Khám phá những món nộm lạ ở Hà Thành
Nộm chân gà rút xương, nộm sứa thịt bò cay giòn, nộm bánh đúc hay nộm gà bắp cải là những cái tên thú vị khiến những món nộm trở nên đặc biệt và hấp dẫn hơn trong lòng thực khách.
Những món nộm khác nhau, có hương vị riêng biệt nhưng vẫn giữ nét dân dã, truyền thống vốn có.
NỘM CHÂN GÀ RÚT XƯƠNG
Món nộm này hơi mất thời gian để chế biến, nhưng bù lại, thực khách được thưởng thức tô nộm trông lạ mắt, hấp dẫn và tạo cảm hứng ăn uống. Bát nộm vừa vừa, bên trên được phủ một lớp vừng khá dày nhưng điểm nhấn chính là chân gà. Chân gà đã được rút xương, khá nhiều và đủ để phủ đầy mặt bát, miếng nào miếng nấy trông sạch sẽ ngon mắt.
Có hai thứ không thể thiếu là tương ớt và sốt chanh leo đối với món nộm này.
Sự khác biệt còn ở nguyên liệu chính của món ăn, đó chính là rau bắp cải thái sợi chứ không phải su hào hay đu đủ xanh. Bắp cải sợi siêu mảnh, ngọt mát, thỉnh thoảng lẫn thêm cà rốt, rau thơm, tất cả đều giòn giòn quyện trong nước trộn chua ngọt phảng phất hương thơm hoa quả, vừng, ăn khá thú vị.
NỘM SỨA THỊT BÒ CAY GIÒN
Video đang HOT
Nộm sứa ăn rất lạ bởi những miếng sứa ăn sần sật, giòn giòn có vị đặc trưng. Nộm được rắc thêm tỏi chiên, lại càng thơm ngon và hấp dẫn. Ngoài ra, khi dùng đũa trộn lên, mới phát hiện ra món nộm còn là sự hòa quyện giữa những sợi su hào và nem chạo, rắc thêm chút thính.
Thịt bò khô cay cay cũng là thành phần không thể thiếu, tuy nhiên với món nộm này, nó lại được chăm chút hơn cả
Thịt bò mông hay thăn thật tươi, được ngâm rửa kĩ cho hết mùi hôi bò mới cho vào máy xay, vừa xay vừa ướp các loại gia vị cay, mặn, ngọt. Xay xong, thịt bò được cán mỏng, phơi khô sau đó được chiên lên trong chảo mỡ nóng già. Lúc ăn mới dùng kéo cắt thịt ra thành lát dài. Thịt bò phải vừa đủ độ chín, không dai và cũng không được bở mới ngon.
NỘM GÀ BẮP CẢI
Với món nộm gà trộn kiểu này thì thịt gà không còn thấy ngán và khó ăn nữa, nhất là phần thịt trắng, thịt lườn, ức gà lại trở nên mềm ngon khi trộn với các loại gia vị rau thơm. Thịt gà thơm cùng với các loại rau giòn thêm chút bùi bùi của lạc rang và nước trộn chua cay mặn ngọt làm nên món ăn rất tuyệt trong thời tiết thu sang. Đặc biệt, nộm gà trông còn thật hấp dẫn với rau bắp cải thái chỉ, khiến cho bát nộm vì thế mà tạo nên được sự khác biệt.
Nộm gà thơm mùi rau răm, hành tây, vị chua tự nhiên của chanh tạo cảm giác mát dịu
NỘM BÁNH ĐÚC
Thoạt nhiên, nghe tên cứ ngỡ là hai món trong cùng một tên gọi. Tuy nhiên, đây là sự kết hợp rất nhuần, chứ không hẳn là độc lập. Người ta ăn bánh đúc nộm không cốt lấy no, mà chỉ ăn chơi trong những ngày hè nóng bức. Khi có khách, chủ quán chỉ cần dùng con dao sắc để cắt nhỏ khối bánh đúc to thành những miếng mỏng, dài như sợi phở và cho vào chiếc bát. Thêm ít giá đỗ chần sợi trắng phau đã chuẩn bị trước xếp vào một góc rồi chan nước canh vừng lạc béo ngậy lên trên. Chỉ vậy thôi đã khiến thực khách đủ thấy hấp dẫn và lạ miệng.
