Khám phá núi Cao Ly ở Bình Liêu
Không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, huyện Bình Liêu còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều phong cảnh hữu tình, khí hậu, thời tiết trong lành là tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch.
Một trong số đó là du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, khám phá núi Cao Ly.
Núi Cao Ly là địa điểm lý tưởng cho du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên
Cao Ly là dãy núi cao, trải dài với diện tích trên 40km2. Một số khu vực trên núi là ranh giới tự nhiên của huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà và các xã Đồng Văn, Húc Động, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn của huyện Bình Liêu. Cao Ly có 8 đỉnh núi cao hơn 1.000m so với mực nước biển, trong đó cao nhất là đỉnh Cao Xiêm với 1.429m. Nơi đây có tài nguyên rừng phong phú, là khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn nên khí hậu rất trong lành, mát mẻ.
Nhiệt độ trung bình của núi Cao Ly thấp hơn ở thị trấn Bình Liêu 4 độ C, thấp hơn TP Hạ Long khoảng 6 độ C. Một số địa điểm trên núi có khoảng 1/3 số ngày trong năm mây mù bao phủ tạo nên cảnh quan rất đa dạng, là nơi “săn mây” lý tưởng của du khách.
Hoa mua nở tím dọc triền núi Cao Ly
Để khai thác tiềm năng du lịch, từ năm 2017, huyện Bình Liêu đã đầu tư, đưa vào sử dụng đường liên xã Húc Động – Đồng Văn đi qua vùng núi Cao Ly, con đường đi qua vùng đồng cỏ, rừng đầu nguồn và núi cao trên 1.000m. Sau khi được đầu tư, con đường đã mở ra cơ hội trải nghiệm thiên nhiên cho du khách.
Ông Vi Ngọc Nhất, Phó Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bình Liêu cho biết, trong hơn 300.000 khách du lịch đã đến Bình Liêu giai đoạn 2015- 2020, ước tính đã có hơn 1/3 lượt khách trải nghiệm cung đường Húc Động – Đồng Văn để thưởng thức khí hậu trong lành, sự đa dạng của thiên nhiên, nhiều người đã tổ chức cắm trại qua đêm trên núi.
Do điều kiện tự nhiên đặc biệt như vậy nên vùng núi Cao Ly có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, nghỉ dưỡng trên núi, chăn nuôi quy mô lớn và trồng cây, hoa xứ lạnh. Đơn cử như, Hợp tác xã Hoa Bình Liêu đang thực hiện dự án trồng hoa du lịch và sản xuất hoa tại bản Cao Sơn thuộc xã Hoành Mô (là bản vùng cao lưng chừng dãy núi Cao Ly). Trong đó có nhiều loại hoa chỉ thấy ở Sapa hoặc Đà Lạt cũng đã trồng thành công tại đây.
Video đang HOT
Núi Cao Ly hay còn gọi là núi Cô Đơn, nằm trong hệ thống vùng núi Cao Ly, cách trung tâm xã Húc Động hơn 10km. Điểm nhấn của Cao Ly vào thời điểm này chính là sắc tím của hoa mua. Từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8, men theo những ngả đường lên núi Cao Ly, hoa mua bung nở trên khắp các vạt đồi. Đây là một loài hoa có sức sống bền bỉ, mang vẻ đẹp giản dị nhưng lại say đắm lòng người.
Thỏa thích ngắm biển mây trên đỉnh Cao Ly
Không chỉ có hoa mua, khi lên đây, du khách có thể tự tay mình hái những trái sim chín mọng, ngắm những đàn bò, dê đang tung tăng gặm cỏ giữa núi rừng, thoải mái hít hà không khí trong lành, khoáng đạt. Bên cạnh đó, du khách còn được trải nghiệm cảm giác khoan khoái, yên ả, hiền hòa khi ngắm nhìn những cánh đồng của người Dao, người Sán Chỉ uốn lượn dưới thung lũng đẹp đến nao lòng.
Du khách cũng có thể cắm trại, thưởng thức tiệc ngoài trời ngay dưới chân núi Cao Ly với địa hình khá bằng phẳng. Buổi sáng sớm, từ chỗ cắm trại, du khách chỉ mất khoảng 40 phút để leo lên đỉnh núi Cao Ly. Dọc đường leo, thi thoảng du khách sẽ bắt gặp những đợt mây mù mang theo không khí mát lạnh. Khi lên đến đỉnh núi, mọi mệt mỏi sẽ tan biến, đứng trên đỉnh núi, du khách có thể tận hưởng ánh nắng buổi ban mai hiền hòa, chiêm ngưỡng phong cảnh làng mạc hữu tình với ruộng lúa, rừng hồi, rừng quế, những mái nhà đất, ngói âm dương của người Dao, nhà đá, lán dê của người Sán Chỉ.
