Khám phá mới thay đổi cách hiểu về nguồn gốc của những bức tượng bí ẩn trên Đảo Phục Sinh
Trong hàng trăm năm, họ đứng nhìn trong im lặng: “Moai”, một liên minh bí ẩn gồm gần 1.000 bức tượng nguyên khối được chạm khắc, được dựng lên trên khung cảnh biệt lập của Đảo Phục Sinh (Rapa Nui).
Cho đến mới đây, một nghiên cứu quốc tế cung cấp những hiểu biết mới về những gì Moai có thể đại diện cho những người dân đảo, những người đã đào mỏ để khai thác và khắc những bức tượng khổng lồ này.
Các nhà khảo cổ vừa tìm ra lời giải cho sự tồn tại của những bức tượng bí ẩn trên Đảo Phục sinh, Chile.
Hơn 90% các bức tượng Moai được sản xuất tại một mỏ đá tên là Rano Raraku – một miệng núi lửa mà tại đó nó chiếm chưa đến 1% tổng diện tích của hòn đảo, nhưng đó lại là nguồn đá duy nhất được sử dụng để tạo ra những hòn đá khổng lồ của hòn đảo sử dụng để điêu khắc.
Tuy nhiên, Rano Raraku không chỉ đơn thuần là đá, dựa trên phân tích các mẫu đất lấy trong khu vực.
“Có những thứ thực sự mà tôi không bao giờ nghĩ sẽ có ở đó, chẳng hạn như canxi và phốt pho”, nhà nghiên cứu địa lý học Sarah Sherwood từ Tennessee giải thích.
Video đang HOT
Theo nhóm nghiên cứu, khu vực mỏ đá này là một khu công nghiệp được sử dụng để sản xuất và lưu trữ tạm thời Moai trước khi được vận chuyển đến các địa điểm khác trên đảo.
Tuy nhiên, gần 400 tảng đá nguyên khối vẫn còn trong mỏ đá, và một số được chôn trong đất với sự hỗ trợ từ các cấu trúc đá kiên cố cho thấy vị trí này không phải là tạm thời.
“Ở mọi nơi khác trên đảo, đất đã nhanh chóng bị bào mòn, xói mòn, bị ăn mòn do trồng các loại thực vật. Nhưng trong mỏ đá, với dòng chảy nhỏ liên tục của các mảnh nhỏ của đá gốc được tạo ra bởi quá trình khai thác, có một hệ thống phản hồi hoàn hảo về nước, phân bón tự nhiên và chất dinh dưỡng”, Sherwood nói.
Ngoài bằng chứng về độ phì nhiêu của đất, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy dấu vết của các loại cây trồng cổ trong các mẫu, bao gồm chuối, khoai môn, khoai lang và dâu.
Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng bên ngoài việc sử dụng mỏ đá để sản xuất Moai, những dư dân ở Đảo Phục sinh còn tận dụng không gian như một nơi để trồng thực phẩm họ cần, tận dụng đất trồng trọt giàu có của Rano Raraku, nơi sẽ sản xuất năng suất cao hơn với chi phí lao động thấp hơn.
“Chúng tôi đưa ra đề xuất mới dựa trên những dữ liệu này, và dựa trên nghi thức của Rano Raraku và các tài nguyên như cự thạch, trầm tích Rano Raraku là một hàng hóa có giá trị và được bảo vệ. Đất có thể đã được vận chuyển từ Rano Raraku để làm giàu cho những khu vực cần tăng năng suất”, các tác giả giải thích thêm.
“Nghiên cứu này hoàn toàn thay đổi ý tưởng rằng tất cả các bức tượng ở Rano Raraku chỉ đơn giản là chờ vận chuyển ra khỏi mỏ đá. Moai ở Rano Raraku đã được giữ lại để đảm bảo tính chất thiêng liêng của chính mỏ đá. Moai là trung tâm của ý tưởng về khả năng sinh sản, và ở Rapa Nui tin rằng sự hiện diện của chúng ở đây đã kích thích sản xuất thực phẩm nông nghiệp”, nhà khảo cổ học Jo Anne Van Tilburg từ UCLA nói.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Phát hiện khu chế tác áo giáp bằng đá cho lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Loại đá phát hiện tại một khu vực ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc có tính chất tương tự như đá được trên các áo giáp trong lăng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nước Tần.
Khai quật tại một hố mai táng phía tây bắc thành phố Tây An, nơi có một đội quân bằng đất nung canh giữ lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây phát hiện tại tỉnh Thiểm Tây có một khu vực được cho là cơ sở chế tác ra những tấm áo giáp được ghép từ những mảnh đá tương tự như áo giáp trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Ngày 4/12, Viện Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây cho biết khu vực trên rộng 100m2, được phát hiện nằm trong khu bảo tồn tại quận Tần Đô, thuộc thành phố Hàm Dương.
Loại đá tại đây có tính chất tương tự như đá được trên các áo giáp trong lăng Hoàng đế Tần Thủy Hoàng của nước Tần (221-207 trước Công nguyên).
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều vật liệu để chế tác áo giáp như đá, vật liệu đang gia công, phế phẩm và các công cụ như dao, dùi và khoan sắt...
Năm 1998, các nhà khảo cổ đã phát hiện một khu vực chôn áo giáp ghép từ các mảnh đá của lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Năm 2001, các chuyên gia tìm thấy một khu vực được cho là một trong những cơ sở chế tác áo giáp từ đá nằm cách khu lăng mộ 4,5km về phía Bắc.
Tháng Bảy vừa qua, các nhà nghiên cứu lại phát hiện những tàn tích tương tự tại địa điểm cách lăng 40km.
Khu vực mới phát hiện đã làm phong phú hơn những phát hiện trong lăng mộ vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa và góp thêm tư liệu mới cho quá trình nghiên cứu các chức năng của khu vực phía Bắc lăng mộ./.
Nguyễn Hằng
Theo vietnamplus.vn
Kịch tính cảnh sư tử mẹ cứu con thoát vũng lầy Nhận thấy sư tử con có nguy cơ bị đàn trâu sắp tới dẫm lên, sư tử mẹ cứu con mình ra khỏi vũng lầy một cách nhanh chóng. (Nguồn Daily Mail) Cặp vợ chồng nhiếp ảnh gia Laurent Renaud và Dominique Haution trong thời gian tham quan ở khu bảo tồn động vật hoang dã Masai Mara, Kenya, Nam Phi đã chụp...