Khám phá nhà cổ Bình Thủy
Ngôi nhà cổ nằm vỏn vẹn tại thành phố Cần Thơ – nơi vẫn được xưng tụng là “Vùng đất Tây Đô”.
Cách trung tâm thành phố chừng 8km. Bạn chỉ cần đi qua cầu Bình Thủy rồi sẽ trái vào khu chợ. Sau đó chạy thẳng là đến nơi. Chính vì sự xuất hiện tuyệt vời ấy, mà dường như chưa có tour du lịch Cần Thơ nào vắng bóng sự hiện diện của ngôi nhà cổ Bình Thủy.
1. Lịch sử hình thành nhà cổ Bình Thủy
Được xây dựng bởi nhà họ Dương năm 1870, chủ nhân của căn nhà là ông Dương Văn Vị. Ban đầu đây chỉ là ngôi nhà dùng để làm phủ thờ dòng họ Dương. Nhưng đến năm 1904, ông Dương Chấn Kỷ (con cháu đời thứ 4) – thuộc dòng dõi thương gia trí thức giàu có. Mới cho gây dựng và tu sửa lại ngôi nhà. Chính thức đến năm 1911 quá trình cất công mới được hoàn thiện.
Bằng sự am hiểu sâu rộng về văn hóa phương Tây. Ông đã cho xây dựng ngôi nhà này như chính tác phẩm tuyệt tác cho con cháu sau này. Ngôi nhà mang đậm dấu ấn phong thủy rõ nét, độc đáo của người phương Đông và kiến trúc hiện đại tinh tế cho người phương Tây. Khiến không gian trở nên hài hòa giữa hai nền văn hóa trời phú.
Khoảng thời gian xây dựng ngôi nhà cổ này, gia tộc họ Dương làm ăn phất lên như “diều gặp gió”. Nguyên do theo lời kể là có một lá bùa Lỗ ban phong thủy được ếm đâu đó ngay trong ngôi nhà. Dù việc này chưa được các nhà khoa học hay khảo cổ kiểm chứng, xác thực. Nhưng đây sẽ là những lời kể mà hầu hết bạn sẽ được nghe khi đặt chân tới đây. Nhà cổ Bình Thủy là một trong số ít những ngôi nhà vẫn còn giữ được giá trị lịch sự và kiến trúc cho đến ngày nay.
2. Vẻ đẹp kiến trúc của Nhà thờ cổ xưa
Ngôi nhà cổ với bề dạy lịch sử hơn 150 năm. Sự kết hợp hòa quyện độc đáo giữa cái hồn người Việt và kiến trúc Đông Tây đã tạo nên kiệt tác ấn tượng. Khiến cho du khách đến đây không khỏi choáng ngợp bởi kiệt tác ấy.
Ngôi nhà được xây dựng trên tổng diện tích khoảng 6.000m 2 theo hướng Đông Tây. Xung quanh khu vực ngôi nhà được bao quanh bởi hàng loạt những cây cảnh được cắt tỉa chu đáo. Quanh năm bốn mùa hoa nở. Cũng vì lẽ đó nên ngôi nhà vừa mang nét hoài cổ vừa mang nét thơ mộng, tươi mới.
Khuôn viên kiến trúc bên ngoài
Khung cảnh đầu tiên bạn nhìn thấy sẽ là cánh cổng sắt. Cánh cổng ấy được bao quanh và trụ đứng bởi những cột bê tông vững chãi. Cánh cổng có chút hiện đại nhưng vẫn gợi sự tinh tế trong từng đường nét, từng song sắt hàng rào – tương tự nét kiến trúc dinh thự Pháp.
Bước qua cánh cổng chính hiện đại, hiên ngang là bắt gặp ngay cổng tam quan. Nếu như cổng chính được xây dựng theo phong cách hiện đại thì cổng tam quan lại được thiết kế tỉ mỉ theo phong cách Trung Hoa mỹ miều. Bốn trụ của cánh cổng đều làm bằng gỗ nguyên chất. Mái lợp ngói men xanh. Trên cùng sẽ là những hình thù sống động như kỳ lân, cá vàng, hoa lá. Biển hiệu Phước An Hiệu – Phủ thờ họ Dương được gắn thành 2 bảng hiệu lớn.
Nhà cổ Bình Thủy gây ấn tượng bởi công trình kiến trúc bên ngoài vô cùng tinh tế. Hoa văn điêu khắc từ những cây cột, vòm cửa, viền nhà đều được chạm khắc tỉ mỉ, cẩn thận. Ngôi nhà được xây dựng trên một nền móng khá cao ráo. Việc xây dựng này ngụ ý phòng tránh cho việc úng ngập nước sau này.
Điểm khác biệt độc đáo ở ngôi nhà cổ Bình Thủy nằm ở kiến trúc cầu thang được thiết kế hai bên. Những cây hoa kiểng án ngữ nằm giữa 2 cầu thang thể hiện quan niệm phong thủy văn hóa của người phương Đông.
