Khám phá những con đập gỗ cổ xưa ở đất nước New Zealand
New Zealand là một quốc gia của những hòn đảo, nơi có một hệ thiên nhiên vô cùng đặc sắc và đa dạng. Một trong những nét hấp dẫn đó là những khu rừng cổ thụ với những thân cây cao có tuổi thọ lên đến ngàn năm tuổi.
Ở đất nước xinh đẹp này, có một loài cây thân gỗ to lớn và rất có giá trị về kinh tế, đó là cây thông kauri. Nó đã bị khai thác triệt để từ thời xưa, và được vận chuyển theo các dòng sông, suối qua các con đập gỗ. Ngày nay, những tàn tích còn sót lại từ các con đập này cũng khiến không ít khách du lịch New Zealand cảm thấy tò mò và thích thú khi đến với quốc đảo này.
Một con đập kauri ở New Zealand
Thung lũng Kauaeranga ở đảo Bắc của New Zealand đã từng được bao phủ trong những rừng thông kauri rộng lớn. Cây cối rộng bao la, thẳng. Khi những người Châu Âu đầu tiên đến New Zealand, họ phát hiện ra rằng thân cây thông kauri có thể làm cột và tháp cho những chiếc thuyền buồm vì chất lượng gỗ tương đối tốt của nó. Kể từ đó, Kauri trở thành loại gỗ địa phương được yêu thích bởi các thợ mộc và nhà chế tạo tàu vì độ bền, cứng, thẳng và chịu nước tốt của nó.
Bức ảnh hiếm hoi chụp về con đập từ những năm 1920
Ban đầu, những người định cư đã chặt những cây thông kauri gần biển. Nhưng khi kauri nổi lên như một cây gỗ có giá trị sử dụng cao thì nhu cầu sử dụng loại gỗ này ngày càng gia tăng, các đội thợ mỏ đã di chuyển vào bên trong khu rừng để cưa gỗ thành các tấm cho thị trường địa phương và xuất khẩu. Lô kauri đầu tiên rời New Zealand vào tháng 11 năm 1820.
Gỗ được tập kết gần đập và khi lượng nước đủ, người ta sẽ xả nước ra kéo theo những khúc gỗ
Các khu rừng Kauri thường nằm sâu trong nội địa và rất khó để đưa được những khúc gỗ lớn ra khỏi địa hình đồi núi, vận chuyển trên biển hoặc đưa đến các xưởng xẻ. Do vậy, người ta chỉ còn cách vận chuyển chúng là thả trôi sông suối. Nhưng họ cũng không phải không ít khó khăn vì những cây gỗ rất to, dài và nặng, trong khi những con suối nhỏ và không đủ nước để tuôn xuống. Vì vậy, những người khai thác gỗ đã xây dựng các đập gỗ qua các dòng suối nhỏ và sông để gia tăng khối lượng nước cho quá trình vận chuyển. Một khi đã thu đủ nước, có thể mất một năm hoặc nhiều hơn, một lượng to lớn các khúc gỗ sẽ được quét xuống dòng suối thông qua các đập gỗ này. Trong những năm 1920, có khoảng 28.000 khúc gỗ được được thả trôi theo dòng nước.
Video đang HOT
Những khung đập còn sót lại, nơi đóng lại ván trượt, chúng có độ bền rất cao mặc dù đã có tuổi đời gần 100 năm
Sự gia tăng đột ngột của các khúc gỗ gây ra sự phá huỷ lớn cho các dòng suối và rừng, nhưng họ buột phải tiếp tục công việc vì cũng không còn cách nào khách để vận chuyển những thân cây gỗ lớn ra khỏi rừng. Do vậy, việc xây dựng các đập là một điều cần thiết lúc bấy giờ và chúng cũng là những kỳ công kỹ thuật ấn tượng, các đập được xây dựng mà không có bản vẽ hoặc tính toán chi tiết, nhưng chúng có thể chịu được áp lực hàng tấn nước.
Một con đập gỗ bên một dòng suối nhỏ
Có khoảng 3.000 chiếc đê chắn sóng đã từng tồn tại khắp New Zealand, những chiếc cuối cùng được xây dựng vào cuối những năm 1930 khi ngành công nghiệp gỗ suy giảm, dần dần những con đập đã bị phân hủy và biến mất và hiện nay chỉ còn lại một vài di tích của ngành công nghiệp phá hoại này.
Chúng được thiết kế tùy theo nằm ở địa hình nào, đâyz là một con đập kauri ở đảo Great Barrier
Các khu rừng kauri tuyệt đẹp đã bao phủ 1,6 triệu ha ở phía bắc của đảo Bắc. Việc khai thác quá mức cộng với hỏa hoạn và lxây dựng các nông trại khiến cho diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng, hiện nay chỉ còn khoảng 7.000 ha rừng tự nhiên.
Một nhóm khai thác gỗ ở Kauri vào năm 1840
Việc khai thác gỗ quá mức đã khiến cho các cánh rừng ngày càng bị cạn kiệt, những cây cổ thụ Kauri còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay ở New Zealand.
Đập này nằm trên sông Kopowai, Vịnh Mercury. Cổng đôi được thiết kế để cho nước chảy nhanh chóng và tạo sức mạnh cho việc đẩy các khúc gỗ xuống dưới. Hơn 8 triệu mét khối gỗ kauri đã được lái qua đập này.
