Khám phá nền văn hóa Italy hấp dẫn qua các món ăn trứ danh
Nhắc về Italy, người ta thường nghĩ tới mỳ spaghetti dai ngon, bánh pizza phủ đầy phômai béo ngậy, những ly rượu vang hảo hạng vùng Tuscany trứ danh… Nhưng đất nước này có nhiều điều thú vị hơn thế.
Các món ăn kèm trong phần khai vị. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Italy vốn được mệnh danh là trung tâm của nền ẩm thực toàn cầu nhiều thế kỷ qua. Giờ đây, các món ăn đặc sắc của đất nước hình chiếc ủng này đã trở nên rất gần gũi và phổ biến trong đời sống của người dân thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chúng ta đã quen thuộc với Italy qua các món ăn như mỳ spaghetti dai ngon, bánh pizza phủ đầy phômai béo ngậy hay những ly rượu vang hảo hạng, sóng sánh thơm đầy quyến rũ… Ẩm thực chính là văn hóa. Và, chúng ta cùng khám phá văn hóa Itlay qua những câu chuyện về ẩm thực của quốc gia này.
Văn hóa ứng xử trên bàn ăn
Vào thế kỷ thứ 16, Galeazzo Florimonte – một vị giám mục tại làng Sessa Aurunca (miền Nam Italy) – đã đưa ra quy tắc ứng xử lịch sự trên bàn ăn và gọi nó là “Galateo de’ Costumi.” Mặc dù thuật ngữ “Galateo” ban đầu có nghĩa là một tính từ đặc trưng liên quan đến Galeazzo, nhưng thuật ngữ này hiện được dùng ở Italy để chỉ một bộ các quy tắc cần tuân theo trên bàn ăn, nhờ đó tạo ra những cách hành xử trang trọng và cao quý. Các quy tắc vẫn đang được áp dụng trong các sự kiện sang trọng tại các khách sạn cao cấp hay những bữa tiệc có khách đặc biệt.
Trước tiên hãy bắt đầu từ cách sắp xếp một bàn ăn: Nĩa nên được đặt phía bên trái của bát đĩa, với các mũi nhọn hướng vào giữa bàn; ngược lại, dao nên được đặt bên phải của đĩa và lưỡi dao quay vào phía trong hướng vào phía của đĩa. Dao nĩa dùng cho món tráng miệng đặt ở vị trí giữa bát đĩa và ly, theo chiều ngang, tay cầm hướng về phía người sử dụng – nó sẽ được đặt ở bên trái nếu là nĩa và bên phải đối với thìa và dao.
Bàn ăn bày kiểu Tây. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Cuối cùng, ly (cốc) chỉ nên sử dụng tối đa 5 ly: Ly lớn nhất dành cho nước lọc, những ly kích thước nhỏ hơn lần lượt dành cho rượu vang đỏ, rượu vang trắng và để ở phía trên bên phải của đĩa.
Thông thường, các ly dành cho đồ tráng miệng sẽ có kích cỡ nhỏ hơn vì thường dùng cho các loại vang cường hóa có nồng độ cồn cao, nên mọi người sẽ chỉ dùng lượng nhỏ với đồ tráng miệng. Loại vang này chỉ được đưa ra phục vụ khi bắt đầu món tráng miệng.
Về các quy tắc ứng xử trên bàn ăn, quy tắc đầu tiên có thể khiến mọi người bất ngờ đó là không được nói “Buon Appetito! (một lời chúc kiểu như “ăn ngon miệng nhé”) trước mỗi bữa ăn. Bởi người Itlay quan niệm, bữa ăn được coi là dịp để mọi người quây quần trò chuyện, và đồ ăn chỉ là cái cớ.
Vì vậy, việc chúc ăn ngon miệng trước mỗi bữa ăn có thể khiến mọi người hiểu sai ý nghĩa thực sự của bữa ăn, cho rằng đồ ăn quan trọng hơn việc trò chuyện, kết nối mọi người với nhau. Điều thứ hai, người đầu tiên dùng bữa phải là chủ nhà hoặc chủ của bữa tiệc.
Pizza Ý giờ đây nổi tiếng khắp thế giới. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Khi ăn, khăn ăn cần được đặt trên đầu gối hoặc ở trên bàn, và khuỷu tay không được đặt trên bàn. Khi ai đó muốn tạm dừng ăn, cần đặt dao và nĩa trên đĩa theo chiều kim đồng hồ chỉ lúc 4 giờ 20 phút; còn muốn kết thúc bữa ăn, dao, nĩa nên được đặt dọc theo chiều ngang của đĩa.
