Khám phá ngôi nhà sàn 9 gian của người Tày ở Cao Bằng
Ngôi nhà sàn có tới 9 gian của gia đình ông Nông Hải Dương (thôn Tục Ngã, huyện Thạch An, Cao Bằng) rất dễ nhận biết dù khu vực này san sát những ngôi nhà sàn của bà con người Tày trong xóm.
Tính đến nay đã là 6 thế hệ sống trong ngôi nhà sàn 9 gian hơn 100 tuổi, gia đình ông Nông Hải Dương ở thôn Tục Ngã, xã Đức Xuân, huyện Thạch An, Cao Bằng vẫn luôn bảo tồn, lưu giữ nét văn hóa trong đời sống của đồng bào Tày trong chính tổ ấm của cả đại gia đình.
Ngôi nhà sàn có tới 9 gian của gia đình ông Nông Hải Dương (thôn Tục Ngã, huyện Thạch An, Cao Bằng) rất dễ nhận biết dù khu vực này san sát những ngôi nhà sàn của bà con người Tày trong xóm.
Với diện tích lên tới 400 m2, nhìn từ trên cao ngôi nhà có kích thước lớn gấp 4 lần các ngôi nhà sàn khác trong xóm.
Phần mái ngôi nhà lợp ngói âm dương (ngói máng), vách bưng gỗ. Nhà có tầng dưới là khoảng trống để nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm như bao ngôi nhà sàn của đồng bào vùng cao khác.
Chủ nhà, ông Nông Hải Dương cho biết, ông lớn lên trong ngôi nhà này và đến nay, bếp lửa của ngôi nhà đã sưởi ấm cho 6 thế hệ.
Ngôi nhà sàn được xây từ những năm 1899-1903. Ban đầu làm ngôi nhà sàn lớn và kiên cố vừa để để tránh thú dữ, bảo đảm an toàn cho gia đình, vừa làm kho thóc.
Video đang HOT
Tại thời điểm đó, ngôi nhà có chiều rộng 8,5 m, chiều dài 23 m. Toàn bộ phần khung làm bằng gỗ, bên trong chia làm ba gian.
Đến năm 1934, ngôi nhà được gia cố và xây dựng thêm 6 gian liền kề, trở thành kiến trúc độc đáo 9 gian như hiện nay. Với diện tích 400m2, khung nhà gồm trên 100 cột gỗ, trong đó, có 40 cột chính cao 9m.
Hệ thống cột gỗ được nối khớp qua lỗ mộng với vì kèo, xà ngang. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian linh hoạt đáp ứng yêu cầu mỗi thời điểm. Nhìn chung, sàn trên vẫn là nơi sinh hoạt của gia đình, bên dưới để các nông cụ sản xuất, chăn nuôi gia cầm.
Trong ngôi nhà 9 gian rộng lớn có ban thờ tổ tiên đặt trang trọng ngay gian giữa. Giữa các gian không có vách ngăn tạo không gian sinh hoạt rộng lớn trong nhà, phần bếp đặt ở gian sau. Phía trên có gác xép nhỏ để thóc, ngô, đỗ, lạc…
Trải qua thăng trầm của thời gian, ngôi nhà sàn 9 gian ở Tục Ngã dù đã hơn 100 năm tuổi vẫn vững chãi qua nhiều thế hệ, lưu giữ lại nhiều nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tày mà hiếm nơi nào có được.
Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, đời sống vật chất của nhân dân ngày một nâng cao. Những ngôi nhà cao tầng dần thay thế những ngôi nhà sàn cổ. Càng có nhiều những ngôi nhà bê tông mọc lên thì ngôi nhà sàn càng trở nên quý giá bởi giá trị văn hóa độc đáo.
Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã dành kinh phí để trùng tu, nâng cấp ngôi nhà sàn 9 gian độc đáo này. Ngày 29/5, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Thạch An khai trương “Điểm du lịch nhà sàn cổ 9 gian” ở xóm Tục Ngã. Đây cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá miền non nước Cao Bằng dành cho du khách.
Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất
Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Nhà sàn được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam" rộng gần 500m2 là một địa điểm được nhiều khách du lịch đến tham quan nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lối vào ngôi nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam.
Nằm nổi bật trong một quần thể du lịch nghỉ dưỡng tại TP Điện Biên Phủ, ngôi nhà sàn bằng gỗ lim nguyên khối đặt trong khuôn viên 2.000m2.
Ngôi nhà trên được hoàn thành vào năm 2014, sau hơn 2 năm thi công từ 500 khối gỗ lim cùng hàng chục nghìn ngày công của các nghệ nhân.
Tổng diện tích nhà sàn rộng tới 500m2 trong khuôn viên 2.000m2 cấu thành từ 500m3 gỗ lim
Theo lối kiến trúc của đồng bào dân tộc Thái, nhà sàn gỗ lim gồm có 7 gian khách, 3 gian mái mỗi gian rộng 3,8m cùng 25 bức chạm trổ trang trí nhiều hoa văn tinh xảo trên khung cửa sổ.
Ngôi nhà được các nghệ nhân chạm trổ các họa tiết. Từ "long, ly, quy, phụng", "tùng, cúc, trúc, mai" cho đến các loại chim thú, hoa lá... đều được khắc họa một cách sinh động, tinh xảo.
Nhà sàn lớn nhất Việt Nam vững chãi với hệ thống 64 cột. Trong đó, có 16 cột cái (đường kính từ 60 - 80cm, cao gần 12m) và 48 cột bao quanh (đường kính từ 35 - 40cm, cao 8m).
Các đế cột được đúc bằng đồng nguyên chất với tổng khối lượng 3,5 tấn. Nhà sàn có lan can bao quanh mặt trước và mặt sau, 15 bậc cầu thang lên xuống của 2 cửa chính với ý nghĩa thể hiện sự tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và nhân - sinh - quan cao đẹp.
Nhà sàn lớn nhất Việt Nam nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 4km.
Cột nhà được dựng từ gỗ lim nguyên khối hơn 900 tuổi.
Chủ đầu tư thuê người thợ lành nghề để hoàn thành ngôi nhà sàn trong 2 năm với những nét chạm trổ tinh xảo.
Họa tiết trên gỗ được chạm trổ nổi bật như một tác phẩm 3D.
Để tạo ra nét đồng nhất, đa số vật dụng trong nhà được làm từ gỗ.
Nhà sàn được thiết kế theo lối kiến trúc của đồng bào dân tộc Thái.
Mỗi ngày địa điểm này đón chào hàng trăm lượt khách tham quan.
Gỗ lim nguyên khối có tuổi đời hơn 900 năm được nhập khẩu từ nước ngoài về để dựng lên ngôi nhà sàn độc đáo.
Phú Thiện: Độc đáo nhà sàn mái tranh vách tre của người Jrai Kiểu nhà sàn mái tranh vách tre phổ biến trước đây của người Jrai ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) dần vắng bóng. Những ngôi nhà còn sót lại đã tạo nên nét văn hóa riêng, độc đáo trong kiến trúc nhà ở của người dân bản địa nơi đây. Nhờ được tu bổ thường xuyên nên trải qua gần 50 năm,...