Khám phá Mị Lực Vô Song trước giờ mở cửa
Mị Lực Vô Song đã mở cửa close beta vào 10 giờ sáng nay.Là tựa game nhận được nhiều kỳ vọng của Nhà phát hành và liên tục có nhiều chiêu trò bất ngờ thu hút sự chú ý của dư luận – Mị Lực Vô Song có những điểm đột biến gì để lôi cuốn người chơi? Chúng tôi đã có cơ hội trải nghiệm tựa game này ngay tại máy chủ test của VTC Online ngay trước giờ game mở cửa máy chủ, chính thức close beta vào lúc 10h sáng nay.
Về vấn đề Việt hóa và chuyển ngữ, Mị Lực Vô Song xứng đáng nhận được một điểm cộng. Lời thoại, hình ảnh, hướng dẫn nhiệm vụ, giao diện game đều được thể hiện bằng thứ tiếng Việt ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, đội ngũ dịch thuật Mị Lực Vô Song sử dụng khá nhiều từ ngữ mang tượng thanh, tượng hình, giàu xúc cảm giúp chuyển tải trọn vẹn đặc trưng văn phong tiên hiệp tình duyên, khiến người dễ dàng “thấm” được nội dung game.
Ngoài ra, hệ thống tính năng hướng dẫn tân thủ được thiết kế khá chi tiết và rõ ràng, giúp người chơi dễ dàng làm quen với đặc trưng, lối chơi của Mị Lực Vô Song. Ở những cấp độ đầu tiên, game thủ chỉ cần mất từ 15 – 20 phút đã đạt được cấp độ 20. Ở mỗi cấp độ, game tích hợp những mức hỗ trợ, phần thưởng tương xứng, kích thích người chơi hứng thú, gắn bó hơn.
Nhìn chung, đồ họa của game khá mượt mà, trau chuốt. Tuy đồ họa của game chỉ là 2.5D nhưng nhân vật, bối cảnh, hiệu ứng, kỹ năng… rất bắt mắt, sinh động và tinh tế. Các chi tiết bối cảnh được trau chuốt kỹ lưỡng tạo nên tổng thể hài hòa.
Về gameplay, tham gia vào game người chơi sẽ được chọn lựa 3 thế lực là Hiên Viên, Xi Vưu, Thần Nông với ba loại vũ khí chính là cung, trượng và kiếm. Mị Lực Vô Song sở hữu hệ thống nhiệm vụ phong phú, phụ bản đa dạng, nhiều cấp độ hứa hẹn sẽ tạo nhiều cảm xúc cho gamer.
Thông tin chi tiết về game xin vui lòng xem thêm tại: http://ml.go.vn.
Một số hình ảnh khác trong game:
Video đang HOT
Theo VNE
Không để doanh nghiệp game online phải "làm chui"
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn yêu cầu cơ quan chức năng cần rà soát sớm các hồ sơ xin cấp phép game mới đã nộp lên Bộ, chấm dứt tình trạng DN phải suốt ngày nơm nớp hoạt động theo kiểu "anh hùng núp" như hiện nay.
Cụ thể, Bộ sẽ tiến hành rà soát những hồ sơ đã nộp để đưa ra phương án xử lý, ưu tiên các game "sạch", có tính văn hóa và không gây phản ứng trong xã hội. Giải pháp này được nhấn mạnh là để giải quyết tình trạng vi phạm quá phổ biến, "đụng đâu sai đấy" như Thanh tra Bộ đã chỉ ra.
Quản lý hay thả nổi?
Trước đó, sau khi nêu bật tình cảnh khó khăn, "khủng hoảng" mà doanh nghiệp đang lâm phải, Tổng Giám đốc FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa đã "kiến nghị khẩn thiết" cơ quan quản lý, mà cụ thể ở đây là Bộ TT&TT cần sớm cấp phép game mới trở lại để doanh nghiệp được "sống trong pháp luật". "Doanh nghiệp đang rất cần sự quản lý, định hướng từ Bộ để ngành game có thể phục hồi, phát triển".