Nộm bánh đúc là món ăn mộc mạc như đồng quê Bắc Bộ
Một bát bánh đúc nộm ngon không thể thiếu vắng sự có mặt của các loại rau sống, đặc biệt là rau húng, rau ngổ, lá tía tô, kèm thêm ít thân chuối non thái mỏng. Khi ăn, thực khách sẽ tự bỏ thêm rau vào bát của mình, thêm một chút ớt tươi thái mỏng hay ớt bột khô là bạn đã có thể thưởng thức món bánh đúc nộm đầy đủ hương, vị và sắc.
Lạ miệng với món lẩu lòng bò
Nồi lẩu nghi ngút khói với lòng bò non giòn, nước dùng thơm phức đậm vị nhanh chóng bén duyên cả những vị khách khó tính nhất ngay lần đầu thưởng thức.
Lẩu lòng bò là cái tên còn khá lạ lẫm với nhiều người dân đất Hà Thành. Vài năm trở lại đây, những quán lẩu lòng bò xuất hiện, trở thành món ăn ưa thích đặc biệt của phái mày râu, vừa dinh dưỡng lại thích hợp lai rai nhậu trong những ngày đông lạnh giá.
Nồi lẩu đặc trưng ở bộ lòng bò và nước dùng đi kèm. Để có một đĩa lòng bò ngon, phải chú ý đặc biệt đến khâu chọn mua. Thường thì chủ quán tìm đến tận lò giết mổ để lấy hàng, như vậy mới đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của nguyên liệu.
Lòng bò ướp cùng tiêu, quế, hồi thơm lừng và đậm vị, không nên nhúng quá lâu để tránh bị dai
Lòng bò nhúng lẩu ngon nhất là loại lòng non, phần đầu cuống, tránh lòng già sẽ dai và không thơm ngon bằng. Lòng là bộ phận nhạy cảm trong nội tạng, cũng là thứ quyết định đến chất lượng nồi lẩu nên phải làm rất kỹ. Sau khi làm sạch với muối hạt, giấm hoặc chanh tươi, lòng bò được trần qua nước nóng, thái khúc vừa ăn và tẩm ướp gia vị.
Nước dùng được xem là linh hồn của nồi lẩu, và đặc trưng quan trọng để phân biệt lẩu lòng bò với các loại khác. Để nấu nước dùng, người ta thường chọn xương ống bò, ninh trong khoảng 8 tiếng đồng hồ để mềm nhừ và chiết ra nước cốt từ tận trong tủy mới đảm bảo độ ngậy, thơm và ngọt của nước.
Sau khi lọc ra phần nước cốt nêm thêm các loại gia vị đặc trưng bao gồm nước cốt me, hồi, quế, hành khô giã nhỏ, gừng, cà chua, nấm hương... Tất cả hòa quyện trong phần nước nguyên chất của xương ống tạo nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng cho món ăn.
Bạn có thể gọi thêm gầu bò, sách hay đuôi bò ăn kèm
Lòng bò dai giòn, béo ngậy, nóng hổi chấm muối vắt chanh hay mắm ớt ăn rất sướng miệng. Vị chua của cà chua, cốt me quyện hòa cùng vị ngọt của xương, cay thơm của gừng, vị nồng của nấm... nhúng cùng với rau cải, cần, muống, bắp cải, mồng tơi... tạo thành món ăn lạ miệng, thơm ngon, đậm đà và giàu dinh dưỡng.
Thực khách có thể gọi thêm đĩa nạm bò, gầu bò, hay gân bò để ăn cùng. Lẩu lòng bò giàu protein, giàu chất sắt, bổ sung magie, kẽm và năng lượng, là lựa chọn tuyệt vời cho bữa tối của gia đình hoặc các buổi tụ tập bạn bè ngày cuối năm. Lẩu lòng nóng hổi nhâm nhi cùng chén rượu cay nồng, rất đưa đẩy và hợp vị, làm lưu luyến những ai đã từng một lần thưởng thức.
Đến quán lẩu lòng bò, bạn có thể chọn nhiều món khác như óc bò hấp ngải cứu, canh tim bò nâu cuống họng, sách bò xào giá đỗ và khế, canh tiết bò hay đuôi bò hầm ngải cứu...
Khám phá phố nộm bò khô độc đáo đất Hà thành Hà Nội có một con phố ẩm thực rất độc đáo, mà không tín đồ mê quà vặt nào không biết: đó là phố Hồ Hoàn Kiếm nối phố Đinh Tiên Hoàng và phố Cầu Gỗ nổi tiếng với món nộm bò khô. Phố Hồ Hoàn Kiếm - phố nộm bò khô nổi tiếng Hà Thành - Ảnh: Iris Trương 1. Độc đáo...