Khám phá quán cafe độc đáo như phòng thí nghiệm ở Sài thành
Không gian quán thu hút với những dãy dụng cụ thí nghiệm mang màu sắc hóa học và trở thành điểm đến thu hút các bạn trẻ ưa mới lạ.
Nằm trong ngõ nhỏ thuộc quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, quán café Lab gây chú ý bởi không gian nhỏ xinh, được trang hoàng như một phòng thí nghiệm thu nhỏ. Các ống nghiệm, bình đun hóa chất đang sủi bọt nhiều màu sắc để trên bàn mang nét đặc trưng của một phòng lab thứ thiệt. Trên nền bảng đen, chi chit các công thức hóa học, sách chuyên ngành bày biện thành góc nhỏ. Để trung hòa không gian thêm mềm mại, quán được trang trí phát cách bằng sàn gạch hoa mang phong cách Pháp cổ điển cùng tiếng nhạc trong trẻo.
Không gian quán đậm màu sắc hóa học, gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên
Ban đầu, Lab là nơi tụ họp của các bác sỹ, sinh viên ngành Y từ các bệnh viện gần đó như Hùng Vương, Chợ Rẫy, Răng Hàm Mặt. Dần dần, qua thông tin lưu truyền nhau, đến nay quán thu hút đông đảo các bạn trẻ tới khám phá và thưởng thức.
Trên các kệ, giá là những dụng cụ ống nghiệm đựng dung dịch nhiều màu
Lab là chốn tìm về ưa thích của những người mê hóa và các bạn trẻ thích mới lạ
Thời gian đầu, quán kinh doanh với menu các món café truyền thống. Tới nay, để phù hợp với khẩu vị nhiều bạn trẻ, Lab phục vụ các loại café Ý như Mocha Frappuccino, Caramel Frappuccino, Green Tea, Cookies, Soda…Một số món làm nên tên tuổi, thương hiệu riêng của quán phải kể tới Dark Choco, Java Chip, Café Jelli, Almond Blend… Thức uống ở đây được pha chế vừa miệng nhưng không quá mới lạ. Tuy nhiên, do đựng trong dụng cụ thí nghiệm cỡ lớn khiến giới trẻ rất hào hứng và thích thú. Với món đồ take away (mang đi) thay vì uống tại quán sẽ có mức giá mềm mại hơn.
Video đang HOT
Phong cách bài trí ấn tượng của Lab
Đặc biệt các món đồ uống được đựng trong dụng cụ thí nghiệm
Câu slogan trong quán: “Đừng uống bất cứ thứ gì trong phòng thí nghiệm, trừ khi bạn đang ở Lab café”.
Việt Hà
(Tổng hợp)
Theo Dantri
Tại sao người Việt không thể ngồi cùng nhau
Con chim Flappy đã khiến cho một thanh niên người Việt trở nên nổi tiếng và giàu có. Tuy nhiên để trở thành một ông "Flappy Corps" giống như Bill Gate đã làm được cho Microsoft hay Mark Zuckerberg đã làm cho Facebook của ngày hôm nay thì một mình Nguyễn Hà Đông là không thể.
Trong đám cưới con trai một đồng nghiệp vừa rồi, tôi gặp lại rất nhiều đồng nghiệp và người quen cũ. Sau bao năm không gặp, dù nhiều người mà tôi đã từng rất ngưỡng mộ về chuyên môn một thời, nay đã về hưu, nhưng khi bàn đến công việc, tôi vẫn cảm nhận được rất rõ là họ vẫn như xưa - không phục và không công nhận các thế mạnh của nhau!
Họ không phục nhau không hẳn là vì đố kị, cũng không hẳn là vì họ không biết đủ về nhau sau bao năm cùng chinh chiến trong nghề. Tôi đã nhiều lần tự hỏi phải chăng là vì cái tôi của mỗi người quá lớn? Hay họ theo các trường phái khoa học khác nhau? Hay bởi vì họ từng được đào tạo ở những môi trường khác nhau?
Choáng ngợp bởi nền văn hóa khác
Con chim Flappy đã khiến Nguyên Ha Đông trở nên nổi tiếng và giàu có
Văn hóa có thể được truyền tải và ảnh hưởng đến cộng đồng khác thông qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm (i) xâm lược, cai trị; (ii) Tôn giáo (truyền đạo); (iii) du lịch, thương mại; và (iv) giao lưu, học tập. Ngoài TQ và Pháp do các vấn đề đặc thù về lịch sử ra thì trong thời kỳ hiện đại, có thể nói văn hóa (và kể cả ý thức hệ chính trị) của các nước khác ảnh hưởng đến Việt Nam do một phần đóng góp không nhỏ của các thế hệ nhân sĩ, trí thức người Việt từng được đào tạo ở nước ngoài.
Thường thì sau quãng thời gian sống và học tập nơi nước bạn, mỗi người dù ít hay nhiều cũng đều bị ảnh hưởng (theo hướng tích cực) bởi nền văn hóa và kể cả môi trường thể chế của nước đó. Về cơ bản thì đây có thể được xem là các nhân tố tích cực giúp chúng ta có cái nhìn đa dạng và so sánh để qua đó gạn lọc những cái hay, cái văn minh từ các nền văn hóa khác làm phong phú thêm văn hóa người Việt.
