Khám phá những vùng đất kỳ lạ nhất thế giới
Một thị trấn ở Na Uy được cho là nơi con người ‘không thể chết’ hay ngôi làng của Áo giữa lòng Trung Quốc là một trong những vùng đất kỳ lạ, độc đáo nhất thế giới…
Santa Cruz del Islote, Colombia là hòn đảo có mật độ dân số đông nhất thế giới, thuộc quản lý của chính quyền thành phố Cartagena. Ảnh: Sula
Hòn đảo này có có diện tích 12.140,57 m2, khoảng 500 cư dân sinh sống không có điện, nước sinh hoạt, bệnh viện. Nơi đây cũng được cho là không có bạo lực, tội phạm.
Thị trấn Longyearbyen, quần đảo Svalbard (Na Uy), được gọi với cái tên “thị trấn cực Bắc của thế giới”. Nơi đây mặt trời không mọc vào mùa đông và mặt trời không lặn vào mùa hè. Ảnh: Dailysabah
Nơi đây được cho là con người “không thể chết”. Có một nghĩa trang trong thị trấn nhưng nó đã không được sử dụng trong 70 năm qua do khí hậu băng giá khiến xác chết không thể phân hủy. Ảnh: Svalbardadventures
Video đang HOT
Bsingen am Hochrhein là một vùng đất thuộc Đức ở Thụy Sĩ. Về mặt kinh tế, đây là một phần của Thụy Sĩ nhưng về mặt hành chính, nó là một phần của Đức. Ảnh: Schaffhauserland
Đây là thị trấn duy nhất của Đức sử dụng đồng franc Thụy Sĩ làm tiền tệ chính. Nó có hai mã bưu chính: Một mã Thụy Sĩ và một mã Đức. Người dân sử dụng cả số điện thoại của Thụy Sĩ và Đức. Ảnh: Outono
Trung Quốc xây dựng ngôi làng Hallstatt giống hệt như của nước Áo. Ảnh: Audleytravel
Nhà thờ và những con phố giống hệt như ban phiên bản chính. Thậm chí, bất động sản ở Hallstatt của Trung Quốc còn đắt hơn ở Áo. Ảnh: Podroze.onet
Slab City là một thị trấn ở California với cư dân chủ yếu là những người lang thang, không có nơi nào để đi. Người dân ở đây sống trong những chiếc xe kéo hay túp lều tạm bợ. Ảnh: Latimes
Các tiện ích công cộng, thuế và tiền thuê nhà đều không có. Slab City thực sự là “thành phố tự do cuối cùng ở Mỹ”. Ảnh: Corriere
Neft Daslari, Azerbaijan là thành phố nổi tiếng vì được xây dựng trên hệ thống giàn khoan lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: Sensesatlas
Neft Dashlari có dân số lên đến 5.000 người. Với tất cả tiện nghi của một thành phố hiện đại, từ tòa chung cư 8 tầng cho đến rạp chiếu phim, nhà tắm công cộng, sân bóng, tiệm bánh, thư viện … Ảnh: Ferdaaydar
Khám phá thủ đô kỳ lạ nhất hành tinh
Astana trở thành thủ đô của Kazakhstan vào năm 1997, thành phố này đang dần trở nên nổi tiếng với kiến trúc hiện đại nổi bật và được đánh giá là kỳ lạ nhất hành tinh này.
Những tòa nhà hào nhoáng của Astana mọc lên ở vùng đồng bằng bằng phẳng của Kazakhstan giàu dầu mỏ, tạo thành một thành phố dù nhìn rất hiện đại nhưng lại không hề hài hòa. Nhìn từ cửa sổ máy bay, thành phố trông bằng phẳng với cảnh quan trống rỗng và rộng lớn vô tận. Một vài hồ nước nằm cô đơn bên những đường phố không cây cối và rất ít bằng chứng về hoạt động của con người. Kazakhstan có diện tích bằng Tây Âu và rất bằng phẳng, cứ như thể một thợ thạch cao khổng lồ nào đó đã lướt qua vùng đất này. Ở đây sói đông hơn người với khí hậu lạnh lẽo. Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ có thể giảm xuống âm 40C khiến nơi đây trở thành thủ đô lạnh thứ hai trên thế giới.