Quy tắc này dường như khác hẳn thói quen kết thúc bữa ăn của người Italy bằng “Scarpetta” – tức là dùng tay hoặc nĩa xiên qua mẩu bánh mỳ để lấy sạch phần nước sốt còn sót lại trên đĩa.
Các món không thể thiếu trên bàn ăn
Người Italy không chỉ có những công thức nấu ăn độc nhất vô nhị mà họ còn tạo dựng được những thói quen, quy tắc và thậm chí cả thứ tự ăn cho riêng mình. Trước khi bắt đầu một bữa thịnh soạn, thứ chúng ta phải nhìn thấy đầu tiên và bắt buộc trên bàn là bánh mỳ, thường ăn kèm với hỗn hợp dầu ô-liu và dấm “pinzimonio.”
Tuy nhiên, bánh mỳ chỉ là đồ ăn kèm, Antipasto mới là món khai vị cho bữa ăn. Thông thường, Antipasto có thể là một đĩa thịt muối (cold cut) như salame (salami), mortadella (xúc xích lớn) hay prosciutto (giăm bông treo khô), ăn kèm với phômai và bánh mỳ, hoặc có thể là cá hồi hoặc cá ngừ, hoặc bruschetta (lát bánh mỳ nướng, xát trên mặt với tỏi, dầu ôliu, muối, tiêu).
Mỳ Ý được dùng trong món chính của bữa ăn Italy. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Sau khai vị là món Primo (có nghĩa là “đầu tiên”), đây là món chính nóng và thường “nặng” hơn món khai vị. Món Primo có thể có những nguyên liệu cao cấp và sang trọng như nấm truffle hoặc hải sản. Các món Primo phổ biến là: Cơm risotto, mỳ gnocchi, súp, mỳ lasagna, các loại mỳ Ý hoặc nước canh…
Theo sau món đầu tiên là đến Secondo (món thứ hai). Ở Secondo bạn sẽ có cả “vùng trời” các món ăn từ thịt và hải sản để lựa chọn. Tùy thuộc vào menu của mỗi vùng có thể có đủ các loại thịt được chế biến theo nhiều cách khác nhau, từ xúc xích cho đến thịt quay, thịt nướng; hay đủ các loại hải sản như cá, tôm, tôm hùm hoặc một số loại hải sản “thịt”…
Thường chúng ta chỉ cần ăn một món Secondo là vừa no, tuy nhiên nếu bạn là người đam mê thưởng thức, bạn có thể gọi thêm một món Secondo nữa và sẽ được phục vụ kèm thêm món làm sạch khẩu vị.
Đi cùng với các món Secondo thường là Contorni (các món phụ ăn kèm), phổ biến là các món có nguồn gốc từ thực vật. Chắc chắn một thứ không thể thiếu trên bàn ăn của người Italy là rượu vang với vô cùng nhiều lựa chọn phụ thuộc vào từng món ăn.
Đến đây menu cũng đã khá “dày,” song văn hóa ẩm thực Italy được thể hiện ở chỗ, cho dù họ đã ăn như thế nào thì vẫn phải để dành bụng cho Dolce, món tráng miệng. Có rất nhiều lựa chọn bánh như: tiramisu, bánh ngọt, bánh pie hay panna cotta.
Video đang HOT
Nếu muốn thứ gì đó nhẹ nhàng và giúp làm sạch miệng hơn thì bạn có thể dùng đá bào (sorbet) hoặc kem. Ngoài ra, tại Italy còn có loại bánh mang cái tên rất thú vị và dễ thương Torta della Nonna (có nghĩa là “bánh của bà”) ngon tuyệt.
Món thứ hai trong bữa ăn kiểu Italy thường là các món từ thịt hoặc hải sản. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Những quan niệm mê tín
Cho dù có truyền thống và bề dày lịch sử ẩm thực lâu đời, lại gắn liền những quy tắc nghiêm ngặt và cầu kỳ, thì quan niệm trên bàn ăn của người dân Italy vẫn nảy sinh những điều mê tín kỳ lạ hiếm thấy ở các quốc gia khác.
