Khám phá ngôi làng ma ở Trung Quốc
2.000 cư dân lần lượt bỏ đi đã khiến Houtouwan, một ngôi làng ở Trung Quốc trở thành nơi hoang vắng đến lạnh người.
Hơn 50 năm trước đây, khoảng 2.000 người dân gọi Houtouwan là nhà. Nhưng hiện tại, ngôi làng bị bỏ hoang, chỉ còn rất ít cư dân dám ở lại. Trong ảnh là một cư dân cũ của làng hành nghề hướng dẫn viên du lịch.
Nằm trên hòn đảo nhỏ trong quần đảo Zhousan ở cửa sông Dương Tử, Houtouwan men theo bờ biển xanh tươi tốt. Hơn nửa thế kỷ trước, ngôi làng luôn tấp nập đón những tàu đánh cá lớn ra vào. Houtouwan khá phát triển về nông nghiệp và giao thương.Tuy nhiên, tốc độ hiện đại hóa mau lẹ của đất nước đã biến hòn đảo thơ mộng thành một ngôi làng ma.
Đồ dùng cũ vương vãi khắp nơi.
Những bức ảnh do tác giả Damir Sagolj chụp cho Reuters đã cho thấy thiên nhiên chiếm lĩnh ngôi làng như thế nào trong vài thập kỷ qua.
Hiện tại, toàn bộ ngôi làng bị bao phủ bởi cây và dây leo.
Khung cảnh hoang tàn đầy ma mị đã khiến ngôi làng trở nên nổi tiếng và thu hút nhiều du khách trong vài năm trở lại đây. Những người đam mê chụp ảnh không phải thất vọng trước khung cảnh này.
Video đang HOT
Xu Yueding và vợ Tang Yaxue đã rời bỏ ngôi làng cách đây 20 năm. Bây giờ họ quay trở lại ngôi nhà cũ hàng ngày để chào đón du khách và bán nước đóng chai.
Dù bị bỏ hoang nhưng hầu hết các ngôi nhà đều vẫn trong tình trạng tốt.
Bức ảnh chụp phong bao lì xì màu vàng được dán trên tường như một lời nhắc nhở về những người từng sinh sống ở đây.
Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tới ngôi làng để chụp những tấm hình tuyệt vời.
Du khách đi bộ giữa những ngôi nhà phủ đầy cây. Ngôi nhà này đã cho thấy nhiều dấu hiệu của thời gian.
Quần áo trẻ em bị bỏ lại trên ghế sofa trong một ngôi nhà trống rỗng.
Mỗi năm trôi qua, dây leo lại mọc bao phủ thêm các ngôi nhà như &’nuốt chửng’ chúng trong sắc xanh tươi tốt.
Chỉ còn một vài người vẫn còn ở lại. Họ từ chối rời bỏ ngôi nhà quen thuộc.
Sun Ayue, một trong số ít các cư dân còn lại của Houtouwan, chuẩn bị bữa tối trong căn phòng nơi ông sống. Người đàn ông 59 tuổi này từng là một ngư dân.
Ông sống cô độc trong một ngôi nhà mà không cần tới điện.
Rất khó để băng qua ngôi làng nên du khách phải men theo những con đường chật hẹp đầy cây và dây leo giữa các ngôi nhà.
Hình ảnh ngôi làng chìm trong sương sớm.
Chỉ có thời gian mới biết làm thế nào để ngôi làng lại trù phú như hàng chục năm trước đây.
Theo Zing News
Cận cảnh sông Trường Giang dài nhất Trung Quốc
Con sông dài thứ 3 thế giới là nơi tử nạn của con tàu Ngôi sao Phương Đông chở 456 người tối 1/6, thảm họa hàng hải tồi tệ nhất ở Trung Quốc trong hơn 60 năm.
Một trong những con sông dài nhất thế giới: Trường Giang có nghĩa là "sông dài", còn có tên gọi khác là Dương Tử và nhiều tên khác tùy theo nơi nó chảy qua. Với độ dài hơn 6.300 km, đây là dòng sông dài nhất Trung Quốc và dài thứ 3 thế giới, chỉ sau sông Nile và sông Amazon. Sông chảy từ phía tây sang phía đông, từ những dòng sông băng ở cao nguyên Tây Tạng đến trung tâm tài chính Thượng Hải rồi đổ ra biển. Vào mùa hè, thỉnh thoảng sông có đợt lũ, một phần sông bị ô nhiễm trầm trọng do các nhà máy sản xuất công nghiệp. Ảnh: Interasia.
