Khám phá những điểm đến đẹp nhất tại Tỉnh Yamaguchi Nhật Bản
Tỉnh Yamaguchi nằm tại vùng Chugoku thuộc đảo Honshu, miền Nam Nhật Bản. Nằm cách thủ đô Tokyo hơn 700 km về phía tây nam, Yamaguchi hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính và hấp dẫn du khách với những địa điểm tham quan nổi tiếng như Khu chợ cá Karato, Cầu Tsunoshima, Ngọn Hải Đăng Tsunoshima, ngôi đền có 123 cổng Torri rực rỡ, Hồ xanh Beppu Benten và Hang động Akiyoshido.
Chợ Karato
Chợ Karato nằm ở thành phố Shimonoseki thuộc tỉnh Yamaguchi. Ở chợ này, ngoài những cửa hàng bán các hải sản tươi sống và hải sản đã chế biến còn có các quán ăn chẳng hạn như tiệm Sushi. Thành phố Shimonoseki còn được biết đến là vùng đặc sản cá nóc, có rất nhiều người sành ăn tìm đến đây để thưởng thức món cá nóc.
Thời gian hoạt động và ngày nghỉ:
Chợ hoạt động từ 5 giờ sáng đến 15 giờ các ngày từ thứ hai đến thứ bảy. Chủ nhật và ngày lễ hoạt động từ 8 giờ đến 15 giờ. Bên cạnh các ngày nghỉ định kỳ như dịp tết, nghỉ Obon vào tháng 8 thì cũng có những ngày nghỉ không định kỳ.
Phương tiện di chuyển:
Có thể sử dụng ô tô thuê hoặc phương tiện giao thông công cộng để đến đây. Nếu đi bằng phương tiện giao thông công cộng thì lên xe buýt ở ga JR Shimonoseki. Từ đây đến trạm Karato là trạm xe buýt gần nhất mất khoảng 10 phút.
Cầu Tsunoshima
Cầu Tsunoshima bắt đầu được xây dựng vào ngày 9/6/1993, được thông cầu cho công chúng vào ngày 11/3/2000 và là một phần của đường Tsunoshima Kanda thuộc tỉnh Yamaguchi. Ngày xưa, để đến đảo Tsunoshima thì cách duy nhất di chuyển bằng phà và tàu thuyền, khi “Tsunoshima Ohashi” hoàn thành, được nối giữa đất liền và đảo Tsunoshima (đảo Tsunoshima là một hòn đảo nằm về phía Tây Bắc tỉnh Yamaguchi). Tốc độ tối đa cho phép trên cầu là 40km và khi có gió lớn thì sẽ cấm lưu thông xe cộ (hoàn toàn miễn phí không thu phí cầu đường), cầu nằm trên bờ biển phía bắc công viên quốc gia Kita-Nagato Kaigan. Do đó, trong quá trình xây dựng, chiều cao của cầu cảng đã được thiết lập với sự quan tâm đến phong cảnh.
Năm 2003, cầu Tsunoshima nhận được giải thưởng “Civil Engineering Design Prize 2003″. Cầu chạy cắt ngang qua biển Amagase với bãi cát màu xanh cô-ban trải rộng ở hai bên trái phải tạo nên cảnh quan xanh mát mẻ thoải mái. Sau khi cầu hoàn thành thì cầu trở thành một điểm phổ biến cho việc quay phim thương mại, được sử dụng để làm bối cảnh quảng cáo đặc biệt là làm phim trường cho quảng cáo xe ô tô.
Video đang HOT
Phương tiện di chuyển:
Từ “Mine IC” của Chugoku Expressway, chạy thông qua quốc lộ 435, quốc lộ 191 khoảng 60 phút sẽ đến Tsunoshima.
Ngọn Hải Đăng Tsunoshima
Đầu cầu bên đảo là ngọn Hải đăng Tsunoshima được xây dựng vào năm 1876, thiết kế bởi Richard Henry Brunton. Một cố vấn ngoại quốc của chính quyền Minh Trị, ông Brunton, một người Scot, giám sát việc xây dựng 26 ngọn hải đăng theo kiểu phương tây ở Nhật Bản trong một giai đoạn kéo dài bảy năm rưỡi. Ngọn hải đăng này vẫn còn hoạt động và mở cửa cho khách tham quan ( 9-4, 150 cho người lớn, 20 cho trẻ em ). Khu vực trước mắt có một bãi đỗ xe có thu phí và vài nhà hàng, Công viên Yumesakinami và Mũi Yumegasaki. Đây là một nơi thú vị để bạn dành vài giờ ở lại.