Vấn đề nằm ở chỗ người Việt hình như rất dễ bị choáng ngợp bởi những cái hay, cái ưu việt của những nước mà mình du học. Người học ở Nhật thì tôn sùng và ca ngợi "tinh thần Võ sĩ đạo" của người Nhật. Người học ở Mỹ thì đề cao và thán phục tinh thần khai phóng cũng như tính thực dụng của văn hóa Mỹ. Người ở Đức về luôn ngợi ca tính kỷ luật, tinh thần thép và tư duy triết học sâu sắc của dân tộc German, trong khi những ai có điều kiện ăn màn thầu và học chữ Hán thì luôn cổ súy cho văn hóa ngàn năm của Trung Hoa.
Khi trở về, đúng như mong đợi (được xem là sâu xa) của nước đã đào tạo mình, những trí thức Việt, bên cạnh công việc về chuyên môn vẫn vô tình hay hữu ý, công khai hay âm thầm giúp truyền bá hình ảnh và một phần văn hóa của đất nước họ từng mang ơn.
Sẽ không có gì để nói nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở đây. Vấn đề là rất nhiều người có xu hướng tôn sùng (có thể trong vô thức) những cái hay của đất nước đào tạo họ và sử dụng như là quy chuẩn để đánh giá các giá trị hay văn hóa của các nước khác (thường là những người học ở Âu, Mỹ). Đối với họ, đấy chính là những thứ mà mọi người Việt cần hướng tới, bởi vì đây là quy chuẩn, là tương lại của chúng ta, là khoa học, là tân tiến và là "miễn bàn"(!),v,v.
Đối với những ai được học ở những nước được cho là kém văn mình hơn, nghèo hơn hay lạc hậu hơn, có thể họ sẽ cảm thấy bị mặc cảm đôi chút. Dù sao thì xét về tương đối, đất nước mà họ từng học cũng có khối thứ cái hay ho hơn - những thứ mà người Âu, người Mỹ có nằm mơ cũng không có được. Điều này sẽ tạo nên hiệu ứng phản vệ trong từng cá nhân khiến cho họ cảnh giác, dè chừng và không hợp tác với những ai được biết là từng học tại những nước tiên tiến hơn. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến cho sự đoàn kết, hợp tác và làm việc theo nhóm của nhiều trí thức Việt bị hạn chế như hiện nay.
Con chim Flappy đã giúp một thanh niên người Việt trở nên nổi tiếng và giàu có. Tuy nhiên để có thể trở thành một ông "Flappy Corps" giống như Bill Gate đã làm được cho Microsoft hay Mark Zuckerberg đã làm cho Facebook của ngày hôm nay thì một mình Nguyễn Hà Đông là không thể.
Vai trò của cá nhân trong sáng tạo và ý tưởng là không thể phủ nhận, tuy nhiên để hiện thực hóa ý tưởng và giúp chúng lớn mạnh, cần sức mạnh của tập thể, trong đó mỗi người ngoài làm tốt công việc của mình thì còn phải biết hợp tác và kết nối với nhiều người khác. Phải chăng chúng ta đang rất yếu ở khâu này - tính kết nối và tình thần sẵn sàng hợp tác, mà nguyên nhân một phần quan trong nằm ở những người có ít nhiều ảnh hưởng tại mỗi công đoạn - vốn thường được đào tạo ở nước ngoài(!).
Gấp rút thay đổi
Bài học từ lịch sử và các vấn đề đang diễn ra cho thấy có rất nhiều thứ cần phải gấp rút thay đối để đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới - Toàn cầu hóa, khi không ai có thể sống một mình. Để sức mạnh Việt không chỉ được ngợi ca trong chiến trận, thì tình thần cầu thị, chấp nhận các khác biệt của nhau để cùng nhau hợp tác và phát triển là vô cùng quan trọng.
Mỗi người vẫn có thể giữ cho riêng mình, sự kính phục và tình yêu với đất nước đã cho mình tương lai, nhưng quan trọng hơn cả chúng ta vẫn là người Việt Nam, là con Lạc, cháu Hồng và bên cạnh trách nhiệm mang tính tự nguyện với đất nước mà mình từng du học, thì trách nhiệm với dân tộc và đất nước mình vẫn quan trọng hơn tất thảy.
Học ở đâu, cái gì có thể chỉ là thứ yếu nếu chúng ta không thể cùng nhau phát huy những cái hay, cái ưu việt mà mình học được từ nước ngoài để phục vụ gia đình và phụng sự đất nước. Sẽ mất mát một nguồn lực chất xám đáng kể nếu như vẫn không thể kết nối trí tuệ của một bộ phận không nhỏ những người được đào tạo bài bản từ nước ngoài như hiện nay.
Trong khi chờ đợi những thay đổi có thể đến trong nay mai từ các chính sách của Nhà nước, mỗi người hãy tự làm mới mình bằng cách kết nối với nhau nhiều hơn, hợp tác cùng nhau để cho ra đời nhiều hơn các sản phẩm kết tinh trí tuệ đoàn kết Việt.
Chúng ta sẽ làm được và thay đổi được thực trạng và hình ảnh đất nước ngày mai nếu chịu thay đổi tư duy từ hôm nay. Hãy nhìn ra xung quanh để tạo cho mình tinh thần cởi mở, có cái nhìn đa chiều cho cùng một vấn đề và đôi lúc chấp nhận thiệt thòi vì đại cục của quốc gia.
Trần Văn Tuấn
theo Vietnamnet
Thủ tướng cho "di" bể thử mô hình tàu thủy từ Hoà Lạc về Hải Phòng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc chuyển địa điểm thực hiện Dự án Phòng thí nghiệm trọng điểm - Bể thử mô hình tàu thủy từ Khu công nghệ cao Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến địa điểm mới tại xã Lâm Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Một phòng thí nghiệm với bể thử mô...