Cũng than khó nhưng ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG lại có quan điểm khác về chuyện quản lý. Nhận định thẳng thắn rằng tư duy quản lý của Việt Nam hiện đang đi sau thế giới rất nhiều, ông Minh cho rằng không nên quản lý theo kiểu cấp giấy phép mới được tham gia thị trường. "Tại sao VNG ra nước ngoài không cần xin phép cũng phát hành game được", trong khi ở VN thì phải chờ đợi trong mỏi mòn? Theo đại diện VNG thì Việt Nam nên cân nhắc tiêu chuẩn phân loại theo độ tuổi ESRB mà Mỹ và rất nhiều nước khác đang áp dụng để cởi trói cho thị trường.
"Số lượng game vào VN càng ngày càng nhiều mà quy trình thẩm định thì phức tạp, nhiều khâu, hồ sơ yêu cầu đủ loại giấy tờ", ông Minh diễn giải cho đề xuất "gỡ bỏ quản lý" của mình. "Nếu cấm thì cần cấm rất cụ thể như cờ bạc ăn tiền, kích động chính trị. Nhưng cấm thì phải đi kèm với xử phạt nghiêm và siết quản lý các phòng Internet công cộng".
Đại diện VTC Online, ông Phan Sào Nam đồng tình rằng, việc Bộ ngừng cấp phép game online từ tháng 8/2010 là một bước ngoặt lớn của thị trường game trực tuyến và gây ra sự bất ổn cho công việc kinh doanh của hàng loạt DN nội, song khác với vị đồng nghiệp của VNG, ông Nam cho rằng, quản lý vẫn là điều cần thiết.
Chỉ có điều, sự quản lý không phải để hạn chế mà cần lái thị trường đi đúng hướng, ông Nam nhấn mạnh. Cụ thể, những khái niệm đang mở như thế nào là bạo lực cần được làm rõ, để doanh nghiệp trước khi nhập game về có thể biết được game định nhập có nằm trong diện bị cấm hay không.
Bên cạnh đó, ông Nam cũng đề xuất mô hình quản lý 20-80, trong đó, 20% các doanh nghiệp game được coi là "nhóm đại gia" kiểm soát khoảng 80% thị phần cần có chính sách quản chặt hơn, nhưng bù lại cũng có những ưu đãi, cơ chế tạo điều kiện nhất định vì nhóm này có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường, đến xã hội. Nhóm 80% doanh nhỏ còn lại chỉ nắm khoảng 20% thị phần có thể quản lý linh động hơn.
Mong được bảo hộ
Là người đầu tiên tại Hội thảo nêu lên vấn đề về bảo vệ ngành, ông Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số khẳng định, các chính sách quản lý hiện nay chưa hề bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước làn sóng tràn vào của doanh nghiệp nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp nội phải xin phép nhiều lần, chịu nhiều sự ràng buộc về quy định của pháp luật thì ngược lại, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại điềm nhiên cung cấp dịch vụ tại Việt Nam mà chẳng cần giấy phép. Họ cũng không phải nộp thuế cho Chính phủ, gây thất thoát tới hàng tỷ đồng cho phía Việt Nam.
Ông Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số. Ảnh: Mạnh Vỹ (vietnamnet)
Quan điểm này nhanh chóng nhận được sự tán đồng từ phía FPT, VNG và VTC Online. Trong khi ông Khoa nhấn mạnh về việc cần một cơ chế bảo vệ các doanh nghiệp nội đang hoạt động hợp pháp, ít nhất là tạo một môi trường hợp lý, khách quan để doanh nghiệp nội sống được và cạnh tranh công bằng với DN nước ngoài, thì ông Minh than thở thẳng rằng doanh nghiệp nội đang bị "bảo hộ ngược".
Theo phân tích của ông Minh thì chỉ 1,2 năm nữa, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có thể thoải mái nhảy vào thị trường mà không chịu sự quản lý chặt chẽ, ràng buộc từ phía cơ quan quản lý VN. Nếu cứ giữ cơ chế quản lý như hiện nay thì DN nội "chắc chắn là chết" vì không có lợi thế gì mà cạnh tranh với các ông lớn quốc tế. Kiến nghị của đại diện VNG là Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi để phát triển game online thành một ngành công nghiệp mạnh giống như các nước láng giềng như Trung Quốc và Hàn Quốc, cả về nhân lực, vốn, thuế....
