Khám phá những Ngọn Hải đăng độc đáo nhất Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài hơn 3500 km, vì thế các vùng ven biển đều có ít nhiều các ngọn hải đăng soi đường, chiếu sáng giúp tàu thuyền định hướng vào đất liền.
Mỗi ngọn hải đăng được xây dựng ở các vùng miền đều sở hữu vẻ đẹp độc đáo, sừng sững giữa biển trời, trở thành điểm du lịch thú vị cho du khách khám phá những bãi biển xanh biếc, thiên nhiên mênh mông.
Hải đăng Hòn Dấu à ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Du lịch Việt Nam
Hải đăng Hòn Dấu tọa lạc trên đảo Dấu, thuộc khu Du lịch Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam với trên 120 năm tuổi, được xây dựng năm 1892 và hoàn thành năm 1898. Hải đăng Hòn Dấu nằm giữa tòa nhà 2 tầng đồ sộ, cao khoảng 23 m và được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cổ thụ.
Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu. Ảnh: Báo Du lịch Việt Nam
Đến với hải đăng Hòn Dấu bạn còn có thể kết hợp tham quan Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu nơi có thể tham gia các loại hình du lịch sinh thái biển, kết hợp hội thảo, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng…
Hải đăng Kê Gà
Video đang HOT
Hải đăng Kê Gà (hay còn gọi là Khe Gà) nằm ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Kê Gà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Chnavat, được hoàn thiện vào năm 1899 và sở hữu kiến trúc độc đáo, tinh tế từ hình bát giác.
Hải đăng Kê Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Ảnh: Báo Du lịch
Đến đây, bạn sẽ đặt chân lên gần 200 bậc thang xoáy theo đường trôn ốc lên đỉnh đèn với chiều cao 35 m và chiêm ngưỡng khung cảnh biển xanh mênh mông, bao la với tầm quét sáng đến 22 hải lý (tương đương 40 km).
Hiện nay, hải đăng Kê Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Hòn đảo và ngọn hải đăng Kê Gà đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn và không thể bỏ qua với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Đồng thời đây còn là điểm đến yêu thích để các bạn trẻ check in với những bức hình tuyệt đẹp.
Hải đăng Đại Lãnh
Hải đăng Đại Lãnh nằm trên Mũi Đại Lãnh (còn gọi là Mũi Điện), thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Đông Nam. Hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp. Bị hủy hại bởi thời gian và chiến tranh đến năm 1995 hải đăng Đại Lãnh được phục dựng và giữ nguyên như ngày nay. Hiện ngọn hải đăng này gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, Tháp đèn hải đăng cao 26,5 m so với nền nhà và 110 m so mực nước biển.
Chinh phục hết 110 bậc thang xoắn ốc lên đến đỉnh hải đăng bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một khoảng trời biển bao la. Ảnh Báo Du lịch Việt Nam
Chinh phục hết 110 bậc thang xoắn ốc lên đến đỉnh hải đăng bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một khoảng trời biển bao la, ngút ngàn màu xanh với gió trời lồng lộng. Ngọn hải đăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2008 và là điểm đến yêu thích của du khách khi đến Phú Yên.
Hải đăng Gành Đèn
Hải đăng Gành Đèn nằm trên gành đá sát bờ biển thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Hải đăng Gành Đèn có độ cao 10 m và được phủ lên lớp áo sọc trắng – đỏ nổi bật và có tầm nhìn tương đối 17 hải lý.
Hải đăng Gành Đèn nằm trên gành đá sát bờ biển thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Ngọn hải đăng này giữa thiên thiên phóng khoáng và hoang dã, du khách có thể dạo quanh trên những tảng đá dưới chân tháp hải đăng và thả hồn cùng biển cả xứ nẫu Phú Yên. Du khách có dịp du lịch mùa hè về vùng đất Phú Yên hẳn đừng bỏ lỡ dịp tham quan hải đăng Gành Đèn hoang sơ và vẹn nguyên theo dòng chảy thời gian.
Check-in 5 ngọn hải đăng thu hút tín đồ xê dịch
Thu vào tầm mắt khung cảnh biển trời bao la, 5 ngọn hải đăng dưới đây là điểm đến được các tín đồ xê dịch check-in.
Tọa lạc tại huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, hải đăng Đại Lãnh là địa điểm đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam. Khoảnh khắc đón những tia nắng đầu tiên của ngày mới trong không gian bao la biển trời là trải nghiệm "phải thử" khi đến Phú Yên. Người dân địa phương khuyên du khách nếu đi từ trung tâm TP Tuy Hòa cần xuất phát từ 4h nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp này.
Trên con đường đi lên hải đăng Đại Lãnh, bạn sẽ được ngắm nhìn vẻ đẹp nguyên sơ, thanh bình của Bãi Môn. Con đường bên dưới với những lan can trắng cho bạn view xịn sò để "sống ảo".
Ảnh: Hono.taki.2909, sapblogger.
Được xây dựng bằng đá, hải đăng Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Tháp đèn có hình bát giác, cao 66 m so với mực nước biển, bên trong có 182 bậc thang sắt để dẫn du khách lên đến đỉnh. Nơi đây đã được trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngọn hải đăng cao nhất và cổ xưa nhất ở nước ta.
Ảnh: Khanhhuyenct, _pkhanhuyen.
Hải đăng Gành Đèn thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách gành Đá Đĩa khoảng 15 phút đi bộ. Không nổi tiếng như hải đăng Đại Lãnh, hải đăng Kê Gà nhưng Gành Đèn nằm ở vị trí đắc địa nơi cửa biển, sắc đỏ, trắng của nơi đây có sức hút đặc biệt với nhiều du khách. Những phiến đá cổ màu hồng nằm dọc con đường dẫn tới ngọn hải đăng sẽ là background "sống ảo" dành cho bạn.
Ảnh: Anta_phann, lequocthanh91.
Nằm trên đỉnh núi Nhỏ, hải đăng Vũng Tàu có hình dạng giống một tháp tròn, sơn trắng, cao 18 m. Bên trong hải đăng có cầu thang dẫn lên đỉnh, nơi bạn có thể thu vào tầm mắt bức tranh thành phố biển tuyệt đẹp từ trên cao.
Ảnh: Phuongpham2018, vu_thi_hai_yen_91.
Được xây dựng từ năm 1890, hải đăng Cù Lao Xanh là điểm đến được nhiều người lựa chọn khi ghé đảo. Đây là một trong những ngọn hải đăng được xây dựng sớm và hiện đại nhất ở Việt Nam. Năm 1993, ngành bưu chính Việt Nam đã đưa hình ảnh hải đăng Cù Lao Xanh vào bộ tem do họa sĩ Nguyễn Thị Sâm thiết kế.
Loạt điểm đến lên hình đẹp ở Mũi Né Hội tụ các địa điểm với màu sắc khác nhau, từ sa mạc đến biển xanh, Mũi Né mang đến du khách loạt trải nghiệm du lịch thú vị. Với vị trí chỉ cách TP.HCM khoảng 200 km và được mệnh danh là "thiên đường nghỉ dưỡng biển", Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) thường đón lượng lớn du khách trong và ngoài...