Trước đây khu vực rộng lớn mênh mông này là nơi thử nghiệm các chương trình không gian của Liên Xô. Năm 1991 khi Liên Xô tan rã và trở thành thủ đô của Kazakhstan, Astana xuất hiện lấp lánh trong tầm mắt với hầu hết các kiến trúc đều bằng kim loại và thủy tinh sáng bóng mọc lên từ thảo nguyên. Kazakhstan giống như một bộ Lego hậu hiện đại nào đó, với hàng tỷ thùng dầu và khí đốt đã được phát hiện và dân số rất thấp chỉ 16 triệu người, mọi người dân Kazakhstan hiện đều có thể trở thành triệu phú.
Nhìn vào Astana, bạn có thể thấy phần lớn tiền đã đi đâu. Khắp mọi nơi là những tòa nhà to lớn, hào nhoáng. Trung tâm mua sắm Khan Shatyr là khu trưng bày lớn nhất thế giới với tổng diện tích 127.000m 2 cùng chiều cao dọc theo ngọn tháp là 150m. Một lớp lót hóa học đặc biệt bảo vệ những người bên trong khỏi mùa đông băng giá khắc nghiệt. Bãi biển nhân tạo với cát được nhập khẩu đặc biệt từ Maldives duy trì nhiệt độ không đổi là 35C. Tất nhiên, tất cả các trung tâm mua sắm đều cần có bãi biển.
Đối với một thành phố được quy hoạch tập trung như Astana, du khách sẽ thấy các tòa nhà đặt cạnh nhau nhìn khá trái ngược, một kim tự tháp bằng kính hào nhoáng, tổ hợp căn hộ cao chót vót được xây dựng để phù hợp với Đại học Moscow theo phong cách Stalin, phiên bản Disney của Nhà Trắng, tòa tháp giống như chiếc bình với một quả bóng trên đỉnh hay tòa nhà Bộ Tài chính có hình dạng như một tờ đô la...
Rất ít tòa nhà trong số này dường như được thiết kế có tính thực tế. Các thang máy trong kim tự tháp đi lên, rồi sang trái, rồi lên, rồi sang phải... Mặc dù là thành phố mới xây dựng với nhiều kiến trúc và tiện nghi hiện đại, nhưng hiện dân số tại Astana khá thấp. Chính phủ đã tạo điều kiện cho sinh viên tốt nghiệp đi du học ở nước ngoài, được thanh toán mọi chi phí, miễn là họ quay lại Kazakhstan làm việc ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp. Nhiều người trong số những người Kazakhstan được giáo dục ở nước ngoài mới này hiện đang lập nghiệp ở Astana và những sinh viên mới tốt nghiệp đầy tham vọng này đang thống trị thành phố trẻ và du khách chắc chắn sẽ không nhìn thấy nhiều người trên 50 tuổi trên đường phố.
Nhưng sự hào nhoáng này chỉ tồn tại ở trung tâm thành phố, còn ở các vùng ngoại ô, mọi công trình kiến trúc đều dừng lại đột ngột, và thảo nguyên kéo dài mênh mông. Đó là lý do tại sao Astana tạo cảm giác giống như một câu chuyện ngụ ngôn vĩ đại nào đó của chủ nghĩa hiện sinh.
10 địa điểm kỳ lạ nhất trên Trái Đất Cùng khám phá 10 địa điểm kỳ lạ nhất trên Trái Đất theo bình chọn của trang WonderList. Rừng Hoia (Romania): Đây được coi là khu rừng ám ảnh nhất thế giới, nó còn được gọi là khu rừng "tam giác quỷ Bermuda". Sở dĩ khu rừng này được gọi với tên như vậy bởi có không ít những câu chuyện kỳ bí...