Chiều dài lịch sử: Trong nhiều thế kỷ, Trường Giang là con đường huyết mạch trong việc vận chuyển hàng hóa, được gọi là "đường thủy hoàng kim". Một phần sông rất nguy hiểm vì đá và mực nước lên xuống thất thường. Ngày nay, Trường Giang là con sông tấp nập các hoạt động đóng góp vào nền kinh tế của nhiều thành phố, làng mạc lân cận, bao gồm 5 thành phố lớn nhất Trung Quốc như cố đô Nam Kinh. Khu vưc trung ha du sông Trương Giang co khi hâu âm ap âm ươt, nươc mưa dôi dao, ruông đât mau mơ, la khu vưc co công nghiêp va nông nghiêp phat triên ơ Trung Quôc. Ảnh: Discoveryangtze.
Nơi thu hút khách du lịch: Sông Trường Giang là một trong những điểm du lịch hút khách nhất Trung Quốc. Những tour đi thuyền trên sông kéo dài 4-5 ngày từ Trùng Khánh được nhiều người lựa chọn để ngắm cảnh dọc bờ sông, và dừng lại ở các điểm du lịch nổi tiếng như đập Tam Hiệp, thành phố ma Phong Đô. Du khách còn có thể dạo bước ở thành cổ Kinh Châu, một nơi nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Kinh Châu có vị trí chiến lược về mặt quân sự, vì vậy trong thời Tam Quốc, các cuộc chiến đều có mục tiêu tranh giành địa bàn những quận này. Ảnh: Chinadiscovery.
Cầu Vu Sơn bắc qua sông Trường Giang là một trong những cây cầu lớn nhất thế giới, cao 180 m. Mỗi năm, hàng triệu du khách đi qua cây cầu này. Khi tàu cập bến gần đó, nhiều người còn thuê taxi lên cầu ngắm dòng sông hùng vĩ từ trên cao. Ảnh: Eric Sakowski.
Du khách còn có thể dạo bước ở thành cổ Kinh Châu, một nơi nổi tiếng trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa. Kinh Châu có vị trí chiến lược về mặt quân sự, vì vậy trong thời Tam Quốc, các cuộc chiến đều có mục tiêu tranh giành địa bàn những quận này
Đi ngược về phía tây sông Trường Giang là thắng cảnh Hổ Khiêu Hiệp (Tiger Leaping Gorge), một trong những hẻm núi sông sâu nhất thế giới. Hẻm núi gồm một con đường chính dài khoảng 22 km, với núi và thác nước hùng vĩ, hệ sinh thái phong phú, đa dạng. Ảnh: Escapeartistes.
Đập Tam Hiệp: Đây là công trình thủy điện lớn nhất thế giới với chiều cao 182 m và công suất năm 2010 vào khoảng 84 tỷ kWh, bắt đầu vận hành năm 2003 sau 9 năm xây dựng. Con đập gây nhiều tranh cãi vì lo ngại về địa chất và sinh thái ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng trăm nghìn người. Tuy nhiên, chính quyền khẳng định đây là cách tốt nhất để ngăn lũ dọc bờ sông. Một trong những trận lũ tồi tệ nhất lịch sử Trung Quốc gần đây xảy ra trên sông Trường Giang vào năm 1998 với 4.150 người thiệt mạng. Ảnh: Discovery.
Theo Zing
Cảnh đẹp hùng vĩ trên dãy Himalayas Đứng trên đỉnh núi, bạn có thể nhìn thấy thảm mây khổng lồ đang bay lơ lửng trên bầu trời, hay cảm nhận những tia nắng mặt trời chiếu xuống thật gần. Theo ngôn ngữ cổ, Himalayas nghĩa là "Nơi ở của tuyết", trải dài khắp lục địa châu Á, đi qua 5 quốc gia lớn là Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal...