Khám phá núi Ba Thê, An Giang
Núi Ba Thê còn có tên gọi là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn, thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Đỉnh núi Ba Thê. Ảnh: nongnghiep.vn
Từ TP Long Xuyên theo Tỉnh lộ 943 đi về hướng Tây sẽ đến thị trấn Óc Eo. Sở dĩ có tên gọi này vì nơi đây từng là một thương cảng phồn thịnh những năm đầu công nguyên. Di chỉ này được phát hiện năm 1942 và thành cổ Óc Eo được khám phá năm 1944 lúc đào kinh xáng Ba Thê. ể lên núi Ba Thê, du khách có thể đi theo một con đường nhỏ lát bê tông bề ngang chừng 3m, ngoằn nghèo, uốn lượn chạy quanh co lên đỉnh. Xe gắn máy để số 1, từ từ leo núi. Hai bên đường là rừng cây thâm u, vách đá với vực sâu. ường dài chừng 2km, xe chạy độ 15 phút tới đỉnh núi. ường dốc nhưng độ nghiêng vừa phải, có lan can bảo hiểm và mé thềm vực có nhiều cây cối che chắn. Con đường này có từ thời Pháp thuộc. Năm 2002, đường lên núi Ba Thê được Nhà nước đầu tư xây dựng an toàn để phục vụ du lịch.
Trên đỉnh Vọng Thê có ngôi chùa cổ tên Sơn Tiên Tự được dựng vào năm 1933. Trước sân chùa có tượng Phật Quán Thế Âm Bồ Tát cao chừng 8m đứng trên tòa sen. Nơi đây, mây bay là đà mang hơi sương mát lạnh, cỏ cây xanh tốt ngút ngàn, tiếng chim hót líu lo. Thỉnh thoảng tiếng chuông chùa ngân vọng thênh thang, bàng bạc khắp núi rừng. Cạnh ngôi tháp xá lợi cổ bên chùa, có bia kỷ niệm ghi lại chiến công của quân giải phóng Ba Thê, Thoại Sơn, đã tiêu diệt gọn cứ điểm của địch trên đỉnh Hoa Thê Sơn vào ngày 6-5-1968. Còn có đá hoa cương cao chừng 3m, to như gốc cổ thụ bốn, năm người ôm. Trên mặt đá khổng lồ có dấu bàn chân người, to hơn bình thường. Theo truyền thuyết được các vị tu hành trên núi kể lại, xưa kia lúc mới tạo sơn, đá núi còn mềm như đất sét, có vị tiên đã ấn bàn chân lên đá để làm dấu…
Phía triền núi cách chùa Sơn Tiên chừng 10m, có nhà trưng bày những cổ vật, hiện vật liên quan đến lịch sử cũng như văn hóa Óc Eo ở Ba Thê. Công trình có phong cách kiến trúc giống những đền đài của các nước vùng Nam Á, với mái vòm tròn đứng, cửa hình chữ nhật cao, nhiều tầng, đầu vuốt chữ U ngược. Các mặt vách chung quanh có tượng thần Ganesha. Lan can bao bọc sân trang trí tượng nhỏ. Các màu trang trí chủ đạo là nâu, xám, trắng. Khu nhà trưng bày hình vuông có chu vi chừng 40m, tam cấp cửa chính ở phía mặt trời mọc.
ến núi Ba Thê, du khách sẽ nghe kể rằng xưa kia có một người lên núi để tu học, xa lánh thế gian. Nhưng vị này chưa thể bỏ hết lòng trần, nên chiều chiều ngóng vọng về phương xa nhớ nhà, nhớ vợ. Sau đó ông mất đi. Ở ngọn núi Nhỏ cạnh bên, có một hòn đá trơ vơ, trên đầu có một phiến đá tròn giống cái nón. Người ta cho rằng vị sư kia đã hóa đá giống như chuyện Hòn Vọng Phu, nhưng đây lại là “Vọng Thê”.
Ngoài ra, ở phía Bắc của đỉnh Ba Thê còn có một tảng đá có dáng hình như một cây đao vĩ đại. Dân gian gọi đó là Thạch ại ao, ấy là bảo bối của trời đất, để trừng trị bọn gian ác.
Khi nắng đã xế, đứng trên đỉnh Ba Thê nhìn xuống đồng bằng xa xa mờ ảo trong khói lam chiều, du khách sẽ thấy tâm hồn như lắng lại giữa bốn bề sơn thủy hữu tình.
Video đang HOT
Cổ kính chùa Kal Pô Prưk
Tọa lạc ở thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), chùa Kal Pô Prưk không chỉ đặc biệt khi là ngôi chùa Khmer duy nhất ở huyện Thoại Sơn, mà còn là một trong số chùa cổ nhất theo kiến trúc Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang.
Theo Phó cả Thạch Phong, tên "Kal Pô Prưk" có nghĩa là hoa ưu đàm - một loại hoa mang ý nghĩa điềm lành được nhắc đến trong kinh Phật. Căn cứ theo tài liệu ghi chép, chùa có tuổi đời hơn 200 năm. Nhưng theo lời truyền lại từ các vị sư, thời gian chùa tồn tại ở đây thực tế còn lâu hơn.
Nằm ở vùng thị tứ, cư dân Óc Eo có sự giao thoa về văn hóa, tín ngưỡng, sinh hoạt đời sống, nên môi trường ở đây rất gần gũi. Không chỉ đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, người dân trong vùng đều xem chùa là điểm tựa tâm linh, nơi sinh hoạt đời sống văn hóa tinh thần. Họ đến chùa cúng bái vào những dịp lễ trọng, gửi con em vào lớp dạy chữ Khmer hoặc tìm gặp các nhà sư để nghe lời chỉ bảo khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc Angkor và ảnh hưởng bởi ba dòng văn hóa, tín ngưỡng: Văn hóa dân gian, đạo Bà-la-môn và Phật giáo, nên mang vẻ đẹp độc đáo và nhiều giá trị thẩm mỹ.
Hình tượng rắn thần Naga luôn xuất hiện trên cầu thang, lối đi, cổng vào với ý nghĩa xua đuổi tà ma, ám khí.
Hoa văn, phù điêu và màu sắc đặc trưng của chùa Khmer luôn tạo ấn tượng mạnh về thị giác.
Những bức bích họa được vẽ kín các mặt tường gian chính điện, với nội dung chủ yếu của những bức tranh tường này là kể lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca từ lúc sinh ra cho đến khi tu thành đạo hạnh... - một đặc trưng của các ngôi chùa Khmer An Giang.
Bức tượng Phật cao lớn phía sau chùa được dựng ở lưng chừng núi Ba Thê, nổi bật giữa thảm cây rừng xanh mát.
Nét cổ kính, khung cảnh pha lẫn hơi hướng thơ mộng và thoát tục giữa núi rừng của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt. Những người đam mê du lịch chia sẻ nơi đây là một trong số "địa chỉ check-in xịn xò" đẹp nhất ở An Giang.
Huyền bí Óc Eo Ba Thê (An Giang) là vùng sơn cước trù phú, được bao bọc bởi những cánh đồng lúa bao la. Ngoài phong cảnh thiên nhiên hữu tình, nơi đây còn chứa đựng nhiều huyền thoại về một nền văn minh rực rỡ đã ngủ quên hàng ngàn năm. Món ăn "độc nhất vô nhị" của vùng đất Tây Ninh Óc Eo là tên...