Phương tiện di chuyển:
Từ “Mine IC” của Chugoku Expressway, chạy thông qua quốc lộ 435, quốc lộ 191 khoảng 60 phút sẽ đến Tsunoshima.
Phí tham quan: Người lớn: 150 yên, trẻ em: 20 yên
Đền Motonosumi-Inari
Đây là ngôi đền nằm ở thành phố Nagato thuộc tỉnh Yamaguchi. Được xây dựng vào năm 1955, ngôi đền là nơi thờ các vị thần bảo hộ an toàn đường biển, đánh bắt được mùa, kinh doanh phát đạt nên được sự sùng bái đặc biệt từ ngư dân địa phương.
Điểm độc đáo nhất của ngôi đền chính là cổng Torii. Hơn 100 cánh cổng Torii nằm nối tiếp nhau kéo dài trên 100m từ cổng vào đến tận đền thờ. Màu đỏ son lộng lẫy của cổng Torii tương phản với màu xanh dương của bầu trời và màu diệp lục của cỏ cây, tạo nên bức tranh đẹp vô cùng sống động. Năm 2015, đền thờ Motonisumi Inari được bình chọn vào danh sách 31 điểm tham quan đẹp nhất Nhật Bản (Japan’s 31 most beautifu places) và trở thành địa điểm du lịch thu hút khách.
Phương tiện di chuyển:
Ga gần đền thờ Motonosumi Inari nhất là ga Nagato-Furuichi. Từ ga này đi ô tô đến đền thờ mất 20 phút. Bạn có thể đón taxi hoặc sử dụng dịch vụ cho thuê xe ô tô.
Mở cửa 7 ngày trong tuần. Tham quan miễn phí.
Hồ xanh Beppu Benten
Yamaguchi còn sở hữu hồ xanh Beppu Benten có cảnh sắc cực đẹp ở thành phố Mine, được xem là sản phẩm du lịch tâm linh mới. Nước hồ Beppu Benten có độ trong suốt cao, và thuộc top 100 dòng nước đẹp nhất Nhật, nguồn nước sạch tự nhiên, uống được. Vào ngày nắng có thể thấy rõ cả bọt khí nổi từ đáy hồ lên mặt nước. Người Nhật tương truyền rằng có 1 người khai hoang sau khi uống nước ở hồ đã mơ thấy thần Benzaiten (vị thần của âm nhạc, thủy tổ và sự giàu có), Benzaiten có nguồn gốc từ vị thần nước Saraswati ở Ấn Độ. Điểm đặc biệt của nữ thần này chính là cây đàn Biwa, 1 nhạc cụ dây từ Đông Á. Thời gian sau đó, đền Beppu Itsukushima đã được lập nên ở xung quanh hồ. Từ lòng tin sự linh thiêng và chú trọng sức khỏe con người, bảo tồn là qui củ của đất nước này.
Phương tiện di chyển bằng xe bus. Tham gian miễn phí
Điểm cuối cùng tại Tỉnh Yamaguchi là khám phá sự tráng lệ, huyền bí của thiên nhiên, Akiyoshido là một hang động đá vôi lớn bậc nhất ở châu Á, nằm tại thành phố Mine, tỉnh Yamaguchi. Hang động này ở độ cao 100~200m dưới lòng đất vùng Akiyoshidai, cửa hang động cao 24m, nơi cao nhất trong động lên tới 200m. Tổng chiều dài thực tế của hang động vào khoảng 10km nhưng phần công khai làm du lịch chỉ khoảng 1km. Đây là động thạch nhũ quy mô lớn nhất ở Nhật, nhiệt độ trong suốt 4 mùa luôn duy trì ở 17 độ, mùa Hè thì mát mẻ, mùa Đông ấm áp, du khách có thể yên tâm mà đến đây tham quan.
Du khách có thể vào trong động từ 3 cửa vào thuộc 3 nơi: phòng hướng dẫn Akiyoshidai, phòng hướng dẫn Kurotani, phòng hướng dẫn Shuhodo. Tại cổng vào phía Shuhodo có trang bị lối đi dốc, tạo điều kiện cho người ngồi xe lăn (kèm 1 người chăm sóc) có thể tham quan khoảng 1/3 con đường tham quan bên phía Shuhodo.
Phương tiện di chuyển và thời gian phục vụ:
Phí tham quan: 1.200 yên 1 lần và du khách có thể đưa passport để có thể giảm giá.
Bạn có thể bắt xe buýt từ trạm Yamaguchi (60 phút /1200 yên) hay Shin-Yamaguchi (45 phút/1.170 yên). Có 2 chuyến xe buýt 1 ngày ở Hagi. Vì xe buýt ở đây không có nhiều nên bạn có thể thuê xe thay thế và đỗ ở trước động.
Theo dep.com.vn
Khám phá Funazushi - một loại sushi rất khác biệt của đất nước Nhật Bản
Sushi thường được biết đến là món ăn tươi sống, nhưng với loại sushi đặc biệt này, bạn sẽ phải chờ đợi đến vài năm mới có thể được thưởng thức.
Nhắc đến sushi, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến món cơm trộn giấm, nắm lại và đặt những lát hải sản tươi sống lên. Sushi trong định nghĩa của chúng ta đều là món ăn tươi sống với cá chưa qua chế biến nhiệt. Tuy nhiên, không phải loại sushi nào cũng sử dụng cá sống, và Funazushi là một trong những loại sushi khác biệt như thế.
Funazushi là một món ăn truyền thống của tỉnh Shiga - tỉnh nằm ở khu vực trung tâm đảo Honshu. Món ăn này được cho là bắt nguồn từ Trung Quốc, Đông Nam Á và đã du nhập vào Nhật Bản từ cách đây 15 thế kỷ. Funazushi rất khác biệt so với những loại sushi mà chúng ta biết đến ngày nay. Nếu như sushi hiện đại là món ăn tươi sống thì để thưởng thức Funazushi, bạn sẽ phải chờ đến vài năm.
Funazushi được làm duy nhất từ Nigorobuna - loại cá chép vàng quý hiếm chỉ sống ở hồ Biwa, tỉnh Shiga. Đầu tiên, cá chép vàng sẽ được làm sạch vảy, bỏ mang và nội tạng (trừ buồng trứng) và được ướp trong muối với thời gian là một năm. Một năm sau, cá sẽ được rửa sạch cho bớt mặn, sau đó được nhồi cơm và ủ trong những thùng cơm lớn. Quá trình này kéo dài từ 3 - 4 năm, trong thời gian này, gạo sẽ trở nên dẻo dai và thịt cá sẽ săn lại. Trên thực tế, đây đã là cách bảo quản cá truyền thống của người Nhật trong phần lớn chiều dài lịch sử. Loại sushi tươi sống mà chúng ta biết chỉ xuất hiện vào cuối thời Edo (thế kỷ XIX), khi giấm được sử dụng trong quá trình nấu ăn và nguồn hải sản tươi sống ngày càng nhiều, đa dạng hơn. Funazushi là cách truyền thống để tích trữ số cá dồi dào trong mùa mưa để ăn quanh năm của người dân tỉnh Shiga.
Món ăn này có hương vị khá mạnh và dễ gây sốc đối với những người lần đầu thưởng thức. Những lát cá muối này có vị chua mặn, có mùi giấm mạnh, cơm gạo dẻo dai, thịt cá hơi giòn và trứng cá vàng ươm. Cách ăn đúng nhất của Funazushi đó là thái lát mỏng, dùng với chút tỏi tây và gừng bào. Dùng cùng rượu sake cũng là cách để món ăn có mùi vị dễ chịu hơn.
Ngày nay, do có hương vị khác lạ cũng như sự suy giảm của nguồn cá chép vàng hồ Biwa, Funazushi đã không còn phổ biến như trước. Món ăn này giờ đã trở thành đặc sản quý của riêng tỉnh Shiga, với một gia đình duy nhất chịu trách nhiệm giữ nghề truyền thống làm Funazushi. Gia đình Kitamura đã làm và bán món ăn trong 8 thế hệ, kể từ năm 1619 cho đến ngày nay. Nơi đây giống như một bảo tàng thu nhỏ với những dụng cụ làm cá, ướp cá có tuổi đời lên đến hàng thế kỷ và những con người là một "kho tàng kiến thức" về Funazushi.
Chỉ với một cái liếc mắt, nghệ nhân Kitamura Atsushi đã có thể phân biệt được đâu là cá ngon, đâu là gạo dẻo, và ông làm Funazushi với tất cả sự trân trọng nghề truyền thống. Funazushi đã trở thành một đặc sản độc đáo của tỉnh Shiga, là món quà quý mà du khách luôn tìm mua mỗi khi đến du lịch nơi này.
Theo kenh14.vn
Ly kỳ người đàn ông sống sót sau hai vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 Ông Tsutomu Yamaguchi được chính phủ Nhật Bản công nhận là người sống sót duy nhất sau hai vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945. Ngày 6/8/1945, khi Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, ông Tsutomu Yamaguchi khi đó là nhân viên thiết kế tàu chở dầu của Mitsubishi nhận lệnh đi công tác...