Khám phá những ngôi mộ cổ ở Myra
Myra thật sự nổi tiếng với những ngôi mộ đá lâu đời nhất của người Lycia. Đây còn là nơi Thánh Nicholas và vị thần ánh sáng Apollo được sinh ra.
Myra là một thị trấn cổ xưa nằm trong vùng Lycia thuộc tỉnh Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trấn này nằm trên dòng sông Myros trong vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, rất thuận lợi cho ngành nông nghiệp và thương mại. Ngày nay đồng bằng rộng lớn này trở thành khu vực nhà kính trồng đủ loại cà chua.
Thành phố Myra được thành lập khi nào người ta không biết rõ, chỉ biết nó ra đời trong thế kỉ thứ I trước công nguyên. Myra còn là một trong 6 thành phố hàng đầu của liên minh Lycian trong thời kì cổ đại ( Xanthos, Tlos, Pinara, Patara và Olympos).
Thành phố này nổi tiếng với giảng đường lớn nhất trong Lycia và rất nhiều ngôi mộ đá và hình người khắc bên trên sân khấu của nhà hát, được xây dựng bởi những người La Mã trong thế kỉ thứ III.
Myra còn có một ngôi đền tuyệt đẹp của nữ thần Artemis, được xây dựng kì công và tráng lệ trong một khu vườn xinh đẹp, nhưng giờ đây mọi dấu vết về ngôi đền bị xóa sạch.
Những ngôi mộ đá ở Myra được chia thành hai nhóm chính, một là trên nhà hát cổ xưa, hai là dọc theo dòng sông Myros ở phía đông, người ta còn gọi là nghĩa địa dòng sông. Hơn 60 ngôi mộ nằm rải rác và tập trung nhiều nhất là ở vùng đồng bằng gần trung tâm thành phố Lycia. Charles, một nhà nguyên cứu sinh đã tìm ra thành phố bị lãng quên này vào năm 1840.
Vào thời cổ đại, cơ thể người chết được hỏa táng hay chôn cất trong lòng đất. Sau khi hỏa táng tro cốt của người chết được đặt trong một chiếc bình, còn nếu chôn cất thì họ xây thành một ngôi mộ đôi khi là lăng tẩm để giữ hài cốt. Khi khách du lịch đến Myra, sẽ tìm thấy nhiều ngôi mộ cổ bị cô lập ở miền núi phía tây nam thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Những ngôi mộ cổ trên núi đá.
Video đang HOT
Ngoài những ngôi mộ cổ còn có nhà hát Amphi, một trong những điểm thu hút ở Myra, vẫn còn trong tình trạng tốt. Hành lang và mái vòm còn giữ nguyên vẹn, tổng cộng có 38 hàng ghế ngồi, mặt tiền của nhà hát được trang trí phong phú bằng những chiếc mặt nạ sâu khấu khắc trên đá và những cảnh tượng thần thoại huyền bí.
Lối vào nhà hát.
Cầu thang bên trong nhà hát.
Dãy ghế ngồi bên trong nhà hát.
Sân khấu trình diễn của dàn hợp xướng.
Băng ghế ngồi trong nhà hát.
Ảnh của trụ cột bằng đá được chạm khắc tinh xảo.
Ảnh mặt nạ khắc trên đá trong nhà hát.
Cận cảnh chiếc mặt nạ đá.
Ở phía tây của nhà hát có các vách đá dựng đứng khá dốc và gồ ghề. Nơi đây chứa đựng một số lượng lớn các ngôi mộ được khắc vào trong vách đá, với một mô hình không tương xứng nhau. Hầu hết các ngôi mộ này có niên đại từ thế kỉ thứ 4 trước Công Nguyên. Những hình ảnh trên ngôi mộ khắc trong vách đá mô tả lại cảnh tang chế và cuộc sống hằng ngày của những người quá cố.
Những ngôi mộ ở phía đông rất gần nhà hát. Để viếng thăm những ngôi mộ ở đây phải đi qua một con đường đá không thoải mái lắm. Để tiếp cận ngôi mộ Painted Tomb, một trong những ngôi mộ nổi bật nhất trong Lycia với nhiều màu sắc xanh, đỏ và vàng. Những ngôi mộ của người Lycia tương tự như nhà ở, có mái và cửa ra vào dễ dàng nhận thấy.