Nước tràn bên trái đập tràn bên trái, những khúc gỗ được dồn về phía đập. Khi khoảnh khắc đến, một người đàn ông bám lấy dây và cầm búa đập vào cổng, những tấm ván mở và một dòng nước và những khúc gỗ đổ xuống dưới.
Một cây cổ thụ Kauri còn sót lại
Ngày nay, đến thăm các con đập gỗ này, ắt hẳn du khách tour New Zealand sẽ cảm thấy ngạc nhiên trước sức sáng tạo của những người khai thác gỗ khi xưa khi xây dựng nên các con đập một cách công phu và tuyệt vời như thế.
Theo trí thức trẻ
Cây bao báp ngàn năm tuổi ở Australia
Cây bao báp ở Úc có kích thước tương đối nhỏ hơn so với cây bao báp ở Madagascar và châu Phi đại lục, là một cây lớn với một thân phình to lớn giống như một chai. Vì vậy, đôi khi chúng còn được gọi là "cây bình".
Vì hình dạng bất thường của chúng rất to lớn và có tuổi đời lên đến hàng nghìn năm nên bao báp luôn thu hút khách du lịch Úc đến thăm quan mỗi năm. Một số cây bao báp vì hình dáng đặc biệt nên thu hút du khách nhiều hơn những cây khác.
Cây bao báp Wyndham ở Úc có tuổi thọ hơn 1000 năm
Bao báp là một cây cổ thụ lâu năm có tuổi đời lên đến hàng nghìn năm, chúng thường mọc ở những vùng hoang mạc ở Châu Phi, Madagascar và lục địa Úc. Cây trưởng thành có kích thướt rất to, thân chưa nhiều nước. Người ta ước tính một cây bao báp trưởng thành có thể chứa tới 120.000 lít nước. Ngoài ra, vỏ và thân cây có thể sử dụng để là các vật dụng như sợi, đan chiếu, rổ, mũ đi mưa, dây đàn và làm thuốc chữa bệnh.
Cây bao báp ở phía nam bang Derby, Úc. Những cây bao báp ở Úc không có chiều cao đồ sộ như ở Châu Phi và Madagascar nhưng về kích thướt thì chúng không hề thua kém. Nhưng những cây cổ thụ ở Úc thường rỗng ruột và bị phình to theo theo thời gian
Cây bao báp ở phía nam Wyndham, Tây Úc là một cây bao báp đặc biệt với hình dáng khá độc đáo và kỳ dị. Cây có đường kính khoảng 15 mét và toàn thân bị rỗng. Trên thân rỗng của nó, một cánh cửa đã được cắt để cho phép một người có thể chuôi vào bên trong. Vào những năm chín mươi của thế kỷ 19, một cảnh sát tuần tra đã dẫn một nhóm tù nhân thổ dân đến Derby để kết án, khi họ dừng lại ở Wyndham trong đêm, đội tuần tra nhận thấy cây bao báp rỗng, họ cắt một lỗ nhỏ và đưa các tù nhân vào trong, vào lúc cao điểm, họ đã nhét khoảng 30 tù nhân vào trong thân cây này.
Những cây trưởng thành có kích thướt rất to lớn, nhiều cây bị rỗng bên trong có thể cho phép du khách chui vào trong thân cây. Ảnh chụp cây bao báp ở Derby Prison vào năm 1959
Có một chiếc bao báp khác ở phía Nam Derby được cho là có cùng mục đích như cây bao báp ở Wyndham. Nó rỗng cao 6 mét và có hai lỗ tự nhiên để thông gió. Nhiều nhà sử học đã bác bỏ những câu chuyện này và họ tin rằng đó chỉ là những câu chuyện dân gian. Vì không có bằng chứng nào cho thấy các cây bao báp đã từng được sử dụng làm nhà tù.
Rất nhiều người dân và du khách thường khắc tên mình lên thân cây để kỷ niệm. Theo thời gian, các vết cắt ngày càng xuất hiện dày đặc trên thân cây
Dù bị gán với nhiều sự kiện lịch sử kỳ bí và ma mị nhưng các cây bao báp ở Úc luôn được khách tour Úc đến thăm quan và tìm hiểu bởi hình dáng độc đáo của nó, đặc biệt là cây bao báp ở Wyndham.
Một du khách đang ở bên trong một cây bao báp rỗng ruột, bên ngoài là các vết "xăm" do du khách để lại
Ngành du lịch địa phương cũng khai thác câu chuyện để thúc đẩy du lịch đến những khu vực này. Cây cối hiện đang được rào chắn để ngăn người ta leo trèo và chạm khắc tên của họ trong vỏ cây.
Theo trí thức trẻ
Những cây cổ thụ độc đáo nhất trên thế giới Những cây cổ thụ có tuổi đời rất lâu năm đã khiến chúng trở thành biểu tượng về văn hóa, tôn giáo cũng như lịch sử của nơi mà nó đại diện. Bản thân chúng có một sức hút không nhỏ đối với khách du lịch yêu thích thiên nhiên trên khắp thế giới. Tất cả các cây cung cấp cho chúng ta...