Khám phá ‘Ốc đảo’ Chắc Ri
Mùa khô, Chắc Ri là con rạch nhỏ, men theo đồng ruộng xanh ngắt, thuộc phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Nhưng khi nước nổi tràn đồng, xóa nhòa ranh giới đường mòn, đường đê, Chắc Ri trở thành ‘ốc đảo’. Nhịp sống mùa nước cứ thế nhẹ nhàng trôi qua ở địa danh đặc biệt này.
Từ góc nào nhìn ra, cũng chỉ thấy mênh mông nước, khung cảnh đặc trưng của miền Tây những tháng cuối năm. Vỏ lãi, xuồng là phương tiện phổ biến, cơ động dễ dàng nhất thời điểm tháng 11.
Mấy cây điên điển nhỏ xíu cũng theo thời thế con nước, oằn mình trổ bông.
Khu vực này khá vắng vẻ, nên chó được nuôi rất nhiều, giúp chủ canh giữ “địa bàn”. Tuy nhiên, khung cảnh bình yên ngày này tháng nọ khiến chúng cũng “hiền” theo, luôn tìm cách tận hưởng ánh nắng và gió mát giữa đồng Chắc Ri.
Video đang HOT
Nhiều năm nay, Chốt dân quân thường trực Chắc Ri (thuộc Ban Chỉ huy Quân sự phường Vĩnh Nguơn) được xây dựng rất kiên cố, khang trang, theo kiểu mẫu quy định của Bộ Quốc phòng.
Cán bộ, chiến sĩ dân quân bám chốt 24/24 giờ, bảo đảm cho Nhân dân nơi biên giới yên tâm sinh hoạt, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần củng cố khả năng phòng thủ, bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Chốt Chắc Ri được bao phủ trong màu xanh của mấy cây me chua vài chục năm tuổi, bởi “vườn xoài” và vườn rau do chính tay chiến sĩ dân quân trồng.
Mùa nước nổi mang đến nguồn thủy sản phong phú cho đồng quê. Tận dụng con nước, chiến sĩ chốt Chắc Ri ngày ngày giăng lưới, đặt dớn xung quanh đơn vị.
Võ Văn Phụng (sinh năm 2004) tham gia trực chốt Chắc Ri hơn 1 năm nay. Từ ngày nước nhấp nhổm trên đồng, Phụng bắt đầu gắn bó với mớ lưới. “Chiều tôi giăng lưới sẵn, tối đi thăm, sáng hôm sau lội ra gỡ cá. Hầu như ngày nào cũng dính cá linh, cá chạch… đủ cải thiện bữa ăn cho anh em” – Phụng chia sẻ.
Không chỉ thế, chiến sĩ ở chốt còn được người dân thương quý, thi thoảng ghé gửi mớ cá, cua ốc họ bắt được trên đồng “ăn lấy thảo”. Cá linh giờ lớn bằng ngón tay út, đem nướng liu riu trên bếp than, chấm với mắm me thì ngon hết sẩy!
Ở Chắc Ri, chỉ có 1-2 hộ dân đang sinh sống. Chị Khiếm (33 tuổi) theo ông bà, cha mẹ tới lui con rạch này từ lúc bé xíu. Thấy chị trưởng thành, cha mẹ giao đất để chị chăn nuôi.
“Lúc đầu, tôi chưa quen cảnh mình ên ở giữa đồng không mông quạnh. Riết rồi thấy bình thường, mùa này chăn vịt, mùa khác chăn dê, làm ruộng… tất bật suốt” – chị kể.
Mảnh đất nhỏ nơi gia đình chị gắn bó ngập tràn sức sống với đủ loại tiếng kêu của gia súc, gia cầm, toát lên vẻ bình yên khó tả, chẳng thể tìm thấy ở phố thị.
Bé Hiên (3 tuổi) cùng cha mẹ gắn bó với Chắc Ri, chạy ra chạy vô vài chục lượt, chơi đùa với khoảnh đất giữa đồng, nhìn bầy động vật lớn lên theo mình từng ngày. Rồi sau này, Chắc Ri sẽ là ký ức khó quên của cô bé, là miền nhớ thăm thẳm những ngày nước nhảy bờ…
Điểm check-in rực rỡ sắc màu ở làng bè Châu Đốc
Làng nuôi cá bè Châu Đốc rực rỡ sắc màu là một điểm du lịch độc đáo tại An Giang, hấp dẫn du khách đến tham quan.
Mới đây với Dự án sắc màu hóa làng bè cá, 165 lồng bè nuôi cá trải dài hơn 1 km ở khu vực ngã ba sông Châu Đốc được phủ lên với đủ màu sắc như đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím... hấp dẫn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đến đây du khách có thể tham quan làng bè bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống trên những bè cá.
Ngoài làng bè cá ở khu vực ngã ba sông, thị trấn Đa Phước còn nổi tiếng với làng Chăm. Trong làng trưng bày các khung dệt thổ cẩm, có điểm bán hàng lưu niệm với những sản phẩm truyền thống của đồng bào địa phương. Tham quan tìm hiểu, trải nghiệm đời sống sông nước và văn hóa cộng đồng người Chăm An Giang cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.
Điểm check-in rực rỡ sắc màu ở làng bè Châu Đốc.
Không đơn thuần chỉ là làng nghề, làng bè Châu Đốc từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của miền biên giới An Giang. Là biểu tượng minh chứng một thời kỳ "vàng son" của ngành chăn nuôi cá tra, cá ba sa ở ngã ba sông Châu Đốc. Đặc biệt, làng bè cá Châu Đốc mang nhiều nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ, trở thành điểm tiêu biểu của du lịch An Giang.
Nhịp sống mùa nước nổi Mỗi năm đến mùa nước nổi, bao cảm xúc lại dâng trào trong ký ức của người dân miền Tây. Cảnh đẹp dung dị, sản vật tươi ngon và những cảm xúc vui buồn của những người gắn bó bao đời theo mùa nước nổi luôn là chủ đề không có hồi kết. Con nước mang theo phù sa về bồi đắp cho...