Không những vậy, Cao Ly cũng là điểm lý tưởng cho những ai thích săn mây. Vào ngày thời tiết đẹp, du khách có thể thỏa thích ngắm biển mây lãng đãng như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh.
Cao Ly là một địa điểm lý tưởng cho việc cắm trại
Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là khâu đột phá để tăng trưởng, phát triển bền vững, huyện Bình Liêu chủ trương xây dựng thương hiệu du lịch gắn với những nét độc đáo, đưa du lịch huyện trở thành “Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”.
Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, hình thành các điểm du lịch văn hóa, lễ hội cũng như đa dạng hóa, hoàn thiện và phát triển mới các sản phẩm du lịch mạo hiểm, trải nghiệm; hình thành các khu du lịch sinh thái, xúc tiến kêu gọi các dự án đầu tư sản phẩm du lịch cao cấp… góp phần để Bình Liêu thực sự trở thành “địa chỉ đỏ” trên bản đồ du lịch Quảng Ninh, trong nước và quốc tế.
Có thể nói, với quỹ đất lớn, tiềm năng du lịch vùng núi khác biệt so với du lịch biển ở Quảng Ninh, vùng núi Cao Ly đang chờ đợi các nhà đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có.
Về Bình Liêu khám phá thác Khe Vằn
Nếu một ngày mệt mỏi với khói bụi thành phố, muốn hòa mình với núi rừng hoang sơ, chinh phục thác Khe Vằn - thác ba tầng nước đẹp nhất Quảng Ninh sẽ là một trải nghiệm thú vị.
Thác 3 tầng hút hồn du khách
Thác khói lớn nhất Quảng Ninh
Thác Khe Vằn thuộc xã Húc Động, cách trung tâm thị trấn Bình Liêu, khoảng 10km. Thác Khe Vằn bắt nguồn từ dãy Khe Vằn thuộc độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, được coi là một thác nước lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Cái tên Khe Vằn bắt nguồn từ tiếng đồng bào địa phương quen gọi. Vằn là khói, Khe Vằn là khe nước có khói.
Với độ cao con thác lên tới gần 100m, từ trên cao, dòng nước ào ào đổ xuống mạnh mẽ, bọt tung trắng xóa, tạo thành những con nước li ti mềm mại như khói. Nắng chiếu lung linh, huyền ảo, khiến cho không gian núi rừng đẹp như một bức tranh.
Và bức tranh thiên nhiên ấy cũng đẹp theo sắc thái của từng mùa. Mùa mưa, nước cuồn cuộn tuôn trào, chảy xối xả khiến cho không gian núi rừng thêm hùng vĩ, rộng lớn, khoáng đạt. Mùa khô, dòng thác hiền hòa như một bản tình ca của núi. Mỗi tầng thác lại mang một vẻ đẹp khác nhau.
Ở tầng thác đầu tiên nơi bạn dừng chân là một hồ nước trong xanh. Bạn có thể nhìn thấu những hòn cuội, những con cá nhỏ bơi tung tăng dưới đáy. Những cây cỏ, hoa lá mọc trên vách đá tạo cho khung cảnh nơi này thêm thi vị, nên thơ. Bạn có thể ngồi xuống, đưa chân khỏa dòng nước mát tận hưởng sự mát lạnh của hơi nước, sự khoan khoái của không khí trong lành.
Ngoài ngao du sơn thủy, đến Bình Liêu du khách còn được lắng nghe những giai điệu hát Then - đàn Tính của đồng bào Tày
Ở bên góc phải của hồ nước là một quần thể đá sừng sững khiến cho tâm trí bạn có thể thỏa sức tưởng tượng những hình thù như tượng voi phục, hình quả trứng khủng long khổng lồ...
Anh Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông văn hóa huyện Bình Liêu giới thiệu: "Ở dưới tầng thứ nhất mọi người có thể nghỉ ngơi, thư giãn, tận hưởng những bụi nước li ti để xóa tan những mệt mỏi của một quãng đường dài để đến Bình Liêu. Hoặc người Bình Liêu vào đó để xua tan đi những mệt mỏi của những ngày thường. Những người dân ở trong Húc Động đi làm, đi lao động trên đường về đi qua thác Khe Vằn cũng có thể ngồi ở đấy nghỉ hóng mát. Ngồi một lúc thôi sẽ tan hết mọi mệt nhọc".
