quan tham mưu) còn bất cập. Hệ thống cơ sở hạ tầng PCTT còn hạn chế, yếu kém, nhất là hệ thống đê điều, hồ đập, khu neo đậu, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản... Đồng thời, cùng trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến cho công tác PCTT khu vực miền trung và Tây Nguyên đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
PV và CTV
Theo nhandan
Đá nặng hàng tấn từ trên núi lăn xuống nhà dân Trưa ngày 18/7, người dân khu phố Hòa Lập (thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) khiếp vía khi có hai tảng đá nặng hàng tấn từ trên núi Ba Hòn lăn xuống, "chui" vào nhà. Vào khoảng 12h ngày 18/7, tại núi Ba Hòn, thuộc Khu Phố Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) bất...