Có một câu nói từ xa xưa của người Italy rằng: “Tin vào những điều mê tín khiến bạn trở nên ngốc nghếch, nhưng vận xui sẽ tìm đến bạn nếu bạn không tin vào nó.”
Thời xưa, khi con người còn ăn bốc, thậm chí đã sinh ra những quy tắc mê tín gắn liền với chúng, như việc chỉ được dùng bàn tay phải để lấy thức ăn vì bên phải là bên của Thiên Chúa/Thần linh, còn bên trái là của quỷ dữ nên bàn tay trái được dùng để vệ sinh thân thể. Cho tới sau này khi người ta dùng dao nĩa thì quy tắc này mới dần được bỏ đi.
Thời xưa, muối là thứ gia vị quý giá, nên lãng phí muối được coi là điềm xấu. Có giai thoại gắn liền với điều này là câu chuyện về Giuda (môn đệ của Chúa), người được cho đã làm rơi vãi muối trước khi ông phản bội lại người thầy của mình trong “Bữa tiệc ly.”
Rượu vang cũng là một trong những “đặc sản” của Italy. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Nếu chẳng may muối rơi ra ngoài, để hóa giải vận xui từ ma quỷ ta cần ném một nhúm muối về phía vai bên trái của mình – phía của ma quỷ để làm mù mắt nó.
Dầu ôliu cũng rất quý và việc làm đổ dầu oliu cũng mang lại điều xui xẻo. Để hóa giải vận xui chỉ cần rắc lên phần dầu ôliu đó một ít muối kỳ diệu.
Điều tối kỵ trên bàn ăn là không được phép di chuyển lọ muối hoặc chai dầu ôliu khỏi mặt bàn để đưa từ tay người này sang tay người khác, mà chúng phải được giữ nguyên ở trên mặt bàn để mọi người có thể tự tay mình lấy.
Tuy có khá nhiều điều mê tín dị đoan trên bàn ăn của người Italy, nhưng không phải điều mê tín nào cũng mang ý nghĩa xấu mà còn có nhiều điều kỳ lạ được người dân cho rằng sẽ mang lại phúc lành.
Một tiệm Pizza có không gian mở ở Hà Nội, chuyên làm đế bánh tươi, mỗi khi khách gọi mới bắt đầu nướng bánh. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Như việc ăn cá lăng vào ngày đầu tiên của tháng Giêng được cho là sẽ mang đến tiền tài trong năm mới. Rượu vang bị đổ ra bên ngoài mang lại may mắn, và việc nhúng ngón tay vào phần rượu vang rơi trên khăn trải bàn rồi chấm sau tai sẽ khiến nhiều người trở nên sung túc, giàu sang.
Có thể nói, văn hóa Itlay qua những câu chuyện về ẩm thực của quốc gia này thực sự hấp dẫn và đôi khi gây bất ngờ. Nhưng chính vì những điều thú vị đó mà ẩm thực của đất nước hình chiếc ủng này mới có sức lan tỏa mạnh mẽ đến vậy, tạo nên một nền văn hóa riêng có mang đậm bản sắc./.
Những mâm cơm của hội sinh viên khéo tay hay làm
Nhìn những mâm cơm của các bạn sinh viên khéo tay này bạn sẽ không thể không ngưỡng mộ. Qua rồi thời học xa nhà ăn uống kham khổ, sinh viên bây giờ tự nấu cơm còn đỉnh hơn nhà hàng
Với những sinh viên phải sống xa nhà, cuộc sống tự lập, không có bố mẹ chăm lo thực sự chẳng hề dễ dàng. Do cần tự quản lý các khoản chi tiêu nên nhiều bạn trẻ còn đau đầu mỗi khi nghĩ cách tiết kiệm tiền, đặc biệt là trong chuyện ăn uống. Thành ra, nhắc đến cơm sinh viên, nhiều người sẽ nghĩ đến những bữa ăn đạm bạc, thực phẩm giản dị, thậm chí kém dinh dưỡng...
Nhưng đó chắc là ngày xưa thôi, chứ các bạn sinh viên bây giờ cũng chú trọng việc ăn uống lắm. Kể cả không thể ăn uống sang chảnh như ở nhà, họ cũng sẽ cố gắng cải thiện từng bữa ăn. Một trong số những biện pháp hiệu quả nhất chính là tự nấu nướng. Nhìn những mâm cơm của hội sinh viên khéo tay hay làm dưới đây, bạn chắc chắn sẽ nuốt nước bọt ừng ực cho mà xem.