Bạn cũng có thế viếng thăm thờ thánh Nicholas, nằm gần thị trấn Myra. Bên trong nhà thờ là nơi đặt quan tài của Thánh Nocholas, mặc dù hài cốt của ngài đã được đưa sang Ý.
Những nhà thờ đầu tiên của Thánh Nicholas được xây dựng đầu tiên vào thế kỉ thứ VI, được xem như là ngôi mộ chôn cất Thánh. Những nhà thờ đầu tiên trải qua nhiều giai đoạn trùng tu vì do chiến tranh và thiên nhiên tàn phá.
Nhà thờ Thánh Nicholas.
Bên trong thánh đường.
Ngày này, nhà thờ này vẫn là một trong những trung tâm hành hương nổi tiếng, thu hút khách du lịch hành hương trong và ngoài nước. Cấu trúc của nhà thờ này được các chuyên gia xếp trong danh mục kiến trúc quan trọng nhất của đế chế Byzantine tồn tại đến ngày hôm nay. Nhà thờ này còn được Bộ thông tin văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào danh sách dự kiến di sản văn hóa thế giới mới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cắt giếng cổ ở Ciputra đem về bảo tàng
Nhiều nhà khoa học đã có đề xuất và thống nhất về phương án bảo tồn đối với giếng cổ, mộ cổ ở khu đô thị Ciputra, Hà Nội.
Sáng hôm qua (23/4), nhiều nhà khoa học cùng lãnh đạo Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch Hà Nội đã bước đầu thống nhất phương án bảo tồn đối với giếng cổ, mộ cổ ở khu đô thị Ciputra.
Theo đó, các nhà khoa học thống nhất phương án sẽ cắt đoạn giếng cổ mang về bảo tàng để phục dựng. Đối với cặp mộ cổ, từng viên gạch sẽ có phương án là đánh số để mang về bảo tàng.
Đề xuất phương án cắt đoạn giếng cổ để phục dựng tại bảo tàng Hà Nội (Ảnh: VietNamNet)
Trước đó, vào sáng 1/4, trong khi thi công đặt cống tại thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Xí nghiệp xây dựng số 1, vô tình để gầu xúc đất quệt vào cửa một ngôi mộ cổ.
Hai ngôi mộ gần 2.000 năm tuổi này hầu như còn nguyên vẹn với hơn 30 món đồ cổ, trong đó có đồ trang sức bình cổ quý hình đầu gà, những hạt thóc cổ...
Nhưng đến ngày 21/4, công việc khảo cổ hai ngôi mộ ở Ciputra đã phải tạm thời dừng lại để chờ ý kiến từ ngành chức năng của Hà Nội. PGS. TS Nguyễn Lân Cường lo lắng cho biết, nếu Hà Nội không có quyết định giữ lại để phục vụ cho công tác khảo cổ học thì buộc phải lấp đi để trả lại cho công tác thi công của dự án đang dang dở.
Trao đổi với VietNamNet trước đó vào sáng 20/4, PGS.TS Nguyễn Lân Cường cũng đã đề xuất ba phương án bảo tồn hai ngôi mộ cổ.
Thứ nhất, đơn vị thi công có thể điều chỉnh đường ống thoát nước để tránh khu vực có hai ngôi mộ cổ; tiến hành phủ mái ngói để lưu giữ hai ngôi mộ cổ tại chỗ, xây dựng nơi đây là một điểm di tích văn hóa - lịch sử của khu đô thị Nhật Tảo - Ciputra. Phương án thứ hai, bảo tàng Hà Nội có thể di chuyển hai ngôi mộ này về làm hiện vật để trưng bày. Phương án thứ ba, đó là phủ cát che lấp tại chỗ để bảo tồn, lưu giữ hai ngôi mộ cổ.
Nếu như Bảo tàng Hà Nội có ý định trưng bày hai ngôi mộ cổ này, ông Cường sẽ chịu trách nhiệm "vận chuyển" mẫu vật nói trên: việc vận chuyển nguyên hiện trạng hai ngôi mộ này là hoàn toàn có thể.
Theo Vietnamnet
Tạm dừng khai quật hai mộ cổ ở Ciputra Hôm nay (ngày 21/4), công việc khảo cổ hai ngôi mộ ở Ciputra đang phải tạm thời dừng lại để chờ ý kiến từ ngành chức năng của Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Lân Cường từng khẳng định với VietNamNet, có thể còn có thêm nhiều ngôi mộ cổ có niên đại tương đương, nếu như tiếp tục khai quật tại Khu đô thị...