Khám phá những xác chết hàng nghìn năm vẫn còn nguyên vẹn
Đến nay các nhà khoa học vẫn đi tìm câu trả lời vì sao những xác chết này vẫn nguyên vẹn dù ngàn năm đã trôi qua.
Xác ướp 3.000 tuổi bí ẩn ở Trung Quốc
Vào thập niên 90 của thế kỉ XX rộ lên một thông tin khá bất ngờ khi những nhà thám hiểm người châu Âu như Sven Hedin, Albert von Le Coq và Sir Aurel Stein kể lại phát hiện của mình về những xác ướp được tìm thấy trong chuyến đi tới Trung Á.
Xác ướp 3.000 tuổi bí ẩn ở Trung Quốc
Phần lớn xác ướp đều được tìm thấy quanh khu vực Tarim phía Tây Trung Quốc và hiện đang được trưng bày ở bảo tàngTân Cương. Các nhà khoa học gọi chung những xác ướp này là xác ướp Tarim – có niên đại trên 3.000 tuổi.
Tuy nhiên, điểm bất ngờ ở đây là những xác ướp này lại không hề có mắt nâu, tóc đen như người châu Á khác, mà lại khá cao, tóc vàng, mũi dài. Nghiên cứu ADN cho thấy, tất cả đều bắt nguồn từ người Ấn – Âu. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm thấy 29 xác ướp như vậy ở khu vực này.
Xác ướp của người Tulum
Video đang HOT
Xác chết được phát hiện dưới một lớp than bùn thuộc bán đảo Jylland, Đan Mạch. Theo các nhà khảo cổ, đến nay đã được hơn 2.000 năm tuổi, vào thời đại đồ sắt. Điều khiến tất cả đều bất ngờ là toàn bộ biểu cảm cũng như cơ thể của xác chết vẫn còn nguyên vẹn.
Xác ướp thời Hán ở Mã Vương Đôi
Năm 1972, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một căn hầm mộ từ thời Hán tại khu Mã Vương Đôi, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến xác một người đàn ông trải qua nhiều năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn với làn da nhăn nheo.
Dashi-Dorzho Itigilov
Itigilov là một vị Lạt Ma ở Nga vào đầu những năm 1900. Khi ông còn sống, ông đề nghị các vị Lạt Ma bắt đầu các thủ tục tang lễ và ông bắt đầu thiền định. Trong khi ngồi thiền trong tư thế hoa sen, ông qua đời.
Năm 2002, cơ thể của ông đã được khai quật và nó vẫn còn nguyên vẹn.
Nguyễn Thị Thu Trang
Theo Khỏe & Đẹp
Phát hiện boong ke bí mật của quân đội Churchill
Đây là một trong số hàng trăm boong ke đã được xây với mục đích tiêu diệt đội quân phát xít Đức xâm lược nước Anh.
Trong khi đốn cây trong rừng ở miền Nam Scotland, Anh, các công nhân đã chú ý đến một vật đặc biệt nằm lẫn trong rễ cây và đám dương xỉ, đó làm một cánh cửa sắt. Đây chính là một boong ke đã bị mất trong thời kì chiến tranh thế giới thứ 2. Boong ke này được dùng làm nơi trú ẩn cho lực lượng quân sự có thể tự sát và bí ẩn nhất của quân đội Anh thời đó.
Lực lượng này được gọi là các đơn vị hỗ trợ, hay đôi khi người ta còn gọi là "đội quân đặc biệt của Churchill". Đây là những quân đoàn lính tình nguyện giống như Vệ quốc quân Anh, có nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của phát xít Đức. Nhưng không giống với Vệ quốc quân, các đơn vị hỗ trợ này là một quân đoàn chiến tranh du kích bí mật. Mỗi đơn vị gồm 8 người, có căn cứ hoạt động là một trong số hàng trăm những boong ke nhỏ bé có nắp bằng bê tông, được chôn vùi khắp nơi trên đất Anh. Vị trí của các boong ke này được giữ tuyệt đối bí mật đến nỗi nhiều chiếc vẫn còn chưa được phát hiện cho đến ngày nay.
Một số bí mật trong thời chiến như thế này đã chìm vào quá khứ. Boong ke mà các công nhân lâm nghiệp đã phát hiện ra nằm ở vùng rừng xa xôi ở phía nam Edinburg, phần sâu nhất chìm trong đất ở độ sâu 1,3 m.
Bức ảnh này cho thấy vị trí của boong ke so với mặt đất trong rừng.
Boong ke này giống như một hộp đựng cá mòi làm bằng bê tông, tường gạch và mái sắt, dài khoảng 7 m, rộng 3 m, đủ chỗ cho 7 người lính sống trong nhiều tháng đến 1 năm. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một vài phế liệu bằng gỗ trong boong ke có thể đã được dùng làm giường cho người lính, và một chiếc hộp thiếc rỗng có thể trước đây đựng đồ ăn của anh ta.
Nhà khảo cổ học Matt Ritchie cho biết theo tài liệu lịch sử, khoảng 7 người đã sử dụng chiếc boong ke này, họ được trang bị súng lục ổ quay, súng tiểu liên, súng trường bắn tỉa và vũ khí gây nổ. Họ chiến đấu như lực lượng du kích tự phát trong thời kì phát xít Đức xâm lược, họ bất ngờ xuất hiện từ nơi ẩn nấp để phá hoại các trang thiết bị hiện đại của kẻ thù bằng bất cứ cách gì. Các thành viên của đơn vị được huấn luyện cách phục kích, ám sát, phá hoại và trong tình huống đường cùng, họ có thể tự sát. Theo nhà sử học người Anh Malcolm Atkin, cuộc sống của những người lính từ khi tham gia lực lượng hỗ trợ này đến khi kết thúc chỉ gói gọn trong 2 tuần. Đây là nhiệm vụ cảm tử quân và khi gặp nguy cơ bị bắt, họ sẽ tiêu diệt đồng đội và tự sát bằng đạn hoặc bom.
Hình minh họa cuộc sống hàng ngày của các "du kích quân", những người gọi nơi đây là nhà.
Thủ tướng Anh khi đó là Churchill đã thành lập các đơn vị hỗ trợ này vào năm 1940 mặc dù rất may là họ không bao giờ phải ra trận theo đúng dự định. Cuối cùng, khi chiều hướng của cuộc chiến tranh thay đổi, những người lính này đã được phân công lại vào các lực lượng đặc biệt trong chiến dịch Ngày D.
Nếu theo đúng tinh thần của quân du kích thì không được để lộ vị trí chính xác của boong ke. Hiện nay khu vực này đã được ngăn lại, người dân không thể tự do đi vào để các nhà khảo cổ học tiếp tục nghiên cứu chiếc boong ke này.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Phát hiện quan tài vàng ở Trung Quốc, vì sao hơn một thập kỷ các nhà khoa học chưa dám mở? Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ học thấy vô cùng hấp dẫn nhưng vì sao họ chưa dám mở? Gân 11 năm trươc, tai ngôi chua Long Tuyên, thi xa Thai Nguyên, tinh Sơn Tây, Trung Quôc, môt "di vât" co hinh giông môt chiêc quan tai đươc phat hiên. Cu thê, trong qua trinh thi công môt hang muc phuc...