Tuy nhiên, ông Phan Sào Nam cho rằng, kỳ vọng vào sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ tại thời điểm khó khăn này là không khả thi, khi mà còn có rất nhiều ngành khác cần ưu tiên giải cứu trước. Cái mà các DN game nội cần lúc này là "sự hỗ trợ về mặt chính danh". Chỉ cần xã hội đánh giá một cách công tâm về game online là "doanh nghiệp đã có cơ hội phát triển".
Bảo hộ nhưng vẫn phải mạnh
Trên thực tế, không chỉ các doanh nghiệp mà bản thân đại diện cơ quan quản lý cũng tỏ ra ủng hộ việc bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp game nội. Nói như lời Giáo sư Dương Trung Quốc, thành viên Hội đồng thẩm định trò chơi trực tuyến thì những ý kiến của người trong cuộc khá trùng khớp với quan điểm của nhà quản lý, đó là quản lý để phát triển chứ không phải để ngăn chặn.
Nếu nhìn từ góc nhìn này thì sự thẩm định, theo ông, phải chăng cũng là một rào cản cho DN nội, bởi VN đang hòa nhập thế giới nhưng lại luôn đặt ra những cơ chế đặc thù riêng, theo kiểu "Việt Nam là thế mà!". Giáo sư cho rằng, chỉ trừ những trường hợp đặc biệt mới nên tạo ra quy định riêng, bởi khi rào cản WTO bị nới hết thì các giải pháp quản lý truyền thống chưa chắc đã có hiệu quả, và việc mà cơ quan quản lý cần ưu tiên hàng đầu là nguy cơ đánh mất vị thế sân nhà, nguồn thu bị chảy máu vì doanh nghiệp nội không được bảo hộ đúng mức.
Bản thân ông Hùng, Chánh thanh tra Bộ TT&TT cũng tâm sự, cơ quan quản lý không hề vui vẻ khi phải xử phạt các doanh nghiệp game nội "bấm bụng" kinh doanh game không phép, khi mà game lậu của các doanh nghiệp nước ngoài đang được lưu hành tràn lan và người chơi có thể dễ dàng nạp tiền thông qua thẻ cào. Trong khi đó ở Hàn Quốc, các doanh nghiệp game đều được nhà nước hỗ trợ mạnh về nhân lực, về vốn, về quảng bá.... Một trong những kiến nghị chính của Thanh tra Bộ tại Hội thảo, chính là cần có chính sách hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp nội dung số, game nội, tạo điều kiện để họ có đầy đủ nguồn lực kinh doanh, cạnh tranh trên sân nhà.
Bình luận về chuyện "trong nước - ngoài nước", Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nhấn mạnh rằng, bảo hộ hay không không phải là mấu chốt vấn đề, mà bản thân các doanh nghiệp game nội cần phải mạnh trước đã. "Tại sao các nước làm được mà Việt Nam thì không?", Thứ trưởng phản biện. Trung Quốc bảo hộ game trong nước rất chặt, nhưng không thể phủ nhận KingSoft đã lồng lịch sử và văn hóa Trung Hoa vào game rất khéo. Trong khi đó, Thuận Thiên Kiếm dù được đầu tư lớn, ra mắt rầm rộ nhưng lại không thành công? "Vì sao không thành công thì VNG và các doanh nghiệp game trong nước phải tự rút ra bài học cho mình. Game hoành tráng mà không có người chơi thì cũng không cạnh tranh được. Nếu người chơi trong nước còn không chơi thì mục tiêu xuất ngoại tính sao?", hàng loạt câu hỏi được Thứ trưởng nêu ra.
Theo VNE
Tìm hiểu về sản phẩm gây tranh cãi MU Returns MU online phiên bản Việt Nam được công ty FPT Online mua bản quyền và phát hành ở nước ta, gần đây công ty này đang có những động thái tuyên chiến với MU Returns khi mà có thông tin sản phẩm trên sẽ được phát hành tại Việt Nam trong thời gian tới dưới lá cờ của công ty VTC Online. MU...