Cô sinh viên tên Trần Kim Duyên, hiện đang là sinh viên năm 3 của Học viện Tài chính là một ví dụ điển hình. Hơn 2 năm đi học xa nhà là quãng thời gian Duyên tự mày mò học nấu nướng để an ủi cái bụng của mình
Hàng ngày, Duyên và bạn ở trọ - bạn thân của cô từ năm cấp 3 sẽ phân công nhau ai về sớm thì nấu hoặc mỗi đứa nấu một bữa. Mỗi dịp cuối tuần, khi đều rảnh thì cả hai tập trung làm một bữa hoành tráng.
Phần lớn thực phẩm được cả hai mang từ quê lên, thiếu thì đi chợ thêm nên chi phí chỉ rơi vào tầm 65-70k/bữa.
Ngoài những món ăn thông thường, 2 cô sinh viên này còn thường "bày vẽ" nhiều món khác như pha trà sữa, ngâm chân gà, làm sữa chua rồi làm bún chả, kimbap, súp gà... để đổi bữa.
Cùng sở thích như Duyên còn có cô bạn Nguyễn Nam Phương (22 tuổi), sinh viên năm 4 trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Đối với Nam Phương, nấu ăn như một sở thích lớn mà cô nàng được vun đắp từ năm lớp 7 sau những lần đứng nhìn mẹ nấu. Là cơm sinh viên thật đấy nhưng bữa nào Phương nấu cũng phải có đủ protein, chất xơ, tinh bột, hoa quả.
Phương thường đi chợ 2-3 ngày 1 lần để tiết kiệm thời gian. Về chi phí, mỗi bữa cơm Nam Phương nấu thường có giá dao động từ 30-70k. Tuy nhiên, thỉnh thoảng khi mời bạn bè về nhà làm nồi lẩu hay chầu nướng thì cô bạn cũng chơi lớn chi hẳn 200-300k.
Cô nàng sinh viên này luôn cho rằng là con gái thì nên biết nấu ăn, vì nó sẽ là một lợi thế trong tương lai.
Phải xài chung bếp với người khác nhưng cô bạn du học sinh Singapore tên Nguyễn Thái Hồng Ngọc (nickname Sue) này cũng nấu được những món ngon ra trò.
Để tiết kiệm thời gian, Sue thường chuẩn bị sẵn nguyên liệu trước rồi chia nhỏ bỏ tủ lạnh mỗi bữa ăn dần. Bởi thế, mỗi bữa, Sue chỉ mất tầm 15-20 phút để nấu.
Những lúc rảnh rỗi Sue mới bày biện nấu món Việt vì nó khá phức tạp và cần nhiều thời gian chăm chút. Còn lại, cô bạn thường nấu nhanh các món như mỳ Ý, mì xào, sandwich...
Sue cho biết mỗi bữa ăn, cô bạn thường tiêu tốn khoảng 3-5 SGD (khoảng 50-90.000 đồng). Mức giá này rẻ hơn rất nhiều so với việc ăn ngoài nên đã giúp Sue tiết kiệm kha khá tiền khi đi du học.
Chỉ có một cân giò mà biến tấu được 1001 món thì chắc chắn đó chính là cô bạn sinh viên có tên Tuyết Ánh (sinh viên năm 2 ĐH Kinh tế quốc dân này) rồi.
Mâm cơm của Tuyết Ánh dành cho 3 người, cô và 2 bạn nữ khác cùng phòng trọ. Dù mang tiếng cơm sinh viên thật đấy nhưng bữa ăn nào của 3 cô gái này cũng đảm bảo đầy đủ có 2-3 món mặn, 1 món rau và 1 đĩa hoa quả tráng miệng.
Được biết, mỗi bữa ăn, cả 3 chi hết từ 90.000 đồng - 100.000 đồng, tính ra mỗi người vẫn được ăn rẻ và đảm bảo hơn nhiều so với việc ra hàng quán.
Những món ăn cho giới nhà giàu Nấm Truffle, trứng cá muối Caviar, gan ngỗng béo Foie Gras có hương vị thơm ngon, đặc trưng với giá thành cao, cách chế biến cầu kỳ. Ẩm thực thế giới ngày càng có nhiều món ăn ngon, tuy vậy, vị thế của món nấm Truffle, trứng cá muối Caviar hay gan ngỗng béo Foie Gras chưa bao giờ bị lung lay, không...