Lên đến tầng thác thứ 2, dòng thác đổ xuống được chia làm hai, tạo thành con thác lớn và con thác bé. Hai con thác đổ so le nhau, bụi nước túa ra, bắt gặp ánh nắng mặt trời để rồi tạo ra những sắc màu cầu vồng lấp lánh.
Tầng thác thứ 3 là một không gian rất là rộng. Có một hồ nước trong xanh, cuốn hút du khách bởi vì lên tầng thác thứ 3 cảm giác như bể bơi vô cực ở trên cao. Phóng tầm mắt ra nhìn thấy ngọn núi Cao Xiêm - ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu và ngắm những bản làng ở chân núi, ngắm ruộng bậc thang - Một bức tranh về cuộc sống bản làng miền núi thu vào tầm mắt.
Thưởng thức hương rừng
Xung quanh thác Khe Vằn là bản làng của người Sán Chỉ. Xã Húc Động tập trung đến hơn 82% bà con dân tộc Sán Chỉ. Sau khi tham quan, ngồi chơi thác xong, bạn có thể tìm đến bản làng trải nghiệm cuộc sống của bà con.
Du khách có thể cùng với bà con người Sán Chỉ trồng dong riềng, lao động ở ngoài đồng, hoặc tham gia vào những việc cuộc sống hàng ngày của người Sán Chỉ. Nếu có nhu cầu, các du khách có thể đề nghị đồng bào Sán Chỉ hát soóng cọ cho nghe. Đây là làn điệu dân ca đặc trưng của người Sán Chỉ.
Địa phương có nghề làm miến dong truyền thống. Nếu đến Húc Động vào mùa hoa dong riềng nở, quanh bản, quanh đồi mướt một màu xanh và rực đỏ sắc hoa. Dịp thu hái, những cánh đồng hoa dong riềng nhộn nhịp tiếng nói cười. Nếu muốn, bạn cũng có thể trở thành một nông dân thực thụ đi thu hoạch dong riềng cùng bà con.
Thiếu nữ Sán Chỉ trong trang phục truyền thống tại hội đình Lục Nà (Bình Liêu)
Ngoài ra, du khách cũng có thể cùng với đồng bào người Sán Chỉ trải nghiệm các công việc như gặt lúa vào mùa gặt, hoặc là bóc quế, hoặc là hái hồi. Hồi với quế là loại cây trồng đặc trưng ở Bình Liêu. Đồng bào làm tinh dầu, là gia vị sử dụng trong các món ăn truyền thống. Đến vào mùa thu hoạch hồi bạn sẽ có cảm giác cả không gian được ướp hương hồi vậy. Đi trên vùng đất thơm, mỗi bước chân dường như cũng quyện hương của hồi.
Nếu có thời gian, bạn hãy ghé chơi ngôi nhà của đồng bào Sán Chỉ. Những năm gần đây, nhiều gia đình cũng bắt đầu làmdu lịch homestay. Bạn sẽ được thưởng thức hương vị gà nấu miến dong, những món ăn mang hương vị của hồi, của quế.
"Đặc trưng nhất người bản ở đây sẽ cho các bạn thưởng thức món gà của Bình Liêu nấu với miến dong. Cách nấu gà có lẽ mỗi một nơi có sự làm chín khác nhau. Tuy nhiên, gọi là gà Bình Liêu thì chắc chắn sẽ có vị riêng của Bình Liêu. Tôi tin chắc rằng các bạn đã ăn rồi thì sẽ khó tìm được ở nơi nào khác nó có một hương vị như vậy", anh Tô Đình Hiệu, Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông văn hóa huyện Bình Liêu nói.
Đến Húc Động mùa ốc, bạn tha hồ mà thưởng thức những món ốc núi của bà con Sán Chỉ. Ốc núi thơm ngon, được chế biến theo cách đặc trưng chỉ có ở bà con nơi này. Ốc được bắt ở những khe suối Húc Động, mang về nấu hoặc xào với rượu và măng chua cho vị ngọt, mát.
Khám phá bản Sông Moóc - Sapa thu nhỏ của Bình Liêu Nằm ở lưng chừng núi, bản Sông Moóc - xã Đồng Văn (huyện Bình Liêu) được bao bọc bởi núi cao, mây phủ, trập trùng ruộng bậc thang dát một màu lúa chín, thấp thoáng những ngôi nhà cổ và thác nước hiền hòa xa xa... Cảnh quan trong lành, yên bình, hoang sơ đặc trưng này được dưới phượt thủ ví là...