Video đang HOT
Cây đèn đúc bằng đồng thời Pháp đặt ở hai lối cầu thang lên xuống của hai bên ngôi nhà. Lướt qua khu vực hành lang là hàng loạt cửa sổ để đảm bảo sự thông thoáng cho ngôi nhà. Những cột trụ xà lim vững chắc được chủ nhà bài trí sắp xếp theo luật đối xứng có âm có dương, có tả có hữu và có tiền có hậu. Nhà cổ mang tone màu vàng chủ đạo, nổi bật lên là các ô cửa sổ và cửa chính màu xanh dương theo phong cách Art – Nouveau.
Kiến trúc tinh tế bên trong ngôi nhà
Nếu vẻ ngoài là sự trang hoàng, tôn nghiêm thì vẻ đẹp bên trong của ngôi nhà cổ Bình Thủy là sự tinh tế, sự giao thời giữa hai thế kỷ của tầng lớp thượng lưu. Ngăn cách nhà trước nhà sau và nhà giữa là những cửa vòm bằng gỗ.
Nhà trước gồm 5 gian – nơi tiếp khách trong những nghi lễ quan trọng theo phong cách Tây Âu. Nơi quan trong nhất và nơi đầu tiên bạn được tham quan là gian thờ thuần Việt. Tiếp thu nền văn hóa kiến trúc châu Âu nhưng vẫn giữ được cốt cách dân tộc.
Phía dưới sàn nhà tương truyền được lát một lớp muối hột dưới nền gạch bông để xua đuổi côn trùng và mang lại sự thông thoáng cho ngôi nhà. Được nâng đỡ bởi 24 cây xà gỗ căm xe. Bên trong nhà là 3 bộ bàn ghế khác nhau dùng để tiếp khách, ăn uống và họp hành. Trên trần nhà là những tảng gạch bông cỡ lớn mang màu sắc khá trang nhã. Những bộ đèn chùm phương Tây được treo nhiều bên trên trần nhà.
Trong nhà chứa đựng nhiều cổ vật được sắp xếp, bài trí tinh tế được gìn giữu suốt nhiều thế kỷ qua. Bộ salon kiểu Pháp đời Louis 15, bộ bàn ghế vân xanh cẩm thạch từ Vân Nam – Trung Quốc, chùm đèn Bạch Đằng thế kỳ XVIII, rượu đời Minh Thanh,…Từng viên gạch men trong ngôi nhà đều được gia chủ nhập khẩu từ Pháp. Đủ để thấy được độ chịu chơi và sự giàu có của gia tộc họ Dương.
Nhà cổ Bình Thủy chính là cỗ máy đảo ngược thời gian. Đưa du khách quay về những năm 1900 để thấy được cuộc sống nguy nga, đồ sộ của những gia đình trưởng giả ở Nam Bộ. Bằng lời kể của gia chủ, du khách sẽ được biết thêm về cuộc sống sinh hoạt thường ngày cách đây hơn 150 năm trước.
3. Ngôi nhà điện ảnh tuổi đời 150 năm
Lọt top một trong những nhà cổ lớn nhất ở miền Tây. Mang trong mình vẻ đẹp phương Đông pha lẫn nét phương Tây. Vì vậy, ngôi nhà cổ xứng đáng là địa điểm thu hút nhiều cảnh quay đắt giá trong lĩnh vực điện ảnh nước nhà. Một vài bộ phim được lấy bối cảnh tại nhà cổ Bình Thủy có thể kể đến:
Người đẹp Tây Đô
Những nẻo đường phù sa
Nợ đời
The Lover
Công tử Bạc Liêu
Ngôi nhà được xem là 1 trong 3 ngôi nhà cổ đẹp nhất và mang giá trị lịch sử văn hóa lâu đời tại miền Tây.
3. Lưu ý khi đến nhà cổ Bình Thủy
Nhà cổ Bình Thủy nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, thuộc miền Tây sông nước với khí hậu được chia thành 2 mùa.
Mùa khô (từ tháng 12 – tháng 8): thời gian này thời tiết tại Cần Thơ khá dễ chịu, có nắng vàng, trời xanh, hoa đua nhau nở rộ (nhất là khaongr từ tháng 1 – tháng 4). Thích hợp ngắm cảnh và chụp những bức ảnh xinh lung linh.
Mùa mưa (từ tháng 9 – tháng 11): thời điểm vô cùng thích hợp để vừa tham quan nhà cổ vừa tham gia các hoạt động trên chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng Cần Thơ hay làng hoa bà Bộ.
4. Những địa điểm check-in bắt mắt tại nhà cổ Bình Thủy
Bức ảnh “duyên dáng” bên cạnh những bậc cầu thang
Ảnh: @thuyhoanne
Ảnh: @nang.lehue11
“Thần sầu” bên hành lang
Ảnh: @dinovux
Check-in bộ ghế đá Vân Nam
Ảnh: @leo.tranghuynh1108
Tôn nghiêm bên những di vật cổ
Ảnh: @pthao.ng96
Khám phá nhà cổ Bình Thủy tại Tây Đô
Trên mảnh đất Nam bộ, những ngôi nhà cổ xưa có lẽ phải còn tồn tại đến hàng trăm cái.
Trải qua bao bể dâu, những ngôi nhà ấy dường như đã nhuộm đặc một màu thời gian, lặng lẽ đứng trầm mặc suy tư ở một nẻo đường, một dòng kênh đặc quánh phù sa nào đó.
Mỗi một ngôi nhà là một tác phẩm kiến trúc có giá trị mang đậm nét tài hoa của những nghệ nhân hàng mấy trăm năm trước. Và điều hấp dẫn, lý thú nhất lại là những câu chuyện, những giai thoại của những nhân vật, những thế hệ đã sống và đã tạo nên hồn vía cho những ngôi nhà cổ xưa này.
Khuôn viên ngôi nhà
Một trong những tác phẩm kiến trúc cổ xưa tài hoa được gìn giữ khá nguyên vẹn chính là ngôi nhà cổ 130 tuổi của gia tộc họ Dương tại đường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ.
Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp được gia đình họ Dương xây vào năm 1870
Kiến trúc nhà kiểu Pháp với nền nhà cao hơn mặt sân 1m; có bốn bậc thanh hình cánh cung tao nhã, nối kết nhà với khoảng sân rộng, trần cao, trang trí hoa văn, mở nhiều cửa lớn nhỏ với khung sắt khá đơn giản giúp nhà thông thoáng, mặt tiền trang trí phù điêu đắp nổi... Toàn bộ gạch bông hoa hồng đỏ - đen lát nền nhà với hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên đều được đặt và trở từ Pháp sang.
Cách bày trí bên trong ngôi nhà
Khi xây dựng, để chống mối mọt và giữ độ mát cho ngôi nhà, chủ nhân đã cho rải đều bên dưới nền gạch một lớp muối hột dày hơn 10cm. Nhờ hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng, dù trời nắng chang chang mà trong nhà rất mát mẻ.
Ngôi nhà được bày trí theo phong cách đặc trưng Nam bộ. Bàn thờ uy nghi ngay gian giữa
Nhà được chia làm ba phần: nhà trước, nhà giữa, nhà sau. Ngăn cách giữa nhà trước và nhà giữa là một hệ thống bao lam và liên ba gồm nhiều con tiện và ô hộc được tạo tác bằng gỗ, chạm khắc tỉ mỉ bởi các nghệ nhân tài hoa với các chi tiết quen thuộc trong kiến trúc cổ rất gần gũi với đời sống của người Việt ở Nam bộ như: mai, lan, cúc, trúc, sen, điểu, tùng lộc, dơi, tôm, cua, nho.
Những món đồ cổ giá trị
Trong vườn nhà, một khu trồng lan quý luôn đua nở rực rỡ do hậu duệ đời thứ 5 của chủ nhân ngôi nhà làm nên, đã khiến cho Nhà cổ Bình Thủy thêm sang trọng quý phái hơn. Nơi đây không chỉ là vườn lan bình thường mà còn thường xuyên diễn ra những cuộc đàm luận thơ của các thi nhân trong vùng, là nơi trao đổi kinh nghiệm chăm sóc lan và khá nhiều người yêu thích lan và cây kiểng thường hay quy tụ về đây. Chính vì thế Nhà cổ Bình Thủy nhà họ Dương lại thêm nức tiếng với cái tên là Vườn lan Bình Thủy là thế.
Khu Vực Trồng Lan ở nhà Cổ Bình Thủy
Đến nhà cổ Bình Thủy, bạn còn có thể đàm đạo với gia chủ để hiểu thêm những điều lý thú khác như vị trí trong bữa ăn của một gia đình xưa như thế nào, hòn non bộ vì sao được xây trước cửa lớn, kích cỡ non bộ cùng tỷ lệ đá và nước theo nghiêm luật nào, làm thế nào để phước vô họa ra và thể hiện được khát vọng của gia chủ về một giang san Thái Bình. gia đạo an vui, cốt cách hướng thiện. Ngôi nhà trên này đã đi nhiều lần đi vào thơ, ca, nhạc, hoạ, nhất là lĩnh vực điện ảnh. Cụ thể là các phim: Chân trời nơi ấy; Những nẻo đường phù sa, Cây tre trăm đốt, Công tử Bạc Liêu, Người tình của JJ.Annaud, Người đẹp Tây Đô, Dòng sông Hoa Trắng...
Khám phá nét đẹp của nhà thờ Domaine De Marie Đà Lạt Nhà thờ Domaine De Marie Đà Lạt hay còn gọi là nhà thờ Mai Anh nằm trên ngọn đồi Mai Anh - nơi có nhiều hoa anh đào. Được khởi công xây dựng vào năm 1940 và hoàn thành sau 4 năm 1944 do phu nhân toàn quyền Đông Dương là bà Jean Decoux đứng ra quyên góp từ nhiều